Thất Tịch hàng năm thường có mưa ngâu. Theo quan niệm phương Đông, Thất Tịch là ngày tình yêu. Còn theo phương Tây, Thất Tịch là ngày lễ Valentine Đông Á. Mỗi năm vào dịp lễ Thất Tịch giới trẻ thường khao nhau ăn chè đậu đỏ để cầu tình duyên. Vậy Thất Tịch là ngày gì? Thất Tịch ngày mấy? Thực hư phong tục ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch đúng hay sai? Cùng Mogi tìm hiểu thêm về nguồn gốc ngày Thất Tịch là gì và ý nghĩa của ngày lễ này tại các nước qua bài viết bên dưới.
Ở mỗi quốc gia, ngày lễ Thất Tịch sẽ có sự khác biệt về nguồn gốc, ý nghĩa lẫn phong tục. Những năm gần đây, ngày lễ này được nhiều bạn trẻ quan tâm và đón nhận bởi họ quan niệm rằng những cặp đôi yêu nhau sẽ cùng nhau ngắm sao, đi chùa. Còn những người độc thân sẽ ăn chè đậu đỏ như lời ước nguyện để chào đón tình yêu tới.
>>>Xem thêm: Ngày Hạ Chí Là Ngày Gì? Những Điều Thú Vị Bạn Cần Nên Biết
Ngày lễ Thất Tịch bắt nguồn từ đâu
Tương truyền, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu rất chăm chỉ, lương thiện. Hoàn cảnh nghèo khó nhưng chàng luôn cần mẫn làm việc. Ngưu Lang đã đắm chìm vào tình cảm của nàng tiên dệt vải tên Chức Nữ. Nàng ấy lại là cô con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên tạo ra những đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Hai người nên duyên vợ chồng, sống bên nhau hạnh phúc và có được 2 người con, 1 trai và 1 gái. Một ngày kia, Chức Nữ theo lệnh Ngọc Đế phải trở về thiên đình. Ngưu Lang vì nhớ thương vợ mà một lòng đuổi theo Chức Nữ, nhưng rồi lại đau khổ khi bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà. Đây cũng chính là ranh giới giữa hai cõi tiên – phàm nên chàng không thể đi tiếp. Ngưu Lang nhất quyết không từ bỏ, vẫn một lòng chờ đợi ngày Chức Nữ quay về.
Từ đó bên cạnh dòng sông Thiên Hà đã có thêm một vì sao đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu Nương Nương cũng vì cảm mến tâm chân tình của Ngưu Lang mà đã đồng ý cho họ mỗi năm được gặp nhau vào ngày Thất Tịch (7.7 Âm Lịch hàng năm) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.
Ngày nay, có rất nhiều nghi lễ diễn ra vào dịp lễ Thất Tịch tại các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên phong tục lễ hội phổ biến nhất đó là cứ vào đêm 7.7 hàng năm, những người phụ nữ sẽ nguyện cầu để có được đôi tay đảm đang, khéo léo, còn những cô gái trẻ sẽ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để mong cầu lấy được người chồng tốt.
>>>Xem thêm: Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy chuẩn xác nhất 2022
Ngày lễ Thất Tịch trong văn hóa các nước
Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Ngày lễ Thất Tịch là ngày gì tại Trung Quốc? Ngày lễ Thất Tịch là ngày lễ tình nhân, được bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây là một trong những ngày quan trọng của Trung Quốc. Ngày lễ này còn được người trung quốc gọi với một số tên khác nhau như lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch
Mỗi năm cứ đến ngày lễ này, các cô gái chưa chồng đều cầu nguyện cho bản thân sẽ có được một đôi tay khéo léo, đảm đang nữ công gia chánh và đặc biệt là biết thêu thùa, may vá, dệt vải. Hoặc nguyện cầu cho mình sớm gặp được nửa kia cũng thủy chung sắc son hệt như câu chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Ngoài việc cầu Chức Nữ để có được tình duyên và sự khéo léo thì vào ngày lễ này, người Trung Quốc còn có những phong tục như thả cây kim vào chén nước. Tục xưa cho rằng cây kim thể hiện sự thông minh nên vào ngày này các cô gái sẽ dùng kim thả vào chén nước và mong ước kim không bị chìm. Nếu ai thả cây kim vào nước mà cây kim nổi lên sẽ có được trí thông minh.
>>>Xem thêm: Cách xem phong thủy nhà ở và những điều bạn cần biết!
Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Hàn Quốc
Lễ Thất Tịch là ngày gì tại Hàn Quốc? Ở Hàn Quốc, ý nghĩa và các hoạt động tổ chức vào ngày lễ Thất Tịch hầu như có phần khác với các quốc gia khác. Người Hàn Quốc còn gọi ngày lễ Thất Tịch là lễ Chilseok. Ý nghĩa của cái tên này đó là mong muốn có được sức khỏe tốt, mùa màng tươi tốt, sinh trưởng mạnh. Ngày lễ Chilseok thường được diễn ra vào mùa mưa bởi vì đây cũng chính là thời điểm chấm dứt thời tiết nắng nóng đầy khắc nghiệt.
Vào ngày lễ này, người Hàn thường có phong tục tắm mưa để cầu sức khỏe. Mưa xuống, cây trái sẽ được tươi tốt hơn nên những loại rau củ như dưa chuột, bí ngô được dùng rất nhiều.
Ngoài ra, người Hàn còn ăn mì và bánh nướng, các món ăn làm từ lúa mì. Đây là lúc chất lượng của lúa mì thơm ngon nhất. Nếu để lỡ qua thời khắc này thì những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng đi hương vị của lúa mì. Không thưởng thức được hương vị này quả thực là điều đáng tiếc.
Gujeolpan là món ăn truyền thống Hàn Quốc được chế biến rất công phu. Món được bày trí rất ấn tượng trên chiếc khay gỗ, đồ ăn được xếp theo hình bát giáp với 8 khay xung quanh và 1 khay trung tâm. Mỗi khay sẽ là một loại thức ăn như rau, nấm, thịt, hải sản. Khay trung tâm đựng loại bánh Miljoe Byeong đến từ Triều Tiên. Món ăn đại diện cho sự trọn vẹn của mùa vụ được con người kính cẩn dâng lên những vị thần hương vị tuyệt hảo nhất.
>>>Xem thêm: Ngày Nguyệt Kỵ Là Ngày Gì? Những Điều Tuyệt Đối Kiêng Kỵ Vào Ngày Này
Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Nhật Bản
Ngày Thất Tịch là ngày gì tại Nhật Bản? Ở quốc gia này, ngày Thất Tịch được xem là ngày kỉ niệm gặp gỡ giữa Chức Cơ (Orihime) và Ngạn Tinh (Hikoboshi), tức sao Chức Nữ và sao Ngưu Lang. Người Nhật gọi ngày lễ Thất Tịch là lễ Tanabata.
Vào dịp này, người Nhật ngoài việc đến đền thờ cầu tình duyên thì họ còn trang trí cành trúc trước nhà, viết ước muốn của mình vào những mảnh giấy ngũ sắc hình chữ nhật. Sau đó treo lên cành trúc, có thể kèm theo đồ trang trí. Những mảnh giấy nhiều màu sắc như màu hồng, xanh lục, trắng, vàng và đen với ước mong cho bản thân có được đôi bàn tay khéo léo và mùa màng bội thu.
Đến khi kết thúc lễ hội sẽ gỡ những mảnh giấy nguyện ước treo trên cành trúc xuống để trên thuyền thả trôi trên sông hoặc đem đốt đi.
>>>Xem thêm: Tết Nguyên Tiêu Là Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Ngày Tết Nguyên Tiêu
Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Việt Nam
Thất Tịch là ngày gì ở Việt Nam? Lễ Thất Tịch hay còn được dân gian gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Tên gọi này xuất phát từ tiết trời mưa ngâu thường xuất hiện vào ngày Thất Tịch, mưa rả rích suốt cả ngày.
Dân gian tương truyền mưa ngâu chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ rơi trong ngày trùng phùng hệt như câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.
Vào ngày 7.7 Âm Lịch, trọng lễ sẽ được tổ chức thường niên ở chùa Hà. Đây cũng là lễ cầu tình duyên, con đàn cháu đống và gia đình hạnh phúc. Bởi vì dân gian tin rằng nếu hai người yêu nhau sẽ được mãi sánh bước bên nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm 7.7.
Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch này bắt nguồn từ thời nhà vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Theo sử sách ghi chép, năm nhà vua 42 tuổi vẫn chưa có con để nối ngôi nên ông đã đến cầu tự tại ngôi chùa Hà (Hà Nội) vào ngày 7.7. Sau đó ông đã có được một người con trai là Thái tử Càn Đức như ý nguyện.
Ngày nay, các bạn trẻ Việt Nam ngoài đến chùa làm lễ cầu duyên thì còn có thói quen ăn chè đậu đỏ Thất Tịch. Theo quan niệm xưa, ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch đồng nghĩa với việc cầu duyên, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn nên khi ăn chè đậu đỏ họ sẽ tin rằng những ai còn độc thân sẽ tìm được ý trung nhân, còn những ai đang yêu nhau sẽ được mãi mãi bên nhau. Đó cũng chính là lý do mà nhiều bạn trẻ chọn ăn món chè đậu đỏ vào dịp lễ này.
>>>Xem thêm: Ngày Sát Chủ Là Ngày Gì? Cách Tính Và Hoá Giải Ngày Sát Chủ
Có nên ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch?
Theo quan niệm phương Đông, đậu đỏ mang nhiều ý nghĩa may mắn. Màu đỏ sẽ tượng trưng cho điều tốt lành, sự phát triển sinh sôi. Tương truyền ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu khi còn độc thân và bên nhau đến trọn đời khi kết hôn.
Tuy chưa biết truyền thuyết này có thật hay không nhưng ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch rất được giới trẻ ưa chuộng. Đây cũng cơ hội để những ai đang còn độc thân sẽ tìm được một nửa kia ưng ý. Những chàng trai cô gái đang FA có thể tự nấu chè đậu đỏ hoặc mua chè đậu đỏ về ăn để đạt được ước nguyện. Dù là theo cách nào cũng rất tốt, chỉ cần bạn thành tâm mong muốn sẽ sớm tìm được tình yêu như ý.
>>>Xem thêm: Tết Hạ Nguyên Là Gì? Sự Thật Thú Vị Về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Hạ Nguyên
Những điều cần lưu ý trong ngày Thất Tịch
Thất Tịch là ngày mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm linh nên theo dân gian nếu mong muốn chuyện tình duyên được trọn vẹn, thuận lợi thì cần tránh những điều kiêng kỵ sau:
Thất Tịch không nên tổ chức đám cưới
Thất Tịch là ngày gì mà không nên tổ chức đám cưới? Dựa trên câu chuyện truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ, mỗi năm cứ vào ngày 7.7 hàng năm là ngày họ có thể đoàn tụ với nhau sau một năm dài chờ đợi. Tuy nhiên cả hai chỉ được ở bên nhau vào một ngày duy nhất rồi lại tiếp tục xa nhau.
Do đó có nhiều quan niệm rằng tổ chức đám cưới vào ngày này là điều không nên. Ngày này sẽ không may mắn và không phù hợp cho đám cưới, đám hỏi để tránh việc chia xa.
>>>Xem thêm: Kỳ Môn Độn Giáp Là Gì? Phân Tích Ý Nghĩa Và Cách Áp Dụng Kỳ Môn Độn Giáp
Kiêng việc xây dựng nhà cửa
Thất Tịch là ngày gì mà kiêng xây nhà? Xét về mặt tâm linh, tháng 7 Âm Lịch là tháng cô hồn. Đây là thời điểm ma quỷ có thể tự do trở về nhân gian nên sẽ không thích hợp cho việc xây cất nhà cửa, dễ xảy ra sai sót, sự cố không mong muốn.
Trên thực tế, vào ngày lễ Thất Tịch thường có mưa ngâu, gây cản trở trong quá trình thi công, xây dựng nhà cửa.
Nên tránh làm điều xấu
Không riêng gì ngày Thất Tịch mà mọi người đều được khuyên nên hướng thiện, tránh điều tà ác. Riêng vào ngày này, tránh làm việc xấu sẽ giúp cầu bình an và may mắn trong chuyện tình duyên. Đây cũng sẽ là cách tạo ấn tượng tốt với người yêu thương.
Trên đây là một số thông tin về ngày lễ Thất Tịch để các bạn hiểu hơn về Thất Tịch là ngày gì? ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở các quốc gia khác nhau. Hy vọng rằng bài viết trên của Mogi đã giải mã chi tiết về ngày lễ này để các bạn trẻ có thể hiểu và cầu nguyện nhân duyên sẽ thành hiện thực. Chúc cho những ai đang yêu nhau sẽ được mãi hạnh phúc bên nhau và những người đang cô đơn, tìm kiếm tình yêu sẽ sớm gặp được một nửa còn thiếu vào ngày lễ Thất Tịch sắp tới nhé.
Xem thêm:
- Tỳ Hưu Là Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chọn Tỳ Hưu Theo Từng Mệnh
- Những Điều Kiêng Kỵ Trong 49 Ngày Có Tang Mà Bạn Nên Tránh
- Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Nên và không nên làm gì vào ngày này