spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnGiải đáp móng cốc là gì? Móng cốc ứng dụng trong xây...

Giải đáp móng cốc là gì? Móng cốc ứng dụng trong xây dựng

Với mỗi công trình xây dựng thì phần móng chính là nền tảng vô cùng quan trọng. Trong đó, móng cốc là một loại móng vô cùng phổ biến và được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà dân dụng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại móng này có những đặc điểm, cấu tạo nào, cũng như quy trình thi công ra sao. Việc nắm rõ những kiến thức về móng cốc là hết sức cần thiết để ứng dụng vào quá trình xây dựng. Vì vậy, hãy cùng Mogi đi sâu tìm hiểu về loại móng này trong bài viết dưới đây!

Móng cốc là gì?

móng cốc
Móng cốc hay còn được biết đến với cái tên móng đơn

Móng cốc hay còn được biết đến với cái tên móng đơn, là loại móng chịu một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau. Có tác dụng chịu lực và được sử dụng ngay dưới phần cột để xây dựng hoặc gia cố trong các công trình có tải trọng tương đối nhẹ. Chẳng hạn như nhà kho, nhà dân sinh, hay nhà từ 1 đến 4 tầng,… Mức độ chịu lực của móng sẽ được thiết kế và phân bổ phù hợp với từng đặc điểm của công trình.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu nhà gác lửng 3 phòng ngủ và cách thiết kế chuẩn phong thủy

Vai trò của móng cốc trong xây dựng

Móng cốc được thiết kế với chân hình vuông, hình tròn và hình chữ nhật. Với tác dụng chính là nâng đỡ phần lõi bằng các thanh sắt được buộc chặt với nhau. Từ đó làm tăng sự kiên cố, vững chắc cho ngôi nhà hay công trình của bạn. Bên cạnh đó, các công đoạn của móng đơn cũng không quá phức tạp và dễ dàng thực hiện. Nên giúp tiến độ công trình diễn ra nhanh hơn.

Móng cốc có cấu tạo như thế nào?

Vì thường được sử dụng trong các công trình nhỏ nên móng cốc có cấu tạo cũng khá đơn giản. Với nguyên liệu chính là gạch, mong sẽ được tạo bằng cách xây chồng các lớp gạch lên nhau. Tuy nhiên, nếu đổ móng bằng cô tông cốt thép thì cấu tạo của móng sẽ phức tạp hơn, cụ thể gồm các phần:

  • Lớp bê tông lót móng: Phần này thường được cấu thành từ bê tông đá có kích thước 4×6 hoặc sử các phần gạch vỡ và trộn cùng với vữa xi măng. Tạo thành một lớp lót có độ dày khoảng 100mm. Chức năng của lớp lót đó là làm ván khuôn để đổ bê tông móng. Đồng thời, còn giúp làm phẳng nền, chống mất nước cho móng, cũng như giúp làm sạch phần hố đổ móng.
  • Phần bản móng: Phần này thường được thiết kế hình chữ nhật với độ dốc không quá lớn. Bên cạnh đó, kích thước của bản móng còn phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu của từng ngôi nhà và công trình khác nhau.
móng cốc
Cấu tạo của móng đơn
  • Phần cổ móng: Cổ móng thường được đặt trên bản móng. Kích thước của cổ móng cũng thường lớn hơn phần cột. Bởi chức năng chính của bộ phận này là chịu đựng trực tiếp tải trọng của cột và truyền lực từ phần cột xuống đáy của móng.
  • Phần giằng móng: Được thiết kế với mục đích góp phần nâng đỡ cho phần tường phía trên. Đồng thời, ổn định lại trọng tâm của móng cốc, tránh để móng bị lệch và làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Để làm tốt vai trò này, phần giằng móng cần phải được kết hợp với dầm móng và được tính toán kỹ lưỡng.

Đặc điểm của móng cốc 

Để hiệu quả tối ưu nhất thì chỉ nên xây móng trên những nền đất cứng, không thụt, không lầy. Còn với nền đất mềm thì cần phải sử dụng thêm cọc tre gia cố để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao chất lượng máy. Đặc biệt, đối với những công trình gần các đầm lầy thì không thể sử dụng móng đơn để xây dựng. Móng cốc cũng là loại mong khá dễ thì công và có chi phí thấp nhất trong các loại móng xây dựng.

Móng cốc có tiêu chuẩn dựa vào những yếu tố nào?

Do móng cốc có rất nhiều đặc điểm nên cũng có rất nhiều cách để phân loại móng. Hiện nay có 3 yếu tố phân loại móng:

Dựa vào tải trọng móng

Dựa vào yếu tố tải trọng của công trình, móng cốc được phân thành:

  • Móng chịu tải trọng lệch tâm.
  • Móng chịu tải trọng đúng tâm.
  • Móng cho các công trình có chiều cao lớn như tháp nước, ống khói, bể chứa,…
  • Móng chịu được các công trình có lực ngang lớn như đập nước, tường chắn,…
  • Móng chịu được tải trọng thẳng đứng.
móng cốc
Một công trình móng đơn

Dựa vào độ cứng móng

Móng cần phải có độ cứng thì mới có thể giữ cho công trình kiên cố. Mỗi loại công trình khác nhau sẽ sử dụng móng có độ cứng khác nhau. Tùy vào tính chất của công trình mà móng sẽ được điều chỉnh độ cứng sao cho phù hợp. Dưới đây là một số loại móng cốc được phân loại theo độ cứng của móng:

  • Móng có độ cứng tuyệt đối: Loại móng này được tạo ra với độ cứng vô cùng lớn. Mức độ biến dạng của loại móng này gần như bằng không. Những loại móng cốc có độ cứng tuyệt đối thường được làm bằng bê tông, đá, gạch,…
  • Móng mềm:  Loại móng này sẽ có độ mềm và độ biến dạng. Khi móng bị biến dạng cũng đồng nghĩa với việc đất nền đã bị biến dạng. Móng mềm thường được làm từ bê tông cốt thép. Móng có độ ngắn hoặc dài rơi trên 8 thì sẽ thuộc loại móng mềm.
  • Móng cứng hữu hạn: Loại móng này sẽ có độ cứng theo giới hạn. Loại móng được làm bằng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài ngắn hoặc độ cứng nhỏ hơn hoặc bằng 8 sẽ thuộc vào loại móng cứng hữu hạn.

Dựa vào cách chế tạo  

Có hai cách chế tạo móng cốc đó là móng lắp ghép và móng toàn khối. Loại móng lắp ghép thường được cấu thành bởi những khối tạo sẵn. Sau đó được ghép lại với nhau trong quá trình thi công công trình. Còn móng toàn khối là loại móng được làm từ những loại vật liệu đa dạng khác nhau. Và được chế tạo trực tiếp ngay tại vị trí xây dựng móng.         

>>> Xem thêm: Xây nhà tiền chế bằng tôn để ở có nên hay không?

Các bước thi công móc cốc trong xây dựng 

Bước 1: Chuẩn bị

Để chuẩn bị cho việc thi công công trình diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, các kỹ sư hoặc nhà thầu cần lên kế hoạch cụ thể về nguồn lực, nhân viên, vật liệu xây dựng, tiến độ công trình,…

Các yếu tố cần phải được chuẩn bị đầy đủ. Nếu công trình nằm trong trường hợp giải phóng mặt bằng thì cần được thực hiện tất cả thủ tục. Để không gây ảnh hưởng đến quá trình thi công.

Bước 2: Đóng cọc

Bước thứ hai là thực hiện đóng cọc và để mang đến hiệu quả cao nhất thì mật độ cọc cũng cần được tính toán hợp lý để phù hợp với nền móng thi công công trình. Các loại cọc được dùng để gia cố nền móng thường làm từ tre, tràm, cừ.

Bước 3: Đào hố

Đây cũng là một công đoạn rất quan trọng. Vì nếu kích thước hố không phù hợp với cọc sẽ gây khó khăn cho quá trình thi công. Kế hoạch đào hố cần được thực hiện đúng theo kích thước, độ sâu, chiều dọc,… cùng nhiều yếu tố khác đã được đề ra trong kế hoạch để phù hợp với dạng cọc.

Bước 4: San phẳng mặt hố

móng cốc
Công đoạn san phẳng mặt hố

Khi san phẳng mặt hố, cần sử dụng những thiết bị chuyên dụng. Để tạo được sự bằng phẳng cho mặt hố, cũng như đáp ứng những yêu cầu cơ bản cần thiết khác. Khi đào hố, người đào cần phải đào thêm một hố khác và rải một lớp đá mỏng lên miệng hố.

Bước 5: Đổ bê tông lót

Sau khi rải một lớp đá phía trên miệng hố, cần đổ thêm một lớp bê tông lên trên. Để tạo độ phẳng phiu cho miệng hố, cũng như ngăn chặn sự thấm hút của nền móng.

Bước 6: Đổ móng

Trộn các loại đá với xi măng, nước, cát theo đúng tỷ lệ. Lưu ý cần đổ từ vị trí xa trước, gần sau để tạo liên kết cho công trình. Nếu có hiện tượng bị ứ đọng nước thì cần hút ra ngay để đảm bảo chất lượng.

Những lưu ý trong quá trình thiết kế móng cốc 

Trong quá trình thiết kế móng cốc, người thi công cần lưu ý những điều sau:

  • Khi đổ bê tông cần đảm bảo hố không bị ngập nước. Nếu có nước đọng lại sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bê tông và độ bền của móng khi đưa vào sử dụng.
  • Với những công trình như nhà phố, liền kề hoặc những công trình có mặt bằng không thuận lợi. Nên sử dụng móng đơn lệch tâm.
móng cốc
Một số lưu ý khi thi công móng cốc
  • Khi thi công móng cần phải tính chuẩn xác trọng tải của móng. Gồm các chỉ số: chiều rộng mặt đáy, trọng tải liên kết kết cấu móng, tải trọng một bên của móng, cường độ tiêu chuẩn của đất nền,…
  • Thép để làm móng phải được gia công và có kích thước, chất lượng tốt nhất. Đồng thời, đảm bảo đúng kích thước trong bản vẽ. Ngoài ra, độ bẹp, méo hay biến dạng của thép cũng không được vượt quá mức cho phép là 2%. Thép cũng không được hoen gỉ.

Tham khảo bản vẽ móng cốc 

Để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo một số mẫu bản vẽ móng cốc dưới đây:

móng cốc
Bản vẽ móng cốc 1

 

móng cốc
Bản vẽ móng cốc 2

 

móng cốc
Bản vẽ móng cốc 3

Trên đây là một số thông tin về móng cốc xây dựng mà Mogi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích và giúp bạn giải đáp những thắc mắc về loại móng này. Đừng quên tiếp tục theo dõi Mogi.vn để khám phá nhiều kiến thức thú vị khác!

>>> Tham khảo thêm: 

 

Trương Linh
Trương Linh
Mình là Ngọc Linh, hiện đang là content writer của website Mogi.vn - Trang thông tin mua bán bất động sản uy tín hàng đầu hiện nay tại Việt Nam
spot_img

TIN LIÊN QUAN