Đình Bình Thủy là một nơi tín ngưỡng, tâm linh đối với người dân quận Bình Thủy nói riêng và Cần Thơ nói chung. Công trình đã có tuổi đời hơn 150 năm nhưng vẫn giữ nguyên được các đường nét kiến trúc xưa. Vậy nơi đây có gì mà người dân cũng như du khách lại muốn đến tham quan và viếng thăm? Mời bạn cùng Mogi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Đình Bình Thủy Cần Thơ
Đình Bình Thủy (hay còn gọi tên khác là Đình Long Tuyền) là một biểu tượng đặc biệt của văn hóa miền Tây Nam Bộ và miệt vườn Cần Thơ. Ngôi đình này thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc cổ điển và các giá trị lịch sử. Dưới đây là những thông tin sơ lược về sự hình thành cũng như lối kiến trúc của ngôi đình này. Bạn đọc có thể tham khảo ngay!
Xem thêm: Vườn Trái Cây Chín Hồng – Miệt Vườn Đẹp Nhất Tại Xứ Tây Đô
Quá trình hình thành Đình Bình Thủy
Tính đến thời điểm hiện tại thì Đình Bình Thủy đã trải qua 2 lần xây dựng và 1 lần trùng tu:
- Vào năm Giáp Thìn 1844
Làng Long Tuyền đã phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên đó là bão và lũ lụt tàn phá dữ dội. Những trận bão ấy đã làm tan hoang những ngôi nhà, ruộng vườn và khiến cho người dân phải chịu đói và rét. Sau khi cơn thiên tai kia trôi qua, người dân đã quyết định trở về làng và tập trung vào việc làm ăn để khắc phục tình hình khó khăn.
Với sự đoàn kết mà dân làng đã ngày càng tập trung về đây nhiều hơn và bắt đầu xây dựng ngôi đình từ tre và gỗ. Ngôi đình này được xây dựng tại Cồn Linh (tên trước kia của Đình Bình Thủy), vùng đất mà họ tin rằng có sự thần linh phù hộ. Đây là nơi họ cầu nguyện để mưa thuận gió hòa để giúp mọi người trong làng được yên bình và đủ đầy.
Xem thêm: Cầu Tình Yêu Cần Thơ Có Gì Chơi? Địa Điểm Checkin Đẹp Nhất
- Vào năm Quý Sửu 1853
Vào năm thứ 5 triều vua Tự Đức (1852) đã có một sự kiện quan trọng xảy ra tại làng Bình Thủy. Lúc này, một quan quyền cao cấp tên là Huỳnh Mẫn Đạt được giao nhiệm vụ đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền. Khi thuyền tiến gần Cồn Linh thì gặp phải một trận cuồng phong lớn làm cho mọi người trên thuyền đều hoảng sợ. Quan đại thần đã ra lệnh cho thuyền nấp vào vàm rạch Bình Thủy, đảm bảo sự an toàn của mọi người trên thuyền.
Sau khi vượt qua sự cố nguy hiểm đó, quan đại thần đã tổ chức một bữa tiệc kéo dài ba ngày cùng với người dân trong làng. Nhân dịp này, ông đã quyết định đổi tên của Cồn Linh thành Bình Thủy, với ý nghĩa là “dòng nước bình ổn” và từ đó người dân tại đây gọi ngôi đình này là đình Bình Thủy.
Xem thêm: Vườn Trái Cây Ba Cống: Miệt Vườn Đẹp Nhất Cần Thơ Không Thể Bỏ Qua
Khi trở về triều đình, quan đại thần cùng vua Tự Đức đã xin ban sắc phong thần cho làng Bình Thủy. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1852 (năm Nhâm Tý), vua đã ban sắc phong thần cho làng và đặt tên là “Bổn Cảnh Thành Hoàng.”
Sau khi được sắc phong của nhà vua, dân làng đã cùng nhau xây dựng lại đình lần thứ hai vào năm 1853. Lần này, họ đã sử dụng ngói để lợp phía trước của đình và xây thêm một nhà vỏ ca. Khu vực này thường được sử dụng làm nhà hát bộ với một sân khấu nhỏ bằng gỗ để tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật cho bà con thưởng thức.
Xem thêm: Nhà cổ Bình Thủy: Biểu Tượng Sự Phồn Thịnh Của Cần Thơ
- Vào năm Kỷ Dậu 1909
Vào năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận đã nhận thấy rằng ngôi đình ở làng Bình Thủy đang trên bờ vực sụp đổ. Ông đề nghị di dời đình đến một vị trí khác tại ngã tư trên một khu đất rộng 2,9 héc-ta và việc này được hỗ trợ cũng như chỉ huy xây dựng bởi ông La Xuân Thanh, một nhà nghiệp chủ. Tuy nhiên, không lâu sau đó quan tri phủ đã qua đời vì bệnh tật và từ đó dự án bị trì hoãn.
Năm 1909, ông Nguyễn Doãn Cung cùng với ông La Xuân Thanh đã hội ý và quyết định trùng tu lại ngôi đình tại vị trí cũ, tức là vùng vòm Bình Thủy. Họ đã huy động một số tiền tổng cộng là 5.823 đồng Đông Dương để thực hiện dự án này, việc thiết kế được thực hiện bởi ông Huỳnh Trung Trinh. Công việc xây dựng bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 năm 1909 và hoàn thành vào năm 1910
Xem thêm: Khám Phá Kiến Trúc Độc Đáo Tại Chùa Phật Học Cần Thơ
Đình Bình Thủy thờ cúng ai?
Theo cuốn sách “Cần Thơ xưa và nay” của tác giả Huỳnh Minh, đình này còn thờ Trầm Hương công chúa và Huệ Cơ công chúa, mặc dù không có sự tích cụ thể. Sau này, người dân đã thêm những người có công với nước vào danh sách thờ phụng như Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập và nhiều người khác. Bên cạnh đó còn thờ hổ thần, thần rừng, thần nông và thần khai kênh dẫn nước.
Xem thêm: Du Lịch Tâm Linh Ngôi Chùa Hơn 100 Năm Tuổi – Chùa Nam Nhã
Kiến trúc của Đình Bình Thủy có gì độc đáo?
Đình Bình Thủy thật sự là một công trình kiến trúc độc đáo và đầy tính nghệ thuật. Với kiến trúc ấn tượng, ngôi đình khoát lên cho mình sự uy nghi và là nơi thờ phụng tín ngưỡng của người dân miền Tây.
Đặc điểm nổi bật của đình Bình Thủy bao gồm nền cao ráo và chiều sâu với những hàng cột to, tròn và chắc chắn, tạo nên một hình dáng ấn tượng. Ngoài ra, việc trang trí ngoại thất của đình cũng độc đáo và đẹp mắt.
Nhà trước và nhà sau có kiến trúc “thượng lầu hạ hiên” với mái chồng lên nhau và trên nóc đình, bạn có thể thấy tượng hình người, kỳ lân, cá chép hóa rồng,… Thêm vào đó khu vực này còn được thiết kế thêm những chi tiết khác cuốn thư, giỏ lam đào và các họa tiết hoa lá tinh tế trên cột xi măng tạo ra một vẻ đẹp độc đáo và truyền thống.
Xem thêm: Chùa Ông Cần Thơ: Nét Đẹp Kiến Trúc Trung Hoa Giữa Lòng Thành Phố
Bên trong đình, bàn thờ được sắp xếp một cách cân đối và trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các thần linh và tổ tiên. Nghệ thuật chạm khắc gỗ và các họa tiết trang trí trên tường và trần nhà tạo nên không gian trang nghiêm và huyền bí, giúp khách tham quan có để dùng mắt thường để cảm nhận rõ vẻ đẹp lịch sử tại nơi đây.
Đình Bình Thủy không chỉ là một biểu tượng kiến trúc và nghệ thuật độc đáo mà còn là một nơi để thế hệ sau có thể đến, tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử và văn hóa miền Tây Nam Bộ.
Xem thêm: Chùa Munir Ansay: Điểm Đến Tâm Linh Độc Đáo Tại Việt Nam
Kinh nghiệm tham quan Đình Bình Thủy
Ở nội dung tiếp theo, Mogi sẽ giới thiệu Đình Bình Thủy một cách chi tiết hơn để bạn đọc có thể biết được địa chỉ cũng như làm cách nào để có thể đi đến ngôi đình này một cách nhanh nhất. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!
Đình Bình Thủy ở đâu?
Bạn có thể đến tham quan đình Bình Thủy tại địa chỉ số 46/11A đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Giờ mở cửa của đình dành cho du khách tham quan (mọi ngày trong tuần) từ:
- Buổi sáng: 7h30 ~ 10h30
- Buổi chiều: 13h30 ~ 17h30
Xem thêm: Trải Nghiệm Cuộc Sống Bình Dị Tại Chợ Nổi Phong Điền Cần Thơ
Thêm một thông tin hữu ích nữa đó là đình Bình Thủy có một vị trí rất đặc biệt và đầy ý nghĩa phong thủy, được bao bọc xung quanh bởi các yếu tố tự nhiên ,vị trí này thể hiện nguyên tắc phong thủy truyền thống “nhất cận giang, nhị cận quan, tam cận thị”. Công trình kiến trúc này được bảo vệ và tôn lên sự giao thoa của các yếu tố sau:
- Nhất cận giang (Gần sông Hậu): Đình Bình Thủy giáp bờ sông Hậu ở mặt Bắc, điều này tạo ra một môi trường gần gũi với nước, tượng trưng cho sự thịnh vượng và sự sống
- Nhị cận quan (Gần rạch Bình Thủy): Với rạch Bình Thủy bên mặt Đông, đình được bao quanh bởi nước và môi trường thiên nhiên, tạo điểm hài hòa và yên bình, cũng như tạo ra sự bảo vệ cho nơi thờ linh thiêng
- Tam cận thị (Gần các con đường lớn): Đình Bình Thủy nằm gần các con đường lớn như đường Lê Hồng Phong, đường Cách Mạng Tháng Tám, và đường Bùi Hữu Nghĩa. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho du khách gần xa tham quan
Xem thêm: Chợ Đêm Cần Thơ – Điểm Đến Không Thể Bỏ Qua
Đi đến Đình Bình Thủy bằng cách nào?
Dựa trên bản đồ du lịch của Cần Thơ, để di chuyển từ trung tâm thành phố tới đình Bình Thủy, du khách có thể thực hiện theo hướng sau:
- Từ trung tâm thành phố Cần Thơ (tức quận Ninh Kiều) thì bạn có thể di chuyển tầm 5 km về hướng Tây trên tuyến đường Nguyễn Trãi
- Tiếp tục đi qua đường Cách Mạng Tháng Tám và theo đường này đến cầu Bình Thủy
- Tại cầu Bình Thủy, du khách chỉ cần nhìn về hướng tây phải và sẽ thấy đình Bình Thủy nằm dưới chân cầu
Xem thêm: Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam – Biểu Tượng Của Sự Thanh Tịnh Và An Lạc
Có 3 cách cơ bản để bạn có thể đi đến đây đó là:
- Thuê xe máy: Mogi khuyến khích nên chọn hình thức này bởi vì bạn có thể vi vu và trải nghiệm đường phố tại Cần Thơ
- Đi xe buýt: Nếu bạn biết rõ tuyến xe đó sẽ đi đến trạm nào tại khu vực đình Bình Thủy
- Sử dụng các dịch vụ taxi: Đây là cách an toàn nhất vì các bác tài sẽ đưa bạn đến nơi đúng chỗ và tiết kiệm được rất nhiều thời gian
Xem thêm: Review Chi Tiết Trải Nghiệm Làng Du Lịch Cồn Sơn Cần Thơ
Các lễ hội diễn ra ở Đình Bình Thủy
Hằng năm, người dân tại Cần Thơ sẽ tổ chức lễ hội cúng Đình Bình Thủy nhằm mục đích là tạ ơn với những vị thần cũng như người đã có công xây dựng nên ngôi đình này. Có 2 lễ hội chính, bao gồm:
Lễ Kỳ Yên đình Bình Thủy Thượng Điền
Lễ hội này diễn ra từ ngày 12 đến 14 của tháng 4 lịch âm và được tổ chức để tôn vinh Bổn Cảnh Thần Hòa, thần được coi là cai trị và bảo vệ đất đai. Sự kiện này bao gồm nhiều nghi lễ và hoạt động truyền thống như:
- Cầu ai: Người dân cầu nguyện và xin phúc lành từ thần thánh
- Cúng tế: Người tham gia lễ hội thực hiện các nghi lễ cúng tế để tôn vinh thần thánh và đảm bảo sự thịnh vượng cho đất đai
Xem thêm: Làng Du Lịch Mỹ Khánh – Nét Đẹp Văn Hóa Sông Nước Miền Tây
- Thỉnh sắc thần: Trong đó người tham gia lễ hội thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng đón nhận sự hiện diện của thần thánh trong lễ hội
- Hát bội: Ngoài các nghi lễ, lễ hội cũng thường có các tiết mục nghệ thuật truyền thống như hát bội, để mang lại sự giải trí cho người địa phương cũng như khách tham quan
Xem thêm: Tất Tần Tật Kinh Nghiệm Tham Quan Bảo Tàng Cần Thơ Cực Chi Tiết
Lễ Kỳ Yên Hạ Điền
Đây là một sự kiện quan trọng diễn ra từ ngày 14 đến 15 của tháng chạp. Lễ hội thu hút sự tham gia đông đảo của người dân và du khách. Bên cạnh các nghi lễ và cúng bái, lễ hội này còn tổ chức nhiều phong tục và trò chơi dân gian để tạo nên một không gian vui tươi và sôi động. Dưới đây là một số hoạt động thú vị thường xuất hiện trong Lễ Kỳ Yên Hạ Điền:
- Hát tiều và hát bội: 2 loại hình nghệ thuật truyền thống này sẽ được trình diễn trong lễ hội để giải trí và góp phần tạo ra không gian vui vẻ
- Thả vịt: Ban tổ chức sẽ tiến hành thả một đàn vịt và nhiệm vụ của người tham gia đó là cố gắng bắt chúng. Đây là một trò chơi thú vị và được lưu truyền từ xa xưa
- Thi kéo co: Thi đấu theo hình thức giữa các đội với nhau và tìm ra đội thắng cuộc thường sẽ được tôn vinh. Đây cũng là cách thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh của người dân
- Thi nấu ăn: Lúc này người tham gia cạnh tranh để thể hiện kỹ năng nấu ăn của họ và thực hiện các món ăn ngon để mọi người có thể thưởng thức và nhận định để trao giải thưởng cao nhất
Xem thêm: Điểm Checkin Giữa Trung Tâm Thành Phố: Biển Nhân Tạo Cần Thơ
Lời kết
Qua bài viết này, Mogi đã giới thiệu tường tận cho bạn về một địa danh vô cùng nổi tiếng đó là Đình Bình Thủy Cần Thơ. Bên cạnh đó còn chia sẻ thêm cho bạn về lịch sử Đình Bình Thủy cũng như các lễ hội được tổ chức thường niên. Hy vọng bạn đọc đã bỏ túi thêm cho mình một nơi để tham quan, du lịch mỗi khi có dịp đến Cần Thơ. Đừng quên thường xuyên theo dõi trang Mogi.vn để tìm đọc những bài viết mới với các chủ đề khác nhau như review, chia sẻ kinh nghiệm, mua bán nhà đất.
Xem thêm
- Mua Bán Căn Hộ Cần Thơ Giá Tốt, Tin Đăng Mới Nhất
- Mua Bán Đất Cần Thơ Giá Rẻ, Đất Chính Chủ, Thủ Tục Nhanh Chóng
- Sang Nhượng Mặt Bằng Toàn Quốc Giá Rẻ, Vị Trí Đẹp, Uy Tín