Review khu vực quận Tây Hồ

55 đường | 8 phường | 75 trường
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hóa, nắm giữ cảnh quan quan trọng về thiên nhiên” một cỗ máy điều hòa không khí” tại thành phố Hà Nội. Quận thuộc một trong 4 quận nội thành Hà Nội, là nơi được tập trung để phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, du lịch. Quận nằm tại phía Tây Bắc của Hà Nội. Phía đông giáp quận Long Biên, phía Tây giáp quận Từ Liêm và quận Cầu Giấy, phía bắc giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp quận Ba Đình. Với diện tích khoảng hơn 24km², đơn vị hành chính gồm 8 phường như Bưởi, Yên Phụ, Thụy Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng. Mảnh đất vàng này là nơi hội tụ mọi điều kiện thuận lợi để an cư lạc nghiệp, phong thủy tốt nơi chứa đựng môi trường sống trong lành, môi trường làm việc năng động. Các di tích tập trung tại quận có thể kể đến như chùa Vạn Liên thờ Phật và bà Chúa Liễu Hạnh; Phủ Tây Hồ và Đền thờ Kim Ngưu; chùa Tào Sách; chùa Ức Niên ; chùa Trấn Quốc; Đền Quán Thánh… Quận cũng nổi tiếng với các đặc sản như bánh tôm Hồ Tây, nghề trồng đào tại Làng Nhật Tân, chim sâm cầm, hạt sen, giấy dó. Làng hoa Nghi Tàm với chợ hoa nổi tiếng nhất nội thành Hà Nội là chợ hoa Quảng An.

 

 

 

Đường xá thuận lợi, đòn bẩy kinh tế của quận

Với vị trí trung tâm tỏa đi các quận khác một cách dễ dàng, đến nay quận Tây Hồ còn được xây dựng thêm các con đường mang sứ mệnh lịch sử mới góp phần thúc đẩy quá trình đô thị quá một cách rõ rệt. Hàng loạt các dự án tuyến đường đã được hoàn thiện với các tuyến đường lớn như Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Quốc Việt, Võ Chí Công, Xuân La, Phạm Văn Đồng… đã giúp việc di chuyển ngày càng thuân lợi và dễ dàng hơn.

Cầu vượt từ Yên Phụ qua Nghi Tàm, phần đê Sông Hồng được bồi cao, lòng đường rộng sạch sẽ. Khu vực quận đưuọc quy hoạch để phát triển thành phố xanh hơn. 

Các cây cầu nổi tiếng tại địa phận như Cầu Thăng Long một sản phẩm giữa Việt Nam và Liên Xô cũ và sau này cây cầu song song cùng bắc qua dòng sông Hồng mang tên Cầu Nhật Tân, một dự án lớn liên kết giữa các chủ đầu tư Nhật Bản và Việt Nam. Cây cầu là bộ mặt khi bạn bè quốc tế tiến vào Việt Nam từ sân bay Nội Bài. 

Tuyến xe bus tại đây cũng nhiều cùng với đó là ba trạm trung chuyển như Công viên nước Hồ Tây, Nghi Tàm và Khu liên cơ quan sở ngành Hà Nội. Với các xe bus như xe 09 đi Bờ hồ, Trần Khánh Dư; xe 13 từ Công viên nước Hồ Tây đi Học viện Cảnh sát Nhân dân; xe 14 Bờ hồ đi Cổ Nhuế; xe 25 Bệnh viện Nhiệt đới trung ương đi bến xe Giáp Bát; xe 33 bến xe Yên Nghĩa ( Hà Đông ) đi Xuân Đỉnh; xe 80 từ Ga Hà Nội đi sân bay Nội Bài; 90 Công viên Nghĩa Đô đi Đông Anh…

 

Cây xanh, công viên tại Quận Tây Hồ

Mật độ cây xanh tại quận khá dày, từ các đường nhỏ cho tới các cung đường lớn đặc biệt là các đường quanh Hồ Tây. Với các loại cây khác nhau mà chủ yếu là cây hoa sữa nằm nhiều trên đường Trích Sài, hiện tại quận cũng đang có dự án cho việc quy hoạch cây xanh sao cho vừa đáp ứng được mĩ quan kiến trúc đô thị vừa đáp ứng được môi trường thân thiện với cư dân, hợp với thổ nhưỡng.

Quận có thuận lợi lớn là có được diện tích của hơn 500ha mặt nước Hồ Tây, lợi thế lớn về cảnh quan cùng với đó là một số hồ nhỏ lân cận như hồ Quảng Bá, Đầm Bẩy, hồ Hùng Đồng. 

Hồ Tây trải dài trên 6 phường là Nhật Tân, Quảng An, Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi, Xuân La. Hồ là nơi có nguồn thủy sản tương đối lớn, hiện nay Công ty khai thác cá Hồ Tây đang quản lý khai thác cá và đầu tư các hoạt động vui chơi giải trí trên mặt nước như du thuyền, đạp vịt…Với đặc điểm tựu nhiên nhiều ao hồ đầm là yếu tố thuận lợi cho tiêu thoát nước và làm sạch cảnh quan thiên nhiên trong diện mạo của đô thị mới cho quận

Khu vực có các điểm đến nổi tiếng về vườn hoa như thung lũng hoa Hồ Tây, Bãi đá Sông Hồng, vườn hoa Lý Tự Trọng, Công viên nước Hồ Tây.

Thung lũng hoa Hồ Tây nằm ở ngã ba Nhật Chiêu, Tây Hồ, cách Công viên nước Hồ Tây 600m. Đến đây được coi như một trong những khu vực rực rỡ nhất Hà Nội, diện tích rộng các loại hoa phong phú, lúc nào cũng được cắt tỉa bắt mắt, nơi đây còn được bố trí với các đàn cừu, dê, các hoạt cảnh mô hình cối xay gió luôn thu hút chụp cảnh gia đình, ảnh bạn bè, có khu vui chơi cho trẻ em, cso diện tích đủ rộng để chơi team buiding thậm chí có cả một nhà hàng để tổ chức sự kiện.

Bãi đá Sông Hồng nằm tại ngõ 264 đường Âu Cơ, đường vào được trang trí rất cầu kỳ và bắt mắt. Mùa nào hoa đó nhưng chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 10 đến cuối năm, ngoài hoa đào thì còn rất nhiều loài hoa khác như hoa thạch thảo tím, bách nhật, cải vàng, hồng leo, cúc, đồng tiền, mào gà, cúc họa mi, hoa lau…tạo nên đang dạng sắc màu cho bãi sông. Các nhà vườn tại bãi này như Phương Linh, Bách Nhật, Đạo Linh, Hiệp Vụ, đây là khu vực thu hút người dân Hà Nội, sinh viên các trường đại học, giới trẻ đến đây chụp ảnh. 

Công viên nước Hồ Tây nằm tại số 614 đường Lạc Long Quân, có diện tích hơn 8ha với rất nhiều trò chơi khác nhau vào dịp mùa hè sôi động. Những trò chơi nổi tiếng tại công viên nước Hồ Tây như vòng quay khổng lồ, tàu điện trên không, công viên mặt trời mới, thảm bay, đĩa bay, đu quay bạch tuộc, trượt máng, trượt đường ống, tắm sóng nhân tại…Không khí tại đây lúc nào cũng náo nhiệt mỗi khi hè về.

 

Kiến trúc quận Tây Hồ

Công trình kiến trúc tại quận tương đối đẹp, hài hòa với các kiến trúc điểm nhấn như khách sạn Regency, khách sạn Tây Hồ, Khách sạn Intercontinental, Pacific Hotel, Làng Việt Nhật, Khách sạn nổi Thắng Lợi, khách sạn Công đoàn, khách sạn Searaton, công trình nhà ở cao tầng Golden Westlake. Tại đây rất nhiều các khách sạn mini, nhà nghỉ được xây dựng với kiến trúc đẹp chủ yếu cho người nước ngoài thuê. 

Hiện kiến trúc xây dựng kiểu mới được quy hoạch với các khu liền kề, các dãy nhà biệt thự. Còn các công trình mang tính chất tôn giáo như đình, chùa nằm xen kẽ trong khu vực dân sinh, ngày càng được tôn tạo, gìn giữ . Quỹ đất tại đây ngày càng được đầu tư lớn với nhiều dự án đang được triển khai, nhiều vị trí có tầm nhìn đẹp, bao quát tốt, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, nhiều làng nghề truyền thống hơn thế còn nằm cạnh với các khu đô thị hóa mạnh. 

Kiến trúc đường phố được quy hoạch với các tuyến chính như đường Võ Chí Công, một con đường huyết mạch từ thành phố đi các tỉnh và sân bay Nội Bài. Tương lai đường Võ Chí Công sẽ trở thành trung tâm hành chính, tài chính, văn hóa chính của thủ đô. 

 

Ẩm thực tại quận Tây Hồ

Đầu tiên là các quán đồ ăn vặt, giá cả phải chăng mà ăn ngon, đầy đặn bắt mắt như chân gà nướng, cánh nướng số 4 Thụy Khuê, quán ngay vệ đường đông túc tấp lập. Quán bánh giò đầy đủ chả quế, chả thịt, dưa chuột, tương ớt nằm tại số 3, số 5 Thụy Khuê lúc nào cũng đông khách, có chỗ để xe đối diện quán bên công viên Lý Tự Trọng rất tiện. Quán nem nướng Yến Béo số 44 Yên Phụ nổi tiếng nem nướng ăn kèm bánh mì mật ong; Quán ăn vặt Ăn Là Like với khay mẹt khoai nem chiên, bánh bột lọc, cơm cháy kho quẹt tại Ngõ 4 ngõ Xưởng Phim, Thụy Khuê. Kem Hồ Tây tại đường Thanh Niên, Ốc luộc phố Trích Sài. Bánh rán mặn Võng Thị ngõ 242 Lạc Long Quân. Bún đậu mẹt tại quán Bún Đậu Cây Đa số 235B Thụy Khuê; Buffet lẩu Hong Kong – Yixin quán nằm tại số 35 ngõ 76 An Dương.

Không gian rộng chút để tụ tập bạn bè đông đủ thì có lẩu Thái, lẩu ếch trong quán Lẩu Đức Trọc số 69 Phố Phó Đức Chính. Quán Chỗ Này Này với các món như chim quay mắc mật, bánh mỳ nướng mật ong số 9 Nguyễn Đình Thi; Quán Hải Sản Tombi với món hàu nướng mỡ hành số 51 Trịnh Công Sơn; Quán nổi tiếng của các đoàn khách du lịch như Bánh Tôm Hồ Tây nằm tại đường số 1 Thanh Niên.

Các nhà hàng sang chảnh, vui đẹp đồ ăn phong phú như  Sen Tây Hồ số 614 Lạc Long Quân, với hàng trăm món ăn ngon cả Á lẫn Âu, không gian bài trí đẹp mắt với nhiều loại hình nghệ thuật được biểu diễn như nhạc, hài kịch, xiếc ảo thuật… Vị trí đẹp nằm ngay cạnh Hồ Tây, nhà hàng có diện tích khoảng 12.000m² . Cách xa trốn ồn ào, yên tĩnh thưởng thức món ăn và các hoạt động tại đây.      

Nhà hàng Softwater số 42 đường 9 khu An Dương, nhà hàng với cách bài trí mang hơi hướng thiên nhiên, thiết kế trang nhã, tinh tế, khuôn viên khá rộng rãi thoáng mát, phù hợp cho các bữa tiệc như sinh nhật, tiệc cưới, hội thảo, gala…

Nhà hàng  Cutisun – Bò Bít Tết số 3 ngõ 120 Hoàng Hoa Thám, không gian lịch sự đồ ăn ngon miệng. Hay như Sum Villa số 10 Đặng Thai Mai nằm trong khuôn viên biệt thự Tây Hồ không gian thoáng mát, mặt tiền nhìn ngay ra Hồ Tây;  Nhà hàng Saint Honoré ẩm thực Pháp số 5 Xuân Diệu với các món bánh ngọt thơm ngon ; Nhà hàng La Salsa chuyên món Âu số 53 Xuân Diệu; Hay như ẩm thực Nhật Bản tại Daikon Foods tầng 1 Somerset West Lake Hotel, 254D Thụy Khuê.

 

Dân cư quận Tây Hồ

Khu vực tập trung số lượng dân cư khoảng trên 7.000 người/km², mật độ dân cư đứng thứ 11 trong tất cả các quận, huyện của Hà Nội. Người Tây Hồ xưa vốn khá coi trọng các hương ước của làng xã, ngày nay cũng vậy tuy nhiên có sự điều chỉnh sao cho các lời khuyên dăn dạy bảo hợp hơn với xã hội ngày nay. Do có nhiều làng nghề nên tính cộng đồng khá cao.

Hiện tại, số lượng nhập cư cũng như dẫn dân từ các quận khác sang khiến cho dân cư tăng cao, thêm vào đó đây cũng là khu vực mà được người nước ngoài lựa chọn để sinh sống. Các dãy biệt thự trên đường Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân… số lượng dân Hàn Quốc, Tây Âu, Mỹ rất nhiều chính vì vậy mà những khu vực này trình độ dân trí cũng khá cao, các nhà hàng được mở ra để phục vụ người nước ngoài rất nhiều như các quán ăn Nhật, quán Burger, quán Bò nướng…

Quận gồm 1 khu tập thể cũ Xuân La và nhiều khu đô thị cao cấp và nhiều dự án đang được quy hoạch.

Khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội ( Ciputra) hợp tác với các nhà đầu tư Indonesia tổng diện tích quy hoạch là hơn 300ha, trong đó có khoảng 50 tòa chung cư và khoảng 2.500 căn nhà tầng thấp. Được quy hoach là môi trường lý tưởng để sinh sống với nhiều tiện ích như trường học , bệnh viện, hệ thống siêu thị và công viên cây xanh, hồ nước,sân golf mini…Khu đô thị Phú Thượng, khu đô thị Tây Hồ Tây, khu đô thị Golden Westlake.

Hệ thống trường cấp một cấp 2  nhiều trong đó nổi bật là trường cấp ba THPT Chu Văn An. Các bệnh viện như bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2, bệnh viện Thu Cúc, Trung tâm y tế quận Tây Hồ.