Green Pearl 378 Minh Khai
Số 378 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giá từ 2 tỷ 789 triệu(39 - 55 triệu/m2)
- Tổng diện tích 28736 m2
- Diện tích từ 71 m2 - 140 m2
Hình ảnh thực tếGreen Pearl 378 Minh Khai
Phòng ngủ dự án
Phòng khách dự án
Phòng khách dự án
Phòng khách dự án
Phòng ngủ dự án
+6
Biểu Đồ Giá Căn HộGreen Pearl 378 Minh Khai
Giá Bán
Giá Thuê
tr/m2
Giá tin rao căn hộ
{{avgPriceTitle}}
{{avgPrice}} triệu/m 2
{{ShowData.dateCompare}}
So sánh với khu vực
Chi phí khác
chi phí:
Đang cập nhập
Vị trí dự ánGreen Pearl 378 Minh Khai
Chủ đầu tưGreen Pearl 378 Minh Khai
Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú
Giới thiệu / Lịch sử hình thành
Gần 50 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty CP Phong Phú trở
thành một trong những đơn vị đứng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Để có
được thành quả đáng tự hào này, Phong Phú trải qua một lịch sử phát
triển và lớn mạnh không ngừng.
Tiền thân của Tổng công ty CP Phong Phú là Nhà máy DệtSicovina - Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông Vải Sợi Việt Nam do Chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý. Nhà máy được xây dựng từ năm 1964, đến năm 1967 chính thức đi vào hoạt động. Tại thời điểm đó, Sicovina - Phong Phú vốn là một nhà máy có qui mô nhỏ với 3 xưởng sản xuất: Sợi - Dệt - Nhuộm, tổng số CB.CNV là 1.050 người. Sản phẩm chính của nhà máy trước tháng 05/1975 chủ yếu là vải để cung cấp cho quân đội và một số ít vải calicot nhuộm đen để bán cho các vùng nông thôn. Trụ sở chính đặt tại Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Giới thiệu / Lịch sử hình thành
Gần 50 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty CP Phong Phú trở
thành một trong những đơn vị đứng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Để có
được thành quả đáng tự hào này, Phong Phú trải qua một lịch sử phát
triển và lớn mạnh không ngừng.
Tiền thân của Tổng công ty CP Phong Phú là Nhà máy Dệt Sicovina - Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông Vải Sợi Việt Nam do Chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý. Nhà máy được xây dựng từ năm 1964, đến năm 1967 chính thức đi vào hoạt động. Tại thời điểm đó, Sicovina - Phong Phú vốn là một nhà máy có qui mô nhỏ với 3 xưởng sản xuất: Sợi - Dệt - Nhuộm, tổng số CB.CNV là 1.050 người. Sản phẩm chính của nhà máy trước tháng 05/1975 chủ yếu là vải để cung cấp cho quân đội và một số ít vải calicot nhuộm đen để bán cho các vùng nông thôn. Trụ sở chính đặt tại Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Viên đá đầu tiên đặt nền móng xây dựng Nhà máy Sợi - Dệt - Nhuộm Phong Phú (14/10/1964)
Sau giải phóng (năm 1975), nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Dệt Phong Phú. Nhà nước giao cho CB.CNV nhà máy tiếp quản và duy trì sản xuất. Trong những năm 1980, sản phẩm của nhà máy chủ yếu là vải bảo hộ lao động và calicot giao cho Liên Xô theo kế hoạch của Nhà nước. Suốt chặng đường từ 1976 - 1985, Nhà máy Dệt Phong Phú là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, bình quân mỗi năm vượt mức kế hoạch từ 10 - 15%.
Phong Phú xưa
Từ năm 1986 đến năm 2002 thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, CB.CNV Phong Phú đã chung sức, chung lòng đưa công ty từng bước phát triển đi lên vững chắc, luôn là đơn vị dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, Phong Phú đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt (doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lo đời sống vật chất tinh thần CB.CNV…). Trên cơ sở đó, Phong Phú từng bước đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước.
Phong Phú với nhiều hình thức sở hữu về nguồn vốn, đa dạng về ngành
nghề sản xuất kinh doanh, liên doanh với nhiều tỉnh thành trong nước và
quốc tế. Đầu năm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May
Việt Nam và Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Phong Phú đã mạnh
dạn xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty hoạt
động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Việc chuyển đổi này đã tạo
nên những đột phá mới, tăng khả năng hợp tác khai thác ngoại lực và phát
triển vai trò của các đơn vị thành viên.
Để phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô và tình hình thực tế hoạt
động của Phong Phú, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và cho triển khai
thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty. Ngày
11/01/2007 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN
thành lập Tổng công ty Phong Phú. Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ
chức quản lý Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con tạo nên sự liên kết bền chặt, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về
vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ Phong Phú với các công ty con.
Qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cung ứng, nghiên cứu,
đào tạo… tạo điều kiện để Phong Phú phát triển thành đơn vị kinh tế mạnh
đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế
giới.
Trong năm 2007 đến 2008 Tổng công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các hệ thống sản xuất. Các đơn vị thành viên gồm có công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần: Công ty CP Dệt Vải Phong Phú, Công ty CP Dệt Gia dụng Phong Phú, Công ty CP Hưng Phú, Công ty CP Đầu tư Phong Phú Sơn Trà, Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú.
Trong năm 2007 đến 2008 Tổng công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các hệ thống sản xuất. Các đơn vị thành viên gồm có công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần: Công ty CP Dệt Vải Phong Phú, Công ty CP Dệt Gia dụng Phong Phú, Công ty CP Hưng Phú, Công ty CP Đầu tư Phong Phú Sơn Trà, Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú.
Là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam,
Phong Phú luôn đặt mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng
những dòng sản phẩm đa dạng. Cùng với việc phát triển nghành nghề truyền
thống, Phong Phú cũng đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các ngành
nghề và thị trường tiềm năng mới như: Bất động sản, đầu tư tài chính,
thương mại và du lịch.
Phong Phú hôm nay
Với mục tiêu tự chủ hơn về vốn và quản lý, tìm kiếm cơ hội để đa dạng hóa sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 về việc phê duyệt danh sách các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2007 - 2010 và Quyết định số 51/QĐ-TĐDMVN ngày 17/01/2008 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam về việc cổ phần hóa Tổng công ty Phong Phú, quyết định số 515/QĐ-TĐDMVN ngày 07/10/2008 và Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày 26/09/2008 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam về việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Tổng công ty Phong Phú. Ngày 15/01/2009 Tổng công ty Phong Phú đã hoàn tất quá trình cổ phần hóa, ban hành điều lệ hoạt động, bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Đổi tên thành Tổng công ty CP Phong Phú. Có thể nói, đây là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Phong Phú nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
Thực hiện phương châm đầu tư chiều sâu, phát triển bền vững “Cho cuộc
sống thêm Phong Phú”, Tổng công ty đang từng bước “Nâng cao tiềm lực
kinh tế, gia tăng thương hiệu, mở rộng thị trường, cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng” với
mục tiêu trở thành “Tổ chức kinh tế đa ngành hùng mạnh hàng đầu Việt
nam, phát triển sản xuất kinh doanh chuyên ngành dệt may và đầu tư sang
các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản, khu công nghiệp, các
ngành kinh tế tiềm năng trong nước và đầu tư ra nước ngoài”.