spot_img
Trang chủPhong thuỷTết Hạ Nguyên Là Gì? Sự Thật Thú Vị Về Nguồn Gốc...

Tết Hạ Nguyên Là Gì? Sự Thật Thú Vị Về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Hạ Nguyên

Trong những ngày rằm hàng năm, Tết Hạ Nguyên (15/10 Âm lịch) đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của nhiều người dân Việt Nam. Vậy Tết Hạ Nguyên là ngày gì, có nguồn gốc từ đâu và cúng gì trong Tết Hạ Nguyên? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây của Mogi. Nào mời bạn hãy cùng dõi theo để hiểu thêm về văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta nhé.

Tết Hạ Nguyên là gì?

Tết Hạ Nguyên còn được gọi là Lễ Mừng Lúa Mới được tổ chức vào ngày 15/10 Âm lịch hàng năm. Đây chính là dịp để mọi người dâng lên các lễ vật cúng kiếng nhằm cầu cho gia đạo bình an, cầu siêu cho người đã khuất và ghi nhớ công ơn của tổ tiên, chư Phật và các đấng thần linh.

Tết Hạ Nguyên là gì
Tết Hạ Nguyên hay còn được gọi là Lễ Mừng Lúa Mới được tổ chức vào ngày 15/10 Âm lịch hàng năm.

Nguồn gốc của Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ Nguyên bắt nguồn từ truyền thống trồng lúa nước, nền nông nghiệp lâu đời của nước ta. Khi kết thúc mỗi vụ vào tháng 8 hàng năm, khi mà công việc đồng áng tạm hết, lúc này lúa mới và rơm tươi đều có đủ dùng nên người nông dân rất cám ơn chư Phật, trời đất, thần linh đã cho mưa gió thuận hòa để mùa màng bội thu.

Nguồn gốc Tết Hạ Nguyên
Tết Hạ Nguyên bắt nguồn từ truyền thống trồng lúa nước

Hàng năm, người dân đã chọn ngày 15/10 (rằm tháng 10 âm lịch) để dâng mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thần Thổ địa, Phật,… nên dần dần ngày này còn được gọi là Tết Hạ Nguyên, Lễ Tạ Ơn hay Lễ Mừng Lúa Mới. Thường sau khi đã hoàn tất lễ cúng tạ ơn, cả nhà sẽ quây quần bên nhau thưởng thức mâm cơm cúng đầm ấm, sum vầy và tràn đầy hạnh phúc.

Xem thêm: Cây Nêu Ngày Tết Được Hạ Vào Thời Điểm Nào? Ý Nghĩa Của Cây Nêu

Ý nghĩa Tết Hạ Nguyên

Cầu an cho gia đình, cầu siêu cho thân nhân

Như đã chia sẻ bên trên, Tết Hạ Nguyên là dịp để mọi người, mọi nhà cầu sự an yên, cầu hạnh phúc và bình an cho mọi thành viên trong gia đình, nhất là những người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ. Sau khi lễ Phật, dâng mâm cơm cúng tạ ơn trời đất thì nhiều gia đình còn có truyền thống đi thăm viếng những người đã khuất để cầu siêu cho họ.

Tết Hạ Nguyên cầu an, cầu siêu cho thân nhân
Cầu an cho gia đình, cầu siêu cho thân nhân

Tưởng nhớ, kính trọng công ơn của tổ tiên và chư Phật

Tết Hạ Nguyên là ngày rất quan trong của các Phật tử. Trong ngày này, họ sẽ tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với đức Phật, các vị Bồ Tát và nêu cao tinh thần hướng thiện, trừ gian diệt ác, tưởng nhớ ơn tổ tiên những người đi trước. Do đó, lễ cúng tết Hạ Nguyên thường diễn ra ở chùa để mọi người noi gương đức Phật.

Tết Hạ Nguyên tưởng nhớ tổ tiên, người đã khuất
Tưởng nhớ, kính trọng công ơn của tổ tiên, người đã khuất

Hướng đến điều thiện và tích đức

Thêm một ý nghĩa tốt đẹp từ Tết Hạ Nguyên đó là khuyên con người sống hướng thiện, làm những điều tốt đẹp, giúp đỡ những cuộc đời khó khăn và bất hạnh. Việc làm này không chỉ được đề cao trong các dịp lễ tết như lễ hạ nguyên, mà đây còn là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta bao đời nay.

Tết Hạ Nguyên hướng đến điều thiện và tích đức
Hướng đến điều thiện và tích đức

Xem thêm: Tết Trùng Cửu 9/9 Âm Lịch Có Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Thế Nào Với Người Việt Nam?

Ngày Tết Hạ Nguyên nên làm những việc gì?

Biếu quà cho người thân

Một việc làm khá là ý nghĩa mà mọi người sẽ làm trong dịp Tết Hạ Nguyên đó là biếu quà cho nhau. Người ta thường biếu – tặng nhau lúa gạo mới, đặc biệt là gạo nếp mới hoặc những món đặc sản nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ hoặc nhớ ơn những người đã giúp đỡ, dìu dắt mình.

Tết Hạ Nguyên biếu quà bằng lúa nếp mới.
Biếu quà cho người thân bằng lúa nếp mới.

Cúng tổ tiên và thần tam bảo

Tết Hạ Nguyên không thể thiếu mâm cơm mới để dâng lên tổ tiên và tam bảo. Người người, nhà nhà sẽ tiến hành mua hương hoa, đèn nến, thổi xôi gạo mới kính dâng Tam Bảo và tổ tiên thể hiện lòng thành và sự biết ơn.

Tết Hạ Nguyên cúng tổ tiên và thần tam bảo
Cúng tổ tiên và thần tam bảo

Thăm viếng, dâng hương lễ chùa

Một việc làm ý nghĩa nữa trong Tết Hạ Nguyên đó là đi chùa dâng hương lễ Phật cầu bình an, sức khỏe và mong mùa sau lại được thần Phật che chở để mùa màng bội thu. Bởi lẽ dân gian luôn quan niệm rằng phải biết kính nhớ và biết ơn tổ tiên, thần phật luôn che chở, ban cho mùa màng thuận lợi, bội thu.

Trong Tết Hạ Nguyên thường đi chùa dâng hương
Trong Tết Hạ Nguyên người ta thường đi chùa dâng hương lễ Phật cầu bình an, sức khỏe.

Xem thêm: Bài Cúng Khai Hạ Mồng 7 Tết – Văn Khấn Hạ Nêu Mùng 7 Tháng Giêng

Các món ăn trong mâm cúng Tết Hạ Nguyên

Bên cạnh xôi, hương đèn, hoa quả là những món chay thường thấy thì trong Tết Hạ Nguyên nhiều gia đình còn cúng những món mặn như gà hấp, hoặc thịt heo luộc để dâng cúng Thần linh, ông bà tổ tiên,…

Mâm cúng món chay

Tùy vào mỗi gia đình mà ta sẽ bày biện những mâm cỗ khác nhau. Những món ăn đơn giản mà ta có thể bày biện như: Xôi ngũ sắc, xôi chiên phồng, bánh in, đậu mơ hấp lá sen,…

Mâm cúng món chay trong Tết Hạ Nguyên
Mâm cúng món chay trong Tết Hạ Nguyên

Bánh cúng

Bánh cúng trong Tết Hạ Nguyên thường là loại bánh bột gạo được xay và nặn thành những chiếc bánh dẻo mịn, trắng nõn gói trong lá chuối xanh mướt. Mặc dù là bánh chay nhưng rất ngon. Khi thưởng thức, bạn sẽ mê hoặc bởi vị đậm đà của muối, vị béo ngậy của nước cốt dừa.

Bánh cúng trong Tết Hạ Nguyên
Bánh cúng trong Tết Hạ Nguyên

Xôi ngũ sắc

Thêm một món không thể thiếu trong mâm cúng chay dịp Tết Hạ Nguyên đó chính là xôi ngũ sắc. Loại xôi này không chỉ có màu bắt mắt và đẹp mắt mà còn có hương vị thơm ngon mùi cơm mới. Sau khi thổi xôi xong, người ta thường đơm xôi ra đĩa và trang trí thêm vài bông hoa và lá xung quanh cho đẹp, trang trọng rồi đặt lên mâm cúng.

Bánh in

Trong mâm cúng chay dịp Tết Hạ Nguyên cũng không thể thiếu bánh in. Món bánh màu trắng tinh khiết, vị ngọt thanh tao với nhân đậu xanh béo bùi này vừa đẹp mắt lại vừa dễ làm và rất phù hợp để dâng lên các vị thần linh dịp lễ tạ ơn.

Bánh in trong Tết Hạ Nguyên
Bánh in trong Tết Hạ Nguyên

Xem ngay: Hà Đồ Lạc Thư Là Gì? Luận Bàn Ý Nghĩa Trong Phong Thủy Và Triết Học

Đậu mơ hấp lá sen

Món đậu mơ hấp lá sen gồm thành phần chính là đậu hũ béo, mềm hấp trong lá sen thơm phức giữ trọn vị thơm của đậu và vị ngọt của nấm đông cô, vị bùi của hạt sen.

Mâm cúng món mặn

Mâm cúng mặn trong tết Hạ Nguyên thường gồm: Thịt heo luộc, gà hấp.

Thịt heo luộc

Mâm cúng mặn trong Tết Hạ Nguyên thường không cầu kỳ. Đơn giản chỉ là một miếng thịt heo (thịt nạc vai hoặc nạc mông) được rửa sạch, luộc chín và đặt lên đĩa dâng cúng trang trọng là được.

Miếng thịt heo luộc chín tới, độ mềm vừa đủ, hương thơm vấn vít cùng với vị béo nhẹ kết hợp cùng các loại rau sống. Theo đó, trong mâm cúng này sẽ có kèm nước chấm như nước mắm, mắm nêm hoặc mắm tôm.

Mâm mặn cúng Tết Hạ Nguyên
Mâm mặn không thể thiếu thịt heo luộc, gà hấp.

Gà hấp

Gà là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ tết, cúng kiếng. Thế nên mâm cúng Tết Hạ Nguyên cũng không phải là ngoại lệ. Món gà giúp mâm cúng có hình thức trang trọng hơn rất nhiều.

Món gà hấp cũng là món mặn thường thấy trong Tết Hạ Nguyên của nhiều gia đình. Món gà hấp có lớp da vàng óng bắt mắt, thịt dai mềm, ngọt thơm tự nhiên đặt lên mâm cúng sẽ tạo nên sự trang trọng hơn rất nhiều.

Xem thêm: Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ Và Ý Nghĩa Bao Sái Bàn Thờ Dịp Tết Nguyên Đán

Văn khấn cúng Tết Hạ Nguyên

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bảo gia Táo Quân, cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là………………………………………………………..

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng một (ngày mười lăm, hoặc ngày mùng 10) tháng mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương quả, trà quả đốt nén tâm hương dâng lên trước án.

Trộm nghĩ rằng:

Cây cao bóng tối

Quả tốt hương xa

Công tài bồi xưa những ai gây

Của quý hóa nay con cháu hưởng

Trước nhờ ơn Trời Đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần

Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tâm khổ biết là bao?

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam còn nhớ mãi.

Nay nhân mùa gặt hái Gánh nếp tẻ đầu mùa Nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới Sửa nồi cơm Kính cẩn dâng lên

Thưởng tiên nếm trước

Mong nhờ Tổ phước

Hòa cốc phong đăng

Thóc lúa thêm tăng

Hoa màu tươi mới

Làm ăn tiến tới

Con cháu được nhờ

Lễ tuy đơn sơ

Tỏ lòng thành kính

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Địa Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ phương, Long Mạch Tài Thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời cụ Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, chư vị Hương linh Gia tiên nội ngoại họ……………….. cúi xin thương xót con cháu, giáng về linh sáng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, tước án kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Bên trên là chia sẻ của Mogi về Tết Hạ Nguyên là tết gì. Nguồn gốc, ý nghĩa và những lễ vật dâng cúng trong dịp Tết Hạ Nguyên. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về ngày tết này và có thể chuẩn bị được mâm cúng trong Tết Hạ Nguyên chu đáo nhất. Đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan đến bất động sản, nhà đất, phong thủy và phong tục truyền thống của người dân Việt Nam nhé.

>>> Xem thêm:

Lien.Nguyen
Lien.Nguyen
Liên Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN