Review khu vực quận Hoàng Mai

96 đường | 14 phường | 188 trường
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, phía Bắc giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Đông giáp sông Hồng-quận Long Biên. Trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc-Nam). Đơn vị hành chính gồm 14 phường trên cơ sở hợp nhất 9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ. Hoàng Mai vốn trước là vùng đất thuộc huyện Thanh Trì. Vùng Hoàng Mai có tên Nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai, vì mai là tiếng Hán của mơ, do trước kia nơi đây người dân sinh sống chủ yếu bằng trồng cây mai. Quận Hoàng Mai có nhiều làng nghề ẩm thực như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (phường Thanh Trì) là món ăn quen thuộc với người dân không chỉ bởi nó đã có từ lâu mà hương vị rất đậm đà, mang đậm nét truyền thống trong nền ẩm thực Hà Thành; rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân (phường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ (phường Mai Động). Ngoài ra, phường Vĩnh Hưng và phường Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, rau sạch; phường Yên Sở có làng cá Yên Sở.

 

 

Đường xá quận Hoàng Mai

Đây là khu vực đường xá chưa được quy hoạch rõ ràng,đường tắt, đường nhỏ, đường quanh co còn khá nhiếu . Đặc biệt là các cung đường men theo sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Quận có  các cung đường chính như Giải Phóng, Tam Trinh, Lĩnh Nam, Nguyễn Khoái. Mật độ giao thông cao, tập trung các nhà xe đường dài

Các tuyến đường quan trọng như  Đường vành đai 2.5, đường vành đai 3 đi qua các phố Lĩnh Nam, Tân Mai, Tam Trinh, Vĩnh Hưng, Minh Khai, Nguyễn Xiển.Các tuyến đường được mở rộng ra như từ đoạn đường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam đến Dốc Đoàn Kết, mở thêm cả các tuyến khác như Giải Phóng, Trương Định, Kim Ngưu – Mai Động –Tam Trinh, Giáp Nhị - Nam Dư, Nguyễn Đức Cảnh. Đường Vĩnh Tuy cũng được mở rộng ra, thêm vào đó nhằm giảm tải giao thông cho con đường Vĩnh Tuy, Sunshine Palace sẽ mở cổng chính tại ngõ 13 Lĩnh Nam với quy hoạch thành con đường 40m nối giữa Park Hill và Sunshine Palace.

Các bến xe tại quận như bến xe Giáp Bát các tuyến xe số 3A, 6A,B,C,D,E, 21A,C, 25,29,32,94,101A,B. Bến xe Nước Ngầm như xe bus số 3B,4,16,28,48,60B,104. Trạm trung chuyển Mai Động có các xe như 26 đi Khu Đô thị Mỹ Đình, xe 30, xe 38. Trung chuyển tại Khu đô thị Linh Đàm có xe 05,36 và 84; trạm trung chuyển Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp xe số 21B,60A , trạm trung chuyển Bệnh viện Nội tiết Trung Ương 2 xe bus 99.

 

Công viên dã ngoại hoành tráng nhất Hà Nội

Quận Hoàng Mai có một số các công viên trong đó có công viên Yên Sở, hơn thế nơi đây còn là công viên lớn nhất Hà Nội hiện nay. Cách trung tâm thành phố gần chục cây số, Công viên Yên Sở thuộc quận Hoàng Mai, có tổng diện tích 323ha nằm trong tổ hợp trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao Gamuda Gardens và được ví như lá phổi xanh phía Nam cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội. Công viên có tới 280ha là hồ nước và cây xanh. Công viên bao gồm các công trình như nhà triển lãm nghệ thuật, nhà thuyền, rạp hát ngoài trời, vườn mê cung, làng văn hóa và rất nhiều những cảnh quan khác. Công viên là nơi vui chơi dã ngoại của người dân và cũng là nơi được lựa chọn để học sinh, sinh viên chụp ảnh kỷ yếu. Là nơi diễn ra các hoat động tập thể quy mô lớn. Quang cảnh thoáng, xanh sạch đẹp nằm gần với tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ và đường vành đai 3. Thường xuyên được tổ chức các sự kiện lớn hàng năm đặc biệt là lễ hội ánh sáng vào dịp trung thu. 

Một số công viên khác hiện nay không hoạt động ví dụ như công viên Bắc Linh Đàm vì tình trạng xuống cấp không được chú trọng tái đầu tư, khuôn viên công viên chỉ có giá trị nhất là những loại cây trồng vẫn có tác dụng điều hòa tuy nhiên thiếu vắng bóng dân cư tại đây. 

Nói về đầm, hồ thì quận Hoàng Mai là một trong những quận huyện có nhiều đầm hồ nhất tại Hà Nội, điểm qua cũng có hơn chục hồ rộng. Một số hồ như Hồ Linh Đàm bao quanh bán đảo Linh Đàm có diện tích rộng lớn khoảng 70ha, là nơi thoáng đãng, chạy bộ thể dục của người dân. Hồ Yên Sở  là một quần thể nhiều hồ lớn nhỏ khác nhau được xây lên với mục đích điều hòa khí hậu thủy văn cho thành phố. Các hồ khác như hồ Định Công, hồ Giáp Bát, hồ Đền Lừ, hồ Không Quân, hồ Đồng Mụ, hồ Đồng Nổi,Đồng Vàng, Đồng Riêng, hồ Thanh Lan, hồ Cả Yên Duyên, Đầm Sòi, Đầm Đỗi, Đầm Dọc Ngang. 

 

Kiến trúc quận Hoàng Mai

Tiền thân quận Hoàng Mai là phần đệm của các khu vực ngoại thành bây giờ, xưa cấu trúc với nhiều đầm hồ, bãi đất rộng, nay bộ mặt của ngày càng được thay đổi.Quận Hoàng Mai là quận có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng lớn trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị như Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn - Kim Lũ, Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Ao Sao, Thịnh Liệt, Đại Kim - Định Công, Tây Nam hồ Linh Đàm, Tây Nam Kim Giang… cùng hàng loạt chung cư trên đường Lĩnh Nam, đường Tam Trinh, đường Pháp Vân, đường Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, The Manor Central Park…

Các công trình tôn giáo có giá trị đến đời sống người dân nói chung và các giáo dân nói riêng như hệ thống nhà thời khu vực, quận có nhà thờ Giáp Bát, nhà thờ Nam Dư nằm tại phố  Nam Dư cách trung tâm Hà Nội khoảng 7km về hướng đông nam, gần đê sông Hồng.

Một số công trình đình làng nổi tiếng tại quận có Đình Linh Đường tại phường Phương Liệt. Người dân nơi đây vẫn tự hào về ngôi đình, về Thành hoàng làng là học trò của Chu Văn An vạn thế sư biểu (Người thầy của muôn đời) có tên là Bảo Ninh Vương. Ngôi Đình có đầy đủ từ nghi mon, mái vút cao  như đầu đao đến tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian, là nơi lưu giữ hơn 10 sắc phong quý của các triều đại.

Chùa Nga My nằm tại phường Hoàng Văn Thụ, có tuổi đời gần 1000 năm tuổi. Khu chùa chính có quy mô kiến trúc lớn gồm tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường theo kiểu nhà khung gỗ gồm năm gian, hai chái, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc, bờ dải đắp gạch gốm hình hoa chanh. Bộ khung đỡ mái gồm sáu vì, kết cấu bốn hàng chân được làm giống nhau kiểu chồng rường. Nền nhà được tôn cao 120cm so với mặt sân, có hàng hiên rộng, phía trước làm cửa bức bàn, phía sau gian giữa thông với thượng điện, các gian ngoài xây tường bao. Dọc hai hồi nhà và tường hậu xây những dãy bệ gạch cao 60cm để đặt tượng thờ. Chùa Nga My là một công trình Phật giáo có bề dày lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thăng Long – Hà Nội. Tọa lạc trong một cảnh quan đẹp, hữu tình, chùa có quy mô kiến trúc bề thế, hệ thống hiện vật đa dạng, phong phú, chùa Nga My xứng đáng là một di tích văn hóa quan trọng của Hà Nội.

 

Ẩm thực trong quận Hoàng Mai

Các quán ăn tại Hoàng Mai ngày càng nhiều, với đủ loại ẩm thực mà những thực khách thường lui tới các quán như Mường Hoa Quán Linh Đàm số 9 TT3C, Khu Đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt. Quán mang hương vị núi rừng Lai Châu với các món ăn như thịt trâu gác bếp, thịt lợn rừng gác bếp, các món ăn về thịt gà sạch, các đồ ăn được chế biến từ Lợn Mán. Hay như quán Nhà hàng Khói Bếp 2 số 11 TD3D Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt với các món ăn nhưu gà chiên mắm, lẩu cua đồng, rau mầm tóp mỡ, goit xoài cá trê, sườn nướng que, cá trê đồng nướng mắm gừng, cá suối chiên, lẩu gà rượu nếp, xôi chim, bún hến chấm gạch cua, baba om rượu vang, lợn mán đủ món ngon có tiếng tại khu vực này.

Nhà hàng Tengcho BBQ địa chỉ tại HH3C KĐT Linh Đàm, sảnh T1, phường Hoàng Liệt, quán với hơn 100 món nướng, lẩu và các món truyền thống thơm  ngon. Đến đây, thực khách sẽ được thưởng thức một bữa tiệc bufet trọn vẹn mang đúng phong cách vị Hàn Quốc với hàng loạt món nướng phong phú nhưu nấm heo sốt chao, ba chỉ bò sốt Tengcho, tôm sốt Samyang… và 5 loại lẩu thơm ngon, hấp dẫn như lẩu Tengcho, lẩu sườn sụn, lẩu kimchi bò Mỹ, lẩu ếch, lẩu chanh dây.

Nhà hàng Nam Sơn số 809 Giải Phóng, với nguyên liệu hải sản phong phú đến các món sashimi tươi ngon, nội thất mang nét kiến trúc châu âu cổ điển sang trọng ấm cúng. Hay như quán Bò ngon 555 Đền Lừ nằm tại khu chung cư A4 Đền Lừ 2, tầng 1 phường Tân Mai. Đồ ăn tại đây cso sự kết hợp của các nguyên liệu đơn giản như thịt bò, dấm hoa quả, mắm nêm, nem cuốn và các loại rau tươi ăn kèm, bò nhúng dấm tuy chế biến đơn giản nhưng lại có sự cầu kỳ với hương vị đặc biệt trong nồi nước nhúng. 

Các món ăn vặt như tại đây cùng khá nhiều dàn trải ra các phường trong quận như Bánh Đúc nóng Thanh Tùng số 112 Trương Định, Tào Phớ đường Đại Từ, Nướng mẹt số 195 Lĩnh Nam, Ốc Ngao Xào phố Mai Động, Bánh mì nguyên cám cuộn chấm bò sốt vang tại 458 Minh Khai, Bánh Gà 121 Đông Thiên, Bánh Xèo Đà Nẵng đường Trương Định. Chè Bốn Mùa Tân Mai, Vằn Thắn Đình Mai Động, Chân Gà – Canh nướng Định Công, Ốc mút cay Alibaba số 241 Định Công, Chim quay Lê Trọng Tấn.

 

Dân cư tại khu vực Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai có diện tích hơn 40km², dân số được biết đến là điểm nóng về tốc độ phát triển dân cư đông nhất tại Hà Nội có khoảng gần 9100 người/km². Sống tập trung đông trên toàn địa bàn, khu vực cũng có nhiều quy hoạch về các dự án nhà ở để giải vấn vấn đề dân số tại đây. Các chung cư lớn như Eco Green City nằm trên mặt đường Nguyễn Xiển, tập trung dân cư cho 2 quận gaiapsranh là Thanh Xuân và Hoàng Mai. Khu đô thị sinh thái Gamuda Gardens tại Pháp Vân, Hoàng Mai;  Gelexia Riversides thuộc khu vực Tam Trinh tọa lạc trên nền đất “vàng” khu vực trung tâm quận Hoàng Mai, từ Gelexia Riverside cư dân có thể dễ dàng tiếp cận các tiện ích, dịch vụ xã hội sẵn có về trường học, bệnh viện, khu vui chơi, mua sắm… 

Các trường cấp 3 công lập tại quận nhưu Trường trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ, trường Trương Định và trường Việt Nam – Ba Lan; các trường dân lập như trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiều, Phương Mai, Đông Kinh và trường Trần Quang Khải

Nhu yếu phẩm tại quận đầy đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, đường xá ngày càng được cải thiện để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ dan sinh nơi đây. Hơn thế nhiều dự án nhà ở đang đưcọ đầu tư triển khai đến quận Hoàng Mai.