spot_img
Trang chủReviewChùa Lá Sen - Điểm Check-in Mới Lạ Giữa Lòng Đồng Tháp

Chùa Lá Sen – Điểm Check-in Mới Lạ Giữa Lòng Đồng Tháp

Chùa Lá Sen Sa Đéc là một địa điểm mới nổi gần đây ngụ tại tỉnh Đồng Tháp. Ngôi chùa này còn được gọi là Phước Kiến Tự, thu hút khách tham quan bởi những cây sen khổng lồ hiếm gặp. Nếu có ý định đến với Sa Đéc thì hãy cùng Mogi tìm hiểu một chút về ngôi chùa này nhé!

Đôi nét về chùa Lá Sen

Sau đây, Mogi sẽ giới thiệu vài nét về Chùa Lá Sen, như lịch sử hình thành, nguồn gốc của chùa, đường đi đến chùa hay mùa vãn cảnh chùa đẹp nhất

Lịch sử và nguồn gốc thành lập

Chùa Lá Sen đã có tuổi thọ hơn 150 năm, được xây dựng trước thời vua Thiệu Trị – lên ngôi năm 1841 và mất năm 1847. 

Chùa Lá Sen Đồng Tháp hay Phước Kiến Tự là một ngôi chùa được xây dựng vào đời vua Thiệu Trị. Ngôi chùa này từng được sử dụng làm cơ sở hoạt động cách mạng trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, là kháng chiến chống Mỹ và kháng chiến chống Pháp.

Chùa Lá Sen
Đôi nét về chùa Lá Sen

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi chùa vẫn hiên ngang đứng vững trước những lần mưa bom bão đạn, vẫn giữ được nét cổ kính từ ngàn xưa. Và giờ đây, chùa Lá Sen đã trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng tại miền Tây sông nước.

Những hố bom từng phá hoại ngôi chùa được các sư thầy sử dụng để dùng làm hồ sen. Vừa che lấp được vết tích của chiến tranh, lại giúp tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho chùa.

chùa lá sen
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi chùa vẫn hiên ngang đứng vững trước những lần mưa bom bão đạn

Xem thêm: Đền Mẫu Đồng Đăng – Chốn Linh Thiêng Bậc Nhất Xứ Lạng

Chùa Lá Sen ở đâu?

Địa chỉ Chùa Lá Sen Đồng Tháp là ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Theo như lời kể của sư trụ trì Thích Huệ Từ, Chùa Lá Sen là một ngôi chùa rất lớn, uy nghiêm, cổ kính. Ngoài ra chùa còn sở hữu không gian thanh tịnh, mát mẻ, thoáng đãng. Nơi đây còn là cơ sở cách mạng. 

Tuy nhiên, chùa Lá Sen đã bị sập vào năm 1966 do bom đạn của địch tàn phá. Đến năm 1975, chùa đã được xây dựng lại với kiến trúc đơn giản gồm: cổng vào, chính điện và tháp thờ Phật Quan Âm. 

chùa lá sen
Chùa Lá Sen ở đâu?

Xem thêm: Cuối Năm Nên Đi Du Lịch Ở Đâu? Những Địa Điểm Không Thể Bỏ Lỡ

Đường đi đến Chùa Lá Sen

  • Đường đi chùa Lá Sen Đồng Tháp từ Sài Gòn:

Nếu bắt đầu từ Sài Gòn, bạn đi theo hướng Tây Bắc ra Phan Văn Hớn. Sau đó, bạn tiếp tục đi đến xa lộ Đại Hàn để vào đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh. Bạn chạy xe thêm 40km nữa, sẽ thấy vòng xuyến thì đi theo lối ra thứ nhất để vào quốc lộ 1A. Từ đây, chạy thêm 57km nữa sẽ đến Sa Đéc. 

Nếu bạn đi ô tô, thì bạn đi về hướng Bình Chánh, đến nút giao Bình Thuận thì chạy lên cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Sau đó, bạn chạy thêm 50km nữa và rẽ phải vào quốc lộ 1A. Từ đó là có thể chạy thẳng lên cầu Mỹ Thuận. 

Chùa Lá Sen
Đường đi đến Chùa Lá Sen
  • Đường đi chùa Lá Sen từ Vĩnh Long: 

Nếu xuất phát từ Vĩnh Long, bạn đi hướng Nam lên Đinh Tiên Hoàng theo hướng Hẻm 112. Khi gặp vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ 2 để vào QL1A để tới Cần Thơ. Đi thêm 7km nữa bạn rẽ vào ĐT908, đến ngã tư thì rẽ phải. Chạy chừng 10km nữa bạn sẽ đến chỗ đỗ xe để vào chùa Lá Sen.

Xem thêm: Hòn Một Phú Quốc: Thiên Đường Cho Các Tín Đồ Mê Du Lịch

Đi chùa Lá Sen mùa nào đẹp nhất?

Tháng 9, tháng 10 tại tại Sa Đéc là mùa nước nổi và đây chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn có thể đến chùa Lá Sen và ngắm những cây sen khổng lồ. Lúc này, lá sen ra nhiều, dày dặn, và bao phủ kín mặt ao. 

chùa lá sen
Đi chùa Lá Sen mùa nào đẹp nhất?

Hoa sen nở trong vòng 3 ngày, mỗi ngày hoa sẽ nở 2 lần, và đổi màu liên tục. Lần đầu hoa sẽ nở vào khoảng 6 giờ tối, đến 12 giờ sáng hôm sau thì sẽ bắt đầu khép lại. Đến 3 giờ hoa sẽ lại nở ra và 4 – 5 giờ hoa khép cánh. Hoa có thể đổi màu từ màu trắng hồng lúc ban đầu đến màu hồng sẫm và cuối cùng vào lần nở cuối, hoa có màu tím thẫm.

Chùa Lá Sen
Hoa sen nở trong vòng 3 ngày, mỗi ngày hoa sẽ nở 2 lần

Xem thêm: Top 11 Nhà Ma Nổi Tiếng Tại Đà Lạt Và Những Lưu Ý Khi Trải Nghiệm

Trải nghiệm những gì ở chùa Lá Sen?

Khi đến với chùa Lá Sen, có rất nhiều hoạt động mà bạn có thể tham gia. Và đặc biệt còn có một truyền thuyết thú vị liên quan đến ngôi chùa này mà Mogi sẽ bật mí ở phần cuối cho các bạn nhé!

Tham gia các hoạt động lễ phật tại Chùa

Đầu tiên khi đến chùa Lá Sen, bạn hẳn sẽ phải đi lễ chùa. Đây là một ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm. Và từ lâu đã là nơi thể hiện tín ngưỡng truyền thống của người dân nơi đây. Ngoài ra, có rất nhiều truyền thuyết bí ẩn và độc đáo gắn liền với ngôi chùa này. Chính vì vậy, ngôi chùa Lá Sen hàng năm chào đón hàng ngàn du khách tới thăm để thể hiện lòng thành kính. 

Chùa Lá Sen
Tham gia các hoạt động lễ phật tại Chùa

Xem thêm: Vườn Tiêu Phú Quốc: Địa Điểm Tham Quan Và Checkin Đẹp Nức Lòng

Checkin cùng loài sen khổng lồ

Khi nhắc tới chùa Lá Sen không thể không nhắc đến những lá sen khổng lồ. Loài sen này đã xuất hiện tại ngôi chùa từ những năm 1992, nhưng không một ai biết chính xác tên gọi của loại hoa này. Có người gọi là súng nia, cây nong tằm, cũng có người gọi là sen vua. 

chùa lá sen
Lá sen có thể chứa được 1 người có cân nặng 140kg

Lá sen này có một điểm đặc biệt là co rút theo mùa. Mùa khô lá chỉ khoảng 1 mét, nhưng vào mùa nước nổi, lá sen có thể to ra với đường kính 3 – 4 mét. Phần mép là cao hơn mặt nước 3 – 5 cm. Do đó, đây là khoảng thời gian mà chùa Lá Sen thu hút rất nhiều khách hành hương đến thăm. Những chiếc lá sen này tựa như những chiếc nón quai thao của các cô gái thuộc làng quan họ. 

chùa lá sen
Lá sen có thể chứa được 1 người có cân nặng 140kg

Thậm chí, vào mùa nước nhảy bờ, lá sen có thể chứa được 1 người có cân nặng 140kg mà không bị chìm. Tuy nhiên, vì lá sen rất giòn, nên nếu muốn đứng lên lá sen vua, bạn phải đặt một cái mâm thiếc mỏng lên trên, rồi bước vào chính giữa của lá sen.

Bạn có thể đến ngắm hồ sen vua này miễn phí. Tuy nhiên, nếu muốn ngồi lên lá sen chụp ảnh thì bạn cần trả tiền cho người dân làm dịch vụ, họ sẽ bắc ván gỗ đưa bạn lên lá, rồi chụp ảnh cho bạn. 

Chùa Lá Sen
Bạn có thể đến ngắm hồ sen vua này miễn phí

Xem thêm: Review Đỉnh Bàn Cờ Và Trải Nghiệm Chinh Phục Đỉnh Bàn Cờ Từ A-Z

Thăm cụ rùa trăm tuổi

Chùa Lá Sen còn thu hút khách du lịch bởi cụ rùa trăm tuổi. Tại ngôi chùa này, có 3 chú rùa. Trong đó, 1 con 106 tuổi (nặng 15kg), và 1 con rùa 101 tuổi (nặng 13kg). Đều được gọi bằng cái tên thân thương là “cụ rùa”. Có một điều thú vị là con rùa nhỏ tuổi nhất không bao giờ chịu xuống nước và chỉ ngủ mùng. 

chùa lá sen
Tham quan cụ rùa trăm tuổi

Các cụ rùa đã xuất hiện tại chùa từ rất lâu, cũng không ai biết cụ rùa chính xác bao nhiêu tuổi. Chỉ biết là cụ đã được nuôi từ năm 1948. Có người kể lại rằng cụ rùa ngày trước từng bị người ta đánh cắp. Thầy trụ trì ngày đó là Thích Huệ Từ tìm kiếm những không thấy cụ rùa đâu. Một ngày đi chợ, thầy nghe thấy tích dây xích loảng xoảng và thấy cụ rùa của chùa đang bị bày bán. Sau khi trả giá 1500 đồng, thầy đã chuộc được cụ rùa về. Từ đó, tình cảm của cụ rùa và ngôi chùa ngày càng khắng khít hơn. 

chùa lá sen
Các cụ rùa đã xuất hiện tại chùa từ rất lâu, cũng không ai biết cụ rùa chính xác bao nhiêu tuổi

Xem thêm: Lạc Tiên Giới – Địa Điểm Check-In Siêu Hot Khi Du Lịch Đà Lạt

Tìm hiểu sự tích về rùa và hạc

Năm 1948, có người mang một chú rùa đến tặng cho chùa. Chính là cụ rùa đã được nêu ở đoạn trên. Cụ rùa rất thích quanh quẩn bên cạnh sư trụ trì, lắng nghe thầy tụng kinh niệm Phật. Đến năm 1966, chùa bị tàn phá bởi chiến tranh khiến rùa bị lạc mất, nhưng cụ rùa vẫn tìm được đường để bỏ về chùa. 

Đến năm 1999, thầy Thích Huệ Từ khi ra chợ đã thấy một con hạc bị thợ săn trói co ro để bán. Thương tình, thầy đã bỏ tiền mua lại và phóng sanh cho hạc. Tuy nhiên, con hạc không bay đi mà theo thầy về chùa Lá Sen. 

Chùa Lá Sen
Tìm hiểu sự tích về rùa và hạc

Trong 3 cụ rùa tại chùa Lá Sen, chỉ duy nhất cụ rùa nhỏ chịu làm bạn với hạc. Hạc và rùa là một đôi bạn thân thiết, hạc luôn đậu trên lưng rùa. Mỗi khi sư ông đọc kinh kệ thì rùa và hạc đều ngồi bên cạnh.

Có câu chuyện kể rằng, một hôm nọ, trong lúc sư ông đang đọc kinh, thì bỗng nhìn thấy hạc đang ăn sống một con cá dưới ao sen. Sư ông yên lặng đọc xong bài kinh, rồi ra nói với hạc ở đây không chấp nhận việc làm đó của hạc, và bảo hạc hãy bay đi. 

Hạc bay quanh chùa mấy vòng tựa như quyến luyến, sau đó đậu lên tán bồ đề kêu lên một tiếng thảm thiết rồi vỗ cánh bay đi. Từ đó về sau, không ai còn thấy hạc nữa, chim hạc bay đi khiến cụ rùa nhỏ buồn bã. Một khoảng thời gian sau, cụ rùa cũng qua đời. 

Sư trụ trì đã ướp xác rùa và đeo vào cổ rùa một chuỗi tràng hạt. Cụ rùa cho đến nay vẫn được trưng bày trong lồng kính tại chùa. 

Chùa Lá Sen
Hạc và rùa là một đôi bạn thân thiết

Xem thêm: Chùa Thiên Hưng – Chốn Linh Thiêng vùng duyên Hải Nam Trung Bộ

Một số lưu ý khi vãn cảnh chùa Lá Sen

Đến với chùa Lá Sen, bạn cần lưu ý những điều sau đây để buổi đi chơi được thanh tịnh cũng như tôn trọng nét tôn nghiêm nơi cửa chùa:

  • Đầu tiên, khi đến chùa, bạn cần lưu ý về quần áo. Bạn nên mặc những bộ trang phục lịch sự, gọn gàng, không được hở hang, hay những bộ đồ sặc sỡ, cầu kỳ, hay váy, đầm quá ngắn. Điều này thể hiện sự bất kính và không tôn trọng Tam Bảo. 
  • Không được cho trẻ em chạy loạn trong khu vực điện thờ, nghịch phá đồ cúng hay sờ lên tượng Phật.
Chùa Lá Sen
Bạn nên mặc những bộ trang phục lịch sự, gọn gàng
  • Khi vào lễ Phật, bạn không nên đi bằng cửa chính. Vì theo quan niệm, cửa chính chùa Lá Sen nói riêng cũng như các chùa nói chung chỉ dành riêng cho Đức Phật, Ngọc Đế, Quân Vương hoặc những bậc cao tăng. Do đó, khi vào điện, bạn hãy đi bằng cửa phụ nhé! Khi đi vào cổng Tam quan thì nên đi cửa bên phải là cửa Giả quan và ra từ cổng bên trái là cổng Không quan. 
  • Khi bước vào trong điện thờ, không nên dẫm chân lên bậc cửa, người xưa quan niệm điều này là thể hiện sự bất kính với bề trên. 
  • Bạn cũng hạn chế thắp hương bên trong chùa, mà hãy thắp hương bên ngoài nhé. Ví dụ như tại đỉnh hương đặt ngoài khuôn viên chùa hay những âm thờ. 
Chùa Lá Sen
Bạn cũng hạn chế thắp hương bên trong chùa, mà hãy thắp hương bên ngoài nhé

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin lý thú về chùa Lá Sen. Hãy cập nhật Mogi thường xuyên để đón đọc những thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, mẹo vặt, du lịch nhé.

Xem thêm: 

Nguyễn Khánh Ly
Nguyễn Khánh Ly
Ly Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN