spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnTìm Hiểu Chi Tiết Kiến Trúc Phục Hưng - Nghệ Thuật Đỉnh...

Tìm Hiểu Chi Tiết Kiến Trúc Phục Hưng – Nghệ Thuật Đỉnh Cao Châu Âu

Là một trong những đỉnh cao của kiến trúc phương Tây. Kiến trúc Phục Hưng là sự kết tinh của quá trình đi đến sự văn minh của nhân loại. Ngày nay, lối kiến trúc cổ điển này vẫn được ưa chuộng và áp dụng vào các công trình hiện đại của đời sống. Cùng tìm hiểu chi tiết về phong cách kiến trúc này thông qua bài viết sau đây nhé.

Kiến trúc Phục Hưng là gì?

Kiến trúc Phục Hưng thể hiện sự hồi sinh và phát triển của hệ tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại. Minh chứng cho thuyết vật chất có ý thức. Phong cách chủ đạo là lối kiến trúc Gothic. Đồng thời có sự kế tục bởi kiến trúc Baroque lừng danh.

Kiến trúc Phục Hưng
Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến phong cách Phục Hưng

Đặc trưng của kiến trúc thời kỳ Phục Hưng chính là mang đậm nét tôn giáo. Tiêu biểu là đạo Thiên chúa ảnh hưởng sâu sắc nhất. Tôn vinh các vị thần Hy lạp cũng như Đức chúa trời. Từ thế kỷ 15 dần xuất hiện nhiều hơn các tài năng kiến trúc tạo nên các tác phẩm phong cách Phục Hưng mà đến ngày nay vẫn vô cùng nổi tiếng.

>>> Xem thêm: Đa dạng các mẫu nhà phong cách châu Âu từ đơn giản đến hiện đại

Kiến trúc Phục Hưng hình thành ở giai đoạn nào?

Thời kỳ Phục Hưng xuất hiện trong giữa thế kỷ 14 đến đầu 17 tại châu Âu. Kiến trúc Phục Hưng được cho rằng hình thành đầu tiên tại Florence và sau đó nhanh chóng lan sang các thành phố khác của Italia. Đến thời thịnh vượng của mình, khắp các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức đều nhận thấy sự có mặt của lối kiến trúc này. 

Kiến trúc Phục Hưng
Những tòa lâu đài nguy nga, nhà thờ tráng lệ mang phong cách Phục Hưng

Các nhà sử học sau quá trình nghiên cứu đã chia thời kỳ Phục hưng ở Ý thành ba giai đoạn khác nhau. Cụ thể gồm Tiền Phục Hưng (1400 – 1500); Thịnh Phục Hưng (1500 – 1525); Hậu Phục Hưng (1520 – 1600).

Những đặc điểm nghệ thuật trong kiến trúc Phục Hưng

Mặt tiền

Phần mặt tiền của công trình quan trọng như nhà thờ thường thiết kế bởi 1 hình tam giác cùng hệ thống trụ, cột, mái vòm tạo sự nguy nga. Còn mặt tiền tại các công trình dân dụng thì chọn kiểu gờ chỉ phào. Cửa đi được đánh dấu bằng các chi tiết cộng hưởng như ban công hoặc trát vữa nhám xung quanh.

Cung

Thiết kế nửa vòng tròn thường được sử dụng tại các hành lang, lối đi trong nhà. Hoặc được thiết kế tựa trên các trụ cột, đầu mũ cột. Cũng có thể là một thành phần kết nối giữa mũ cột và chân vòng cung với nhau. 

Vòm

Kiến trúc Phục Hưng
Mái vòm là đặc trưng nổi bật của kiểu kiến trúc cổ điển này

Vòm phong cách Phục Hưng được thiết kế cong và không có sườn. Sẽ được đặt trên một mặt vuông. Khác với vòm phong cách Gothic thường có hình chữ nhật. Vòm vừa có tác dụng làm cho không gian đỡ cứng nhắc, lại còn mang đến sự cổ kín, huyền ảo.

Domes

Với tạo hình một mặt là phần to lớn có thể nhìn thấy từ ngoài xa. Cùng với phần mái trong không gian nhỏ hơn. Những mái vòm Domes đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc nhà thờ tại châu Âu lúc bấy giờ. Chúng được sử dụng thường xuyên tại các công trình quen thuộc như Vương Cung  Thánh Đường Thánh Phêrô, Villa Rotonda Palladio.

Trần nhà

Có hai kiểu trần quen thuộc là bằng phẳng hoặc phân ô. Thường được sơn phết hoặc trang trí công phu bởi những bức tranh vẽ các vị thần hoặc các sự kiện trọng đại trong Thiên Chúa giáo. Trần nhà thường khá cao và tráng lệ, khiến du khách phải trầm trồ vì sự đầu tư trong các công trình theo phong cách Phục Hưng.

Cửa

Kiến trúc Phục Hưng
Sự kết hợp của rất nhiều khung cửa chạm khắc cầu kỳ

Các công trình thuộc kiến trúc Phục Hưng thường được bố trí rất nhiều cửa ra vào và cửa sổ. Cửa ra vào thường được trang bị kèm dầm đỡ vuông. Phần trang trí cửa cũng rất cầu kỳ bằng các nét chạm khắc tỉ mỉ và đồng bộ tạo nên tổng thể đẹp mắt. Nếu các lối ra vào không có cửa thì được thiết kế dạng vòm cong rộng và cao.

>>> Xem thêm: Bắt kịp xu hướng với 11+ thiết kế mái vòm đẹp, hiện đại

Tường

Những bức tường bên ngoài công trình được xây bằng gạch và tỉ mỉ tô trát hoặc ốp đá thành khối thẳng. Kỹ thuật trát vữa nhám bắt góc được áp dụng tại các góc của tòa nhà. Riêng tầng hầm và tầng trệt thường sẽ tô nhám. Các bức tường nội bộ được thông với nhau và dán lên mặt một lớp vôi. Ngoài ra ra các bức họa nổi tiếng cũng được tận dụng để vẽ lên tường làm tăng thêm sự trang trọng cho không gian.

Cột và trụ

Trong thời kỳ Phục hưng, các hình thức cột La Mã được sử dụng gồm: Tuscan, Doric, Ionic, Corinthian và Composite. Chúng không những là một thành phần quan trọng trong cấu trúc công trình. Có nhiệm vụ chống đỡ phần mái vòm hoặc đầu dầm. Mà còn là yếu tố dùng để trang trí, tăng tính thẩm mỹ chung cho toàn kiến trúc.

Các công trình nổi tiếng trong thời kỳ Phục Hưng

Lâu đài cổ Rosenborg

Kiến trúc Phục Hưng
Lâu đài cổ Rosenborg điểm đến thăm quan nổi tiếng

Kiệt tác này là thành tựu dưới triều đại của vua Christian IV của Đan Mạch-Na Uy (1588 – 1648). Nhà vua cung cấp ý tưởng cùng hai kiến trúc sư là Bertel Lange và Hans van Steenwinckel thiết kế nên kiến trúc độc đáo này. Giúp nó trở thành điểm thu hút cho trung tâm thành phố thủ đô. Mỗi năm cung điện Rosenborg thu hút hàng nghìn du khách đến thăm quan. 

Thánh đường Santa Maria del Fiore

Nhà thờ chính tòa Santa Maria del Fiore nằm ở trung tâm thành phố Florence, Italia. Là nhà thờ công giáo lớn nhất châu Âu được xây dựng từ năm 1296 đến năm 1436. Còn được biết đến là 1 trong 4 nhà thờ lớn nhất thế giới. Do hai vị kiến trúc sư nổi tiếng là Arnolfo di Cambio và Filippo Brunelleschi cùng thiết kế. Mang đặc trưng của kiến trúc Ý cổ điển, nhà thờ Santa Maria Del Fiore sở hữu một mái vòm khổng lồ cùng tháp chuông cao chót vót. Mặt tiền được trang trí rực rỡ thể hiện sự nguy nga lộng lẫy bởi những phiến đá màu xanh, màu hồng lấp lánh.

Quảng trường Piazza del Campidoglio

Kiến trúc Phục Hưng
Công trình kiến trúc tiêu biểu Quảng trường Piazza del Campidoglio

Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Michelangelo, tổ hợp quảng trường hình học Piazza del Campidoglio cùng Bảo tàng Capitoline tạo nên một địa danh nổi tiếng đến muôn đời sau. Bảo tàng là nơi lưu trữ những cổ vật vô cùng quý giá của thành phố cổ Rome, Italia. Để đi đến quảng trường, mọi người phải đi qua một lối cầu thang tráng lệ.

>>> Xem thêm: Những thiết kế siêu lạ mắt của nhà phong cách Địa Trung Hải

Nhà thờ St.Peter (Basilica di San Pietro)

Hay còn gọi Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở xứ Vatican. Nhà thờ này được tương truyền là kết hợp từ rất nhiều thần thoại Kitô giáo. Xuất phát thuở đầu là một công trình bằng gỗ trong hơn 1 thiên niên kỷ. Đến thế kỷ thứ 15 thì chịu cảnh hoang phế. Vào năm 1506, nơi đây được san phẳng và các kiến trúc sư thời Phục Hưng đã xây dựng mới hoàn toàn. Quá trình khôi phục này kéo dài suốt cả một thế kỷ.

Các kiến trúc sư, họa sĩ nổi tiếng trong thời kỳ Phục Hưng

Kiến trúc Phục Hưng
Các vị kiến trúc sư có công phát triển kiến trúc Phục Hưng đến đông đảo công chúng

Michelangelo (1475-1564), trong thời kỳ Phục Hưng Italia ông vừa là một kiến trúc sư vừa là họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thơ và kỹ sư. Khả năng sáng tạo của Michelangelo cùng sự uyên bác trong các lĩnh vực ông tham gia. Ông xứng đáng được tôn vinh với danh hiệu “nhân vật tiêu biểu thời Phục hưng”.  Là một kiến trúc sư, Michelangelo tiên phong trong phong cách Mannerist với tác phẩm kiến trúc Thư viện Laurentian. Ở tuổi 74, ông trở thành kiến trúc sư của Nhà thờ thánh Peter sau khi kế tục Antonio da Sangallo.

Filippo Brunelleschi (1377-1446), nổi tiếng là kiến trúc sư đầu tiên theo trường phái Phục Hưng. Ông đã sớm nhận thấy niềm yêu thích đối với kiến trúc. Vì thế ông chọn Rome là nơi đến cho ước mơ của mình. Không lâu sau đó các tác phẩm kiến trúc do ông sáng tạo đã được hình thành. Tiêu biểu phải kể đến mái vòm của nhà thờ Florence Cathedral và công trình Ospedale degli Innocenti. Các hệ thống cột cổ điển như Ionic, Doric, Corinthian được vị kiến trúc sư này sử dụng vô cùng nhất quán và cân đối.

Andrea Palladio (1508- 1580) trước khi tập trung vào các công trình nhà ở thì ông đã thiết kế hai tác phẩm cực nổi tiếng là nhà thờ San Giorgio Maggiore (1565) và nhà thờ Il Redentore (1576) . Sau đó người ta biết đến ông là vị kiến trúc sư chuyên thiết kế các biệt thự cổ điển, xa hoa cho giới quý tộc. Phong cách của Palladio đề cao sự đơn giản nhưng phải cân đối về cấu trúc.

Các giai đoạn thời kỳ kiến trúc Phục Hưng

Thời kỳ tiền Phục Hưng khoảng 1400-1500

Hay còn được gọi với cái tên là Quattrocento. Tại đây các khái niệm và quy tắc về công trình kiến trúc Phục Hưng bắt đầu dần được hình thành. Được biết người tiên phong phát triển kiến trúc Phục Hưng là kiến trúc sư Filippo Brunelleschi. Theo ông thì yếu tố cần nhấn mạnh để phân biệt kiến trúc Phục Hưng với các lối kiến trúc khác chính là trật tự rõ ràng. Không gian được bố trí theo lối kiến trúc này phải chia theo tỷ lệ logic và hình học. Tác phẩm nhà thờ mái vòm bằng gạch lớn nhất thế giới – Santa Maria del Fiore do Filippo Brunelleschi thiết kế là một công trình kiến trúc vĩ đại cho đến tận ngày nay.

Thời kỳ thịnh Phục Hưng khoảng 1500-1525

Kiến trúc Phục Hưng
Quá trình hình thành và phát triển rực rỡ của kiến trúc Phục Hưng

Ở giai đoạn cực thịnh của mình, kiến trúc Phục Hưng đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó đến rất nhiều vùng đất mới. Các kỹ thuật công trình trong thời kỳ này cũng cầu kỳ, tỉ mỉ và hoàn chỉnh hơn. Các kiến trúc cổ đại cũng dần xuất hiện trong các tòa nhà hiện đại. Kiến trúc sư Bramante là đại diện tiêu biểu trong giai đoạn này. Và lối kiến trúc của vị này đã được áp dụng trong các công trình của Ý trong thế kỷ 16. Bằng chứng là nhà thờ San Pietro in Montorio lấy cảm hứng từ đền thờ La Mã với những vòm tròn to lớn trên trần.

>>> Xem thêm: Kiến trúc Pháp và những đặc trưng nổi bật bạn nhất định phải biết!

Thời kỳ hậu Phục Hưng khoảng 1520-1600

Phong cách kiến trúc hậu Phục Hưng thay thế nét cổ điện đậm chất vốn có. Bằng những nét phóng khoáng, hiện đại và phá cách hơn. Bằng cách nhấn mạnh vào các tiểu cảnh như mái vòm, cột cao nhiều tầng, mặt tiền nhà…Người phát minh ra việc đặt thêm những chiếc cột nhiều tầng trước mặt tiền là kiến trúc sư Michelangelo. Ông nổi tiếng là người theo trường phái phá cách, sáng tạo. Người đã thực hiện bản vẽ và chỉ đạo xây dựng Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại xứ Vatican. Tại đây hiện tại đã trở thành công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất với Giáo hội Công giáo khắp thế giới.

Phong cách kiến trúc Phục Hưng dù ra đời cách đây hơn 7 thế kỷ nhưng vẫn còn tồn tại và phát triển đến thế hệ ngày nay. Không những thế còn rất được ưa chuộng và truyền bá rộng rãi hơn. Cùng Mogi tìm hiểu thêm các phong cách kiến trúc thú vị khác trên thế giới nhé!

>>> Xem thêm:

Ngô Thị Huỳnh Như
Ngô Thị Huỳnh Như
Huỳnh Như - hiện là content writer của Mogi.vn - trang thông tin, mua bán bất động sản uy tín!
spot_img

TIN LIÊN QUAN