spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnGợi ý 20+ mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm...

Gợi ý 20+ mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sang trọng và đẹp năm 2022

Trong quá trình lên ý tưởng cho ngôi nhà mơ ước của gia đình mình. Nhiều người sẽ bâng khuâng về việc nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng hay chung thì sẽ hợp lý hơn. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những tiện ích nào mà thiết kế tách riêng hai phân khu này sẽ mang lại cho người sử dụng qua bài viết sau đây.

Xu hướng tách riêng nhà vệ sinh và nhà tắm 

Với nhu cầu về tiện nghi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Họ sẽ có xu hướng tìm kiếm những thiết kế mang đến không gian sống thư giãn và hưởng thụ. Vì thế, nếu điều kiện cho phép thì ai cũng mong muốn áp dụng những giải pháp hoàn hảo cho hoạt động sinh hoạt của các thành viên trong gia đình được thoải mái nhất. Cũng giải thích được vì sao xu hướng tách riêng nhà vệ sinh và nhà tắm ngày càng được ưu chuộng như vậy.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Tách riêng phòng tắm và nhà vệ sinh có lợi ích gì?

Lợi ích của việc tách riêng nhà vệ sinh và nhà tắm

Cả hai này đều là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng mang lại nhiều sự tiện lợi tuyệt vời cho mọi người khi sinh sống cùng nhau.

Thuận tiện cho người sử dụng 

Riêng tư

Sự phân chia rạch ròi giữa hai phân khu sẽ mang đến sự riêng tư khi sử dụng một trong hai nơi. Người có nhu cầu đi tắm sẽ chẳng còn làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian riêng tư của người đang đi vệ sinh nữa và ngược lại. Và tổ ấm không phải chịu cảnh “cả nhà dùng chung một phòng vệ sinh” cùng lúc nữa.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Sự riêng tư sẽ được đảm bảo nếu chia riêng khu vực vệ sinh cá nhân

Thời gian 

Việc tách riêng phục vụ cho phòng nào việc nấy. Giúp tối giản thời gian chờ đợi và tiết kiệm thời gian. Mọi người sẽ không phải giục nhau về việc sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm quá lâu. Mà có thể sử dụng cùng lúc cả hai khu vực mà không ảnh hưởng đến nhau. Đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sớm hoặc tối đến, bạn sẽ không phải mệt mỏi chờ đợi từng người giải quyết các vấn đề vệ sinh cá nhân của mình.

>>> Xem thêm: Say đắm trước 11+ mẫu nhà ống 2 tầng mái ngói đẹp, sang trọng

Đảm bảo vệ sinh 

Đây là lí do thuyết phục nhất cho việc nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt. Nhà tắm không chỉ là nơi làm sạch cơ thể mà còn là khu vực thư giãn, phục hồi sức khỏe tinh thần và thể chất sau ngày dài mệt mỏi. Trong khi đó nhà vệ sinh nếu đặt chung với nhà tắm sẽ khiến cho nơi đây bị ám mùi khó chịu. Vì nhà vệ sinh là nơi dùng để bài tiết nên không tránh khỏi mùi và vi khuẩn bám lại.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Sức khỏe sẽ được bảo vệ nếu vệ sinh được đảm bảo

Tính thẩm mỹ cao 

Bạn sẽ nâng cao được sức hấp dẫn cho phòng tắm mà bạn dày công lên ý tưởng decor. Cũng như thể hiện được gu thẩm mỹ của mình thì nên tách riêng bồn cầu vào một không gian khác. Nhường lại sự xinh đẹp cho những bài trí khác của phòng tắm như lavabo, vòi sen, bồn tắm,…

Không gian 

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Không gian vô cùng sang trọng và đẹp mắt nếu thiết kế đồng bộ hai nơi này

Có một điều chắc chắn rằng thiết kế nhà vệ sinh và phòng tắm riêng biệt sẽ mang đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Không gian sạch sẽ của phòng tắm sẽ được tách khỏi những cảm giác khó chịu từ nhà vệ sinh. Vật dụng bài trí trong hai không gian này cũng thuận tiệc hơn cho việc sử dụng. Trong quá trình vệ sinh và bảo dưỡng hai khu vực này cũng dễ dàng hơn với sự rạch ròi về chức năng của chúng. 

Tiêu chuẩn trong thiết kế và cách bố trí 

Tiêu chuẩn về kích thước, diện tích 

Nhà vệ sinh diện tích nhỏ

Lên thiết kế nhà vệ sinh vỏn vẹn 2,5 m2 – 3 m2 thì cần sự khéo léo sắp đặt các vật dụng sau cho hợp lý. Vì không gian hẹn hẹp nên sử dụng những vật tối giản nhất có thể tránh trường hợp mọi thứ chồng chéo lên nhau. Nhà vệ sinh gồm bồn cầu, vòi xịt, khay đặt giấy, thùng rác. Nhà tắm gồm lavabo nhỏ gọn, vòi sen và kệ đựng dầu gội, sữa tắm.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Yên tâm vẫn có thể sở hữu nhà vệ sinh đẹp dù diện tích nhỏ

>>>Xem thêm: Nhà lệch tầng – bí kíp tiết kiệm diện tích, tối ưu hóa không gian

Nhà vệ sinh diện tích vừa

Nhà vệ sinh gia đình có diện tích khoảng 4m2 đến 6m2 sẽ trông có nhiều không gian thoáng đãng hơn. Gia chủ cũng dễ dàng bố trí thêm một số đồ nội thất theo sở thích như như tủ đựng, bồn tiểu nam,…Kiểu diện tích vừa này phù hợp với những căn nhà cấp 4, nhà ống dài, nhà chữ L.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Kết hợp bồn tiểu nam nếu muốn tiện dụng hơn

Nhà vệ sinh diện tích rộng 

Thật tuyệt vời nếu nhà bạn có nhiều diện tích để thiết kế phòng tắm lớn với diện tích khoảng 10 m2 trở lên. Sự lựa chọn nội thất cũng không bị gò bó. Bạn có thể đặt hẳn một chiếc bồn tắm nằm hoặc khu tắm đứng vô cùng thoải mái.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Sở hữu một chiếc phòng tắm rộng rãi là ước muốn của nhiều người

Một chiếc gương soi cùng lavabo lớn vô cùng bắt mắt. Vòi sen âm trần, máy xông hơi, máy sấy tay, tủ đựng mỹ phẩm,… Theo sở thích của chủ nhà còn có thể thêm cây xanh, tranh ảnh vào căn phòng này để tăng tính thẩm mỹ. Cũng như đem lại không gian nghỉ dưỡng thực thụ.

Bố trí nội thất

Sự phân định không gian giúp việc bố trí các vật dụng cần thiết phục vụ cho từng nhu cầu vệ sinh cá nhân riêng. Cũng như gia chủ có thể thỏa sức bày trí thêm vật trang trí, phụ kiện khác để tăng tính thẩm mỹ.

Nhà vệ sinh

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Nội thất gọn gàng giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian
  • Để giúp thuận tiện cho việc đi lại. Nên lựa chọn cửa nhà vệ sinh có chiều cao khoảng 1.9 m – 2.1 m – 2.3 m.  Chiều rộng tương ứng sẽ là 0.68 m – 0.82 m – 1.02 m. 
  • Quạt thông gió là thứ không thể thiếu cho phòng vệ sinh.
  • Nơi để giấy toilet không đặt quá xa bồn cầu.

Nhà tắm

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Nhà tắm có thể được trang hoàn tối giản hoặc lộng lẫy theo ý muốn gia chủ
  • Vì khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước nên chú ý lựa chọn những vật liệu có độ nhám vừa phải. Gạch lát lót sàn có độ bền cao, không bay màu. Nếu không sẽ dễ bám dơ, ố màu, bị mài mòn và khó chùi rửa.
  • Kích thước gạch lát nền phổ biến cho phòng tắm là 20 x 20 cm. Gạch ốp tường là 20×20 cm hoặc 20×30 cm.
  • Không thiết kế giá treo khăn quá gần chỗ đứng tắm.
  • Chiều cao cửa trần tối thiểu là 2m2 và không ốp gạch lên sát trần mà chỉ nên dùng sơn.

>>> Xem thêm: Một số ý tưởng trang trí phòng ngủ nhỏ cho nữ không giường đẹp

Thiết kế theo phong thủy

Nhà vệ sinh 

Việc đặt nhà vệ sinh ngay trung tâm của ngôi nhà là điều đặt biệt kiêng kỵ nhé. Đầu tiên là nó sẽ gây mất mỹ quan cho tổng thể ngôi nhà. Còn theo phong thủy thì việc này sẽ khiến sức khỏe cũng như vận khí của các thành viên trong gia đình bị suy yếu.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Hóa giải phong thủy cho nhà vệ sinh để tránh tai họa
  • Chú ý thiết kế 2 nhà vệ sinh cùng tầng quay lưng vào nhau.
  • Nếu nhà nhiều tầng thì nhà vệ sinh tầng trên không nằm trên phòng ngủ tầng dưới. Điều này sẽ sinh ra hung khí khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngủ ở tầng dưới.
  • Tránh cho hướng của bồn cầu trùng với hướng nhà hoặc trực xung với giường, bếp nấu.
  • Cũng không chọn hướng bồn cầu quay về hướng Bắc. Tốt nhất là đặt hướng vuông góc hoặc chéo với cửa nhà vệ sinh.

Nhà tắm 

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Màu sắc cũng như vật liệu nên lựa chọn theo phong thủy
  • Không thiết kế cửa nhà tắm hay nhà vệ sinh đối diện cửa ra vào phòng ngủ hoặc đối diện giường ngủ.
  • Treo gương trong phòng tắm  được coi là cách hóa giải phong thủy. Gương giúp đẩy lùi năng lượng không tốt.
  • Không chọn bồn tắm có hình dạng rõ ràng hoặc hình tam giác.
  • Màu chủ đạo nên là các gam màu sáng sủa như màu trắng, vàng nhạt, xanh da trời.
  • Lựa chọn các vật liệu như sứ, kính, đá sỏi sẽ có “sức đề kháng cao” với nước (Thủy).

Một số lưu ý khi lựa chọn nội thất trong nhà vệ sinh và nhà tắm

Lựa chọn các sản phẩm, thiết bị vệ sinh như: chậu rửa, vòi chậu, bồn cầu. Thiết bị nhà tắm như vòi sen tắm, bồn tắm, bồn sục, cabin tắm đứng, vách ngăn… Với tiêu chí hàng đầu phải là chất lượng bền bỉ. Sau đó là phải phù hợp với không gian chung. Và phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng của gia đình.

Lavabo 

Chậu rửa mặt (lavabo) là bộ phận quyết định đến thẩm mỹ của phòng tắm. Đừng quên bố trí lavabo gần cửa để khi bước vào là bắt gặp ngay. Không nên thiết kế sâu bên trong nhà tắm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của căn phòng.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Lavabo là bộ phận quyết định vẻ đẹp của phòng vệ sinh

Nên lắp đặt theo chiều cao tiêu chuẩn dành cho người Việt Nam là từ 75 – 85 cm với người lớn và 50 – 60 cm đối với trẻ em. Với chiều cao này người sử dụng sẽ không bị cúi quá thấp và cũng ngăn được tình trạng văng nước ra sàn.

>>> Xem thêm: Mách bạn cách thiết kế phòng khách nhà ống đẹp 4m siêu bắt mắt

Cây xanh

Để có thêm mảng xanh giúp thư giãn cũng như lọc không khí trong nhà tắm, nhà vệ sinh thì có thể đặt vào đó vài chậu cây. Một số loài thích hợp với bóng râm để trồng ở hai khu vực này là cây lưỡi hổ, cây thường xuân, cây trầu bà, cây bạc hà, cây lô hội, cây dương xỉ,…

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Kết hợp cây xanh vừa đủ để dung hòa thiên nhiên cho căn phòng

Tuy nhiên không nên trồng quá nhiều cây cối trong nhà tắm. Nếu không muốn các côn trùng như muỗi hoặc vi khuẩn phát triển. Vì độ ẩm cũng như không gian kín là điều kiện lý tưởng cho chúng sinh sôi. Hãy cân nhắc những vị trí nào nên đặt cây gì phù hợp với hình dáng của cây cũng như không gian trống của căn phòng. Nếu không căn phòng sẽ trở nên rối rắm, um tùm.

Gương

Những yếu tố góp phần quan trọng trong việc lựa chọn mẫu gương soi cho nhà tắm phù hợp có thể kể đến bao gồm: kích cỡ; hình dáng; mẫu mã; chất liệu; màu sắc. Gương cũng cần được chọn dựa theo phong thủy về chiều cao, chiều rộng và vị trí đặt để.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Chiếc gương soi giúp phòng vệ sinh được sáng sủa và bắt mắt

Ngoài các mẫu gương truyền thống, đơn giản hình chữ nhật hoặc hình tròn. Hiện nay thị trường còn đang phổ biến mẫu gương nhà tắm kết hợp với đèn LED viền bên ngoài. Giúp gương sáng và không gian căn phòng trông nổi bật hơn.

>>> Xem thêm: Lợi ích & Nguyên tắc của thiết kế nhà thông tầng

Vòi sen 

Đây là thiết bị vô cùng quen thuộc với mọi gia đình Việt. Có hai loại được sử dụng nhiều là vòi sen có vòi cầm tay có thể di chuyển khắp nơi. Hoặc loại hiện đại hơn là vòi sen tắm cây cố định tại một vị trí duy nhất. Ngoài ra tại các căn hộ sang trọng còn sử dụng vòi sen âm trần như phun mưa tuyệt đẹp.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Vòi sen là thiết bị rất cần thiết cho nhà tắm hiện đại

Vị trí chiều cao vòi sen tiêu chuẩn từ 7,7m đến 8m và và bát sen vừa tầm tay với khoảng 1m6 đến 1m8. Bạn nên lựa chọn vòi sen được sản xuất bởi các chất liệu không gỉ sét như hợp kim đồng; inox 304; nhựa ABS mạ chrome,..

Tham khảo thêm một số mẫu nhà vệ sinh và nhà tắm

Chắc hẳn mọi người đều mong muốn sở hữu phòng vệ sinh vừa đẹp lại vừa tiện nghi cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng thiết kế. Dưới đây là một vài gợi ý mẫu nhà vệ sinh đang được ưu chuộng nhất hiện nay.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Phong cách thiết kế hiện đại, tiện nghi với đầy đủ nội thất sang trọng
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Phong cách vintage, đơn giản với gam màu trắng đan xen màu gỗ
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Phong cách tối giản minimalism trắng xám tinh tế

Thông qua những chia sẽ về thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng của Mogi.vn đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về xu hướng này. Hi vọng các gợi ý ở trên sẽ mang lại nhiều ý tưởng khi bắt tay xây dựng ngôi nhà mơ ước của gia đình bạn.

>>> Xem thêm:

Ngô Thị Huỳnh Như
Ngô Thị Huỳnh Như
Huỳnh Như - hiện là content writer của Mogi.vn - trang thông tin, mua bán bất động sản uy tín!
spot_img

TIN LIÊN QUAN