spot_img
Trang chủTin bất động sảnThị trườngKinh Nghiệm Cải Tạo Nhà Cũ Thành Nhà Mới Tiết Kiệm Chi...

Kinh Nghiệm Cải Tạo Nhà Cũ Thành Nhà Mới Tiết Kiệm Chi Phí

Nếu bạn có nhu cầu cải tạo nhà và cần kinh nghiệm cải tạo nhà cũ giúp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn có được không gian sống tiện lợi và thoải mái. Bài viết sau đây Mogi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cải tạo nhà cũ, cải tạo nhà phố sang trọng, cách sửa nhà cấp 4 cũ đẹp và tiết kiệm chi phí… và những lưu ý cần biết khi bạn tiến hành sửa chữa căn nhà cũ của mình.

Nguyên tắc quan trọng khi cải tạo nhà cũ

Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ quan trọng sau đây bạn cần lưu lại cho những bước đầu của việc sửa chữa của mình.

Hoạch định chi tiết quá trình và chi phí cải tạo

Xác định mục tiêu cụ thể cho dự án cải tạo, lập kế hoạch công việc đầy đủ từ việc hạ dỡ đến xây dựng mới đồng thời tạo lịch trình linh hoạt để quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả là bước đầu tiên.

Gia chủ cũng cần ưu tiên lập dự toán chi phí cải tạo nhà ở trước khi bắt đầu thi công nếu có mong muốn cải tạo nhà cũ giá rẻ. Thực hiện điều này giúp đảm bảo việc dự trù chi phí một cách chính xác, từ gia chủ sẽ đo lường tài chính phù hợp cho việc lựa chọn phương án cải tạo lại nhà cũ đẹp và tiết kiệm hơn. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng biến động chi phí khi cải tạo nhà cũ thành nhà mới, trì hoãn thời gian thi công và tạo ra mức độ an toàn tài chính cao hơn cho bạn. 

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ nhất: Hoạch định chi tiết quá trình và chi phí cải tạo
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ nhất: Hoạch định chi tiết quá trình và chi phí cải tạo

Thứ tự cải tạo, sửa chữa nhà cũ

Theo kinh nghiệm sửa nhà cũ được quan tâm nhất hiện nay thì việc sắp xếp thứ tự cải tạo nhà cửa cũng rất quan trọng. Có thể tùy theo kết cấu ngôi nhà của bạn mà thứ tự chỉnh sửa sẽ có sự điều chỉnh thích hợp nhất.

Nếu không đủ chuyên môn và thời gian mày mò hoặc nhằm tối ưu hóa công năng ngôi nhà thì bạn đừng ngần ngại tìm đến các dịch vụ cải tạo nhà uy tín để cải tạo nhà đẹp hơn nhé. Sau đây là thứ tự sửa chữa được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm cải tạo nhà cũ phổ biến hiện nay: Bạn có thể chia làm 2 giai đoạn là xây dựng cơ bản và hoàn thiện nhà mới.

Giai đoạn cơ bản: 

  • Gỡ bỏ và phá dỡ những phần bạn muốn cải tạo.
  • Bắt đầu xây dựng.
  • Lắp đặt hệ thống điện, nước.
  • Thực hiện các công tác cấu kiện trong toàn bộ quá trình sửa chữa.

Giai đoạn hoàn thiện nhà mới:

  • Tiến hành sơn tường, lát gạch và đóng trần nhà.
  • Lắp đặt các thiết bị nội thất sử dụng như kệ, bồn, đèn, đồ công nghệ.
  • Trang trí ngôi nhà: rèm cửa, cây xanh…
  • Kiểm tra tổng quát toàn bộ căn nhà nhằm phát hiện sai sót và sửa chữa kịp thời trước khi chính thức sử dụng.
  • Tổng vệ sinh để đón nhà mới.
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ hai: Thứ tự cải tạo, sửa chữa nhà cũ
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ hai: Thứ tự cải tạo, sửa chữa nhà cũ

Kiểm tra kết cấu hiện tại của nhà cũ

Những ngôi nhà đã hoàn thiện từ nhiều năm về trước thường không tuân theo các quy chuẩn thiết kế cụ thể mà thay vào đó phụ thuộc vào kinh nghiệm của đội thợ xây. Điều này đã dẫn đến vào thời điểm hiện tại, chúng không còn đáp ứng được yêu cầu về mặt thẩm mỹ và không thể phát huy toàn diện công dụng của mình.

Đặc biệt, sau một thời gian dài sử dụng, ngôi nhà thường gặp phải các vấn đề phổ biến như nứt sàn, ẩm mốc hay hỏng mái… Nếu có thêm thành viên trong gia đình, ngôi nhà có diện tích nhỏ sẽ không còn đủ không gian sử dụng. Khi bạn nắm rõ tình trạng hiện tại của ngôi nhà, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lên phương án cải tạo lại căn nhà cũ của mình. 

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ ba: Kiểm tra kết cấu hiện tại của nhà cũ
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ ba: Kiểm tra kết cấu hiện tại của nhà cũ

Xem thêm: Tường Bị Ẩm Mốc: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Một số điểm cần lưu ý khi kiểm tra kết cấu theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiện nay:

  • Kết cấu chịu lực của các phần cơ bản như móng, dầm, cột,..
  • Vấn đề ẩm mốc trong các phần tường hoặc trần nội và ngoại thất, cũng như ở sân thượng hay nhà vệ sinh.
  • Hệ thống điện – nước và cửa ra vào, cửa sổ.
  • Các vấn đề về thoát hơi, rò rỉ nước từ mái nhà, ở những vị trí tiếp xích với ngôi nhà hàng xóm.  

Xin giấy phép cải tạo lại nhà

Khi nhà đất được cải tạo và thuộc đối tượng cần phải xin giấy phép, gia chủ sẽ cần thực hiện thủ tục xin phép bằng cách nộp hồ sơ xin cải tạo nhà ở tới UBND cấp quận/huyện nơi có nhà ở cần cải tạo để xin cấp phép. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà.
  • Bản vẽ thiết kế cải tạo nhà ở.
  • Ảnh chụp hiện trạng các hạng mục công trình, nhà ở đề nghị xin cải tạo.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, sở hữu nhà chứng minh quyền sở hữu, quản lý nhà ở đề nghị cải tạo.
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ tư: Xin giấy phép cải tạo lại nhà
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ tư: Xin giấy phép cải tạo lại nhà

Nếu nhận được phép cải tạo, việc tiến hành phải hoàn thành trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép. Trong trường hợp vượt quá thời hạn hoặc muốn thay đổi thiết kế cải tạo ban đầu, bạn sẽ cần thực hiện thủ tục xin gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép cải tạo nhà ở một cách riêng lẻ.  

Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Sửa Chữa Nhà, Cải Tạo Nhà Cập Nhật Mới Nhất Trong Năm 2023

Không nên bỏ móng nền cũ nếu còn tốt

Có những ngôi nhà đã rất cũ và xuống cấp, nhưng sàn đá và gỗ vẫn còn mới, thậm chí giữ nguyên màu sắc, không bị trầy xước hay bong tróc. Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tốt nhất hiện nay, chủ nhà có thể đánh bóng sàn hoặc lát lại khi sửa sang nhà mà không cần phải cạy để trát lại nền gạch, điều này sẽ giúp cắt giảm chi phí cải tạo nhà.

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ năm: Không nên bỏ móng nền cũ nếu còn tốt
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ năm: Không nên bỏ móng nền cũ nếu còn tốt

Xem thêm: TOP 4 loại móng nhà dân dụng cơ bản bạn cần biết khi xây nhà

Giữ lại một phần của ngôi nhà cũ cũng là một cách để gia chủ lưu giữ những kỷ niệm quý báu của quá khứ. Nó tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, đồng thời sẽ tạo ra một không gian sinh hoạt độc đáo và hấp dẫn.  

Cẩn thận với các tường chịu lực, tường bê tông cốt thép

Một kinh nghiệm cải tạo nhà cũ quan trọng là hạn chế tối đa việc tác động tới kết cấu chịu lực. Trường hợp kết cấu ngôi nhà vẫn vững vàng, chưa bị xuống cấp, bạn có thể sử dụng cột trụ làm điểm mốc để phân chia thiết kế nhà một cách phù hợp. Hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên và thông hơi không khí trong thiết kế để tạo sự thông thoáng bên trong căn nhà, đồng thời quan tâm đến điều kiện khí hậu.

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ sáu: Cẩn thận với các tường chịu lực, tường bê tông cốt thép
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ sáu: Cẩn thận với các tường chịu lực, tường bê tông cốt thép

Trong trường hợp điều chỉnh, thêm tầng hoặc xây thêm gác lửng, hãy kiểm tra và nâng cấp nền móng để đảm bảo khả năng chịu lực. Đối với hệ thống điện và đường cấp thoát nước, hãy chọn vị trí thuận tiện để tránh va đập và ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.

Xem xét các yếu tố phong thủy

Sự phối hợp của nguyên tắc phong thủy trong không gian sống là một điều rất quan trọng với đa số gia đình Việt Nam. Điều này thể hiện niềm tin rằng ngôi nhà là cốt lõi của gia đình đồng thời việc sửa chữa nhà cũng ảnh hưởng đến cung mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình.  

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ bảy: Xem xét các yếu tố phong thủy
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ bảy: Xem xét các yếu tố phong thủy

Xem thêm: 5+ Bí Quyết Cải Tạo Phòng Trọ Siêu Tiết Kiệm Nhưng Vẫn Sang Chảnh Hết Nước Chấm

Tái sử dụng nội thất và ưu tiên vật liệu tiết kiệm

Rất nhiều gia chủ nghĩ rằng để thay đổi không gian sau khi sửa chữa, cải tạo nhà, họ phải hoàn toàn thay đổi nội thất. Nhưng theo kinh nghiệm của Mogi trong việc cải tạo nhà cũ tiết kiệm, bạn có thể hoàn toàn tận dụng đồ cũ để tiết kiệm chi phí tối đa. 

Nếu đồ nội thất bạn đang sử dụng không quá cũ, hãy làm sạch và sơn lại với màu mới phù hợp với không gian sau khi sửa chữa. Bạn cũng có thể xem xét bán đồ cũ để bù vào chi phí đầu tư nội thất mới. 

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ tám: Tái sử dụng nội thất và ưu tiên vật liệu tiết kiệm
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thứ tám: Tái sử dụng nội thất và ưu tiên vật liệu tiết kiệm

Xem thêm: Cách Phối Màu Sơn Nhà Đẹp Mắt Từ Trong Ra Ngoài Chuẩn Nguyên Tắc

Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả

Mogi sẽ gợi ý cho bạn một vài kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng vào kế hoạch cải tạo lại ngôi nhà của mình.

Thay đổi màu sơn cho căn nhà

Khi chọn lựa chất liệu sơn, bạn nên chọn các loại sơn có chất lượng cao để đảm bảo độ bền và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Đối với giấy dán tường, chất liệu bền đẹp sẽ tạo điểm nhấn sang trọng và tinh tế cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp với yếu tố môi trường như nắng, gió, mưa, bạn cần sử dụng các vật liệu có chất lượng tốt nhất để đảm bảo độ bền và sự ổn định cho không gian sống của mình.

Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Thay đổi màu sơn cho căn nhà
Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Thay đổi màu sơn cho căn nhà

Xem thêm: Quy Trình Sơn Nhà Chuẩn 5 Bước Theo Hướng Dẫn Của Chuyên Gia

Bố trí lại vị trí nội thất

Cải tạo nội thất thường tập trung vào việc điều chỉnh thiết kế bên trong của không gian, bao gồm sắp xếp lại phòng ngủ, thay đổi màu sắc và vật liệu, cũng như đồ trang trí. Mục tiêu chính của việc cải tạo nội thất là nâng cao sự thoải mái, thẩm mỹ và tính chất chức năng của không gian, tạo ra một môi trường sống hoặc làm việc lý tưởng hơn.

Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Bố trí lại vị trí nội thất
Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Bố trí lại vị trí nội thất

Đổi mới hệ thống chiếu sáng

Có nhiều cách thiết kế để cải tạo nhà cũ một cách hiệu quả và khắc phục vấn đề thiếu ánh sáng. Một phương pháp là loại bỏ các bức tường không phải là tường chịu lực của căn nhà để mở rộng không gian và tạo điều kiện cho ánh sáng tỏa khắp phòng, tăng cường độ sáng tổng thể cho ngôi nhà. Tuy nhiên hãy gặp đội ngũ chuyên gia để không gây thiệt hại ngoài mong muốn.

Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Đổi mới hệ thống chiếu sáng
Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Đổi mới hệ thống chiếu sáng

Thay rèm, khăn trải bàn và vải sofa

Mỗi phong cách nội thất bạn chọn là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình dạng và chất liệu, nhằm tạo ra một không gian đặc trưng mang đậm nét riêng của gia chủ. Rèm, khăn trải bàn và vải sofa là một trong những yếu tố giúp chủ nhà dễ định hình phong cách nhất nên nó cần sự lựa chọn chính xác và phù hợp với phong cách đã chọn để cải tạo ngôi nhà.

Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Thay rèm, khăn trải bàn và vải sofa
Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ hiệu quả: Thay rèm, khăn trải bàn và vải sofa

Nếu gia đình bạn có sử dụng sofa thì hãy nghĩ đến việc thay vải sofa đầu tiên nhất khi muốn cải tạo lại không gian phòng khách với mức chi phí vô cùng tiết kiệm. Chúng sẽ tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho phòng khách cũng như là một cách tinh tế để tạo ra sự mới lạ và sang trọng cho không gian sống của gia đình. 

Tận dụng việc thay vải ghế sofa để tạo sự mới lạ cho không gian sống
Tận dụng việc thay vải ghế sofa để tạo sự mới lạ cho không gian sống

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ cho từng loại hình

Tùy vào loại hình nhà ở của bạn hiện tại mà sẽ có những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ phù hợp được giới thiệu ngay sau đây:

Kinh nghiệm cải tạo biệt thự cũ

Biệt thự là loại hình nhà ở phổ biến trong tầng lớp thượng lưu, thường mang đậm dấu ấn sang trọng và sở hữu nội thất lớn cùng với đồ nội thất xa hoa. Tuy nhiên, theo thời gian, biệt thự cũng sẽ trải qua quá trình xuống cấp như bất kỳ ngôi nhà nào khác và đòi hỏi việc tu bổ để duy trì và nâng cao giá trị của ngôi nhà.

Kinh nghiệm cải tạo biệt thự cũ hiệu quả
Kinh nghiệm cải tạo biệt thự cũ hiệu quả

Trước khi cải tạo biệt thự cũ thành mới, cần chú ý những điểm sau:

  • Chọn một đội ngũ thi công có kinh nghiệm và chất lượng để đảm bảo công trình được thực hiện hiệu quả.
  • Thực hiện khảo sát kỹ lưỡng và lựa chọn món đồ nội thất phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại, tránh mốt cũ.
  • Ưu tiên chọn món đồ chất lượng để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
Lưu ý trước khi cải tạo biệt thự cũ thành mới
Lưu ý trước khi cải tạo biệt thự cũ thành mới

Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 cũ

Người dân Việt Nam đã lâu nay quen với cuộc sống trong những ngôi nhà cấp 4. Tuy nhiên, theo sự phát triển, ngày nay mọi người đều mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, nên nhu cầu sử dụng và yêu cầu thẩm mỹ trong xây dựng cũng đã tăng lên đáng kể.

Xem thêm: Bỏ túi 15 phương án cải tạo nhà cấp 4 đẹp và siêu tối ưu chi phí

Do đó, ngày nay có nhiều người mong muốn cải tạo nhà cấp 4, đặc biệt là cải tạo nhà cấp 4 nông thôn cũ của mình. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để cùng nhau tích lũy kinh nghiệm trong quá trình cải tạo nhà cấp 4.

Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 cũ tối ưu chi phí
Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 cũ tối ưu chi phí

Dưới đây là một số biện pháp cải tạo nhà cấp 4 hữu ích mà bạn có thể tham khảo:

  • Thêm gác lửng: Kết hợp thêm một căn gác lửng để tối đa hóa diện tích sử dụng của ngôi nhà cấp 4.
  • Bố trí nội thất thông minh: Hiệu chỉnh bố trí các món đồ nội thất trong nhà để mở rộng và tối ưu hóa diện tích sử dụng của căn nhà.
  • Chọn màu sắc phù hợp: Hạn chế sử dụng các sản phẩm trang trí nội thất có màu sắc rực rỡ, nhất là trong không gian nhỏ, để tránh tạo cảm giác bí bách và khó chịu.
Một số biện pháp cải tạo nhà cấp 4 hữu ích
Một số biện pháp cải tạo nhà cấp 4 hữu ích

Xem thêm: Trang trí nhà cấp 4 cũ thành mới chi phí siêu tiết kiệm, đẹp ngỡ ngàng

Kinh nghiệm cải tạo nhà phố cũ

Ở các khu vực đông đúc dân cư, như thành phố hoặc trung tâm đông dân, các căn nhà phố thường theo kiến trúc nhà ống. Thông thường, nhà ống có đặc điểm chật hẹp và phức tạp, điều này tạo ra những thách thức trong quá trình cải tạo. Do đó, các phương án cải tạo và sửa chữa nhà ống sẽ được đưa ra dựa trên các khuyết điểm và hạn chế cụ thể của từng căn nhà.  

Kinh nghiệm cải tạo nhà phố cũ trở nên hiện đại và sang trọng
Kinh nghiệm cải tạo nhà phố cũ trở nên hiện đại và sang trọng

Cải tạo nhà ống cấp 4 loại nhà phố phổ biến nhất hiện nay, ta có thể tối ưu bằng việc nâng cấp thành nhà 2 tầng hoặc thiết kế sân, giếng trời để mở rộng không gian. Bố trí lại nội thất, loại bỏ vật dụng không cần thiết, và sử dụng nội thất nhỏ gọn, hiện đại. Đối với nhà ống mặt tiền, có thể thay đổi màu sơn, trang trí ban công và mở cửa để tăng ánh sáng tự nhiên.  

Các biện pháp cải tạo tối ưu nhà ống cấp 4
Các biện pháp cải tạo tối ưu nhà ống cấp 4

Kinh nghiệm cải tạo chung cư cũ

Trong thời đại hiện nay, nhiều chung cư trở nên cũ kĩ và lạc hậu, cho nên việc đòi hỏi nâng cấp không gian sống là không thể tránh khỏi. Mogi đã tổng hợp một số phương pháp cải tạo hữu hiệu dưới đây để giúp bạn mang lại sự mới mẻ cho căn chung cư cũ của mình.

Kinh nghiệm cải tạo chung cư cũ trở nên tiện nghi hơn
Kinh nghiệm cải tạo chung cư cũ trở nên tiện nghi hơn
  • Loại bỏ những món đồ nội thất cồng kềnh, chiếm diện tích lớn trong căn nhà, thay vào đó ưu tiên lựa chọn các món đồ nội thất thông minh, đa năng như ghế gấp gọn và các sản phẩm có khả năng tối ưu hóa diện tích.
  • Cải tạo kỹ phần nền và trần nhà để tăng thời gian sử dụng lâu dài hơn, đồng thời mang lại sự bền bỉ cho căn hộ cũng như tiết kiệm chi phí bảo trì.
  • Chọn mẫu thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, sang trọng để tạo nên không gian hiện đại và thoải mái trong căn nhà.
Một số phương pháp cải tạo hữu hiệu chung cư cũ
Một số phương pháp cải tạo hữu hiệu chung cư cũ

Kinh nghiệm cải tạo nhà 2 tầng cũ

Nhà 2 tầng cũ đã không còn quá xa lạ với người dân từ nông thôn đến thành thị. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, nhà 2 tầng sẽ có xu hướng xuống cấp, gây ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan bề ngoài và độ bền chắc của nó. Hãy cùng Mogi khám phá những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ để tạo ra sự mới mẻ và tiện ích.

Kinh nghiệm cải tạo nhà 2 tầng cũ bền bỉ hơn
Kinh nghiệm cải tạo nhà 2 tầng cũ bền bỉ hơn

Các phương pháp sau đây sẽ giúp cải tạo và nâng cấp không gian sống trong nhà 2 tầng cũ của bạn một cách hiệu quả và tinh tế.

  • Thay đổi màu sắc: Ưu tiên lựa chọn những màu sắc có tông nhẹ nhàng để mang đến sự tinh tế cho ngôi nhà.
  • Loại bỏ chi tiết không cần thiết: Các chi tiết cầu kỳ như chi tiết phào chỉ và những hoa văn được chạm trổ công phu thường gây cảm giác chật hẹp và bí bách, nên việc loại bỏ bớt chúng sẽ tạo không gian mở thoáng hơn.
  • Kết hợp ban công xanh: Tăng cường không gian xanh bằng cách kết hợp thêm không gian của ban công để trồng cây, hoa để tạo ra không gian sống gần gũi với thiên nhiên.

Xem thêm: Nhà đẹp 2 tầng gây ấn tượng sau màn cải tạo xuất sắc

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ để tạo ra sự mới mẻ và tiện ích cho không gian sống
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ để tạo ra sự mới mẻ và tiện ích cho không gian sống

Kết luận

Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ được áp dụng nhiều nhất hiện nay vừa được Mogi giới thiệu đến bạn đọc thông qua bài viết trên. Truy cập thêm vào trang tin Mogi.vn để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Xem thêm:

Phan Yến
Phan Yến
Hi. Mình là Yến Phan, các bạn có thể gọi mình là Yennie. Hiện tại mình là một Content Writer của trang Mogi.vn - trang thông tin, mua bán bất động sản uy tín. Chào mừng các bạn đã ghé đến với các bài viết của mình, hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn!
spot_img

TIN LIÊN QUAN