Cách chăm sóc hoa hồng ra sao vẫn luôn được rất nhiều người trồng hoa quan tâm. Bởi hoa hồng là một trong những loài hoa được yêu thích nhất vì vừa có sắc vừa có hương. Cùng Mogi tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc hoa hồng tại giúp cây khỏe và ra nhiều hoa bằng bài viết dưới đây.
Cách chọn giống hoa hồng tốt
Hoa hồng giống tốt là loại hồng trổ hoa nhiều và cho hoa suốt năm. Bông hoa không những to, màu sắc đẹp mà phải có hương thơm và lâu tàn mới tốt. Nếu mua cây hoa hồng đem vể trồng được mấy ngày đã héo rũ mà chết, hoặc tuy sống nhưng ra hoa không đẹp thì vừa tốn tiền lại tốn công chăm sóc.
Do vậy, nên chọn những cây hoa hồng trong chậu hoặc trong giỏ ươm có dáng vẻ khỏe mạnh, tươi tốt, cánh lá nhiều sẽ khả năng sống tốt khi trồng. Có thể chọn những cây đang ra hoa để mua, tuy nhiên cần quan sát kỹ xem hoa có to không, màu sắc hương thơm thế nào…
Ngoài ra, nên lựa chọn mua cây hoa hồng ở những nhà vườn có uy tín lâu năm, có thể nghe thêm sự tư vấn và kinh nghiệm của chủ vườn. Mặt khác thì người mua cũng cần có tìm hiểu và nhận định riêng của chính bản thân. Nếu chưa rành về các loại giống mới thì nên lựa chọn những giống hoa đẹp, dễ trồng, phù hợp với điều kiện sinh thái.
>>>Tham khảo thêm: Ý nghĩa của hoa hồng xanh? Vẻ đẹp huyền bí và bất diệt trong tình yêu
Điều kiện tốt để trồng hoa hồng
Thời gian: Trồng hoa hồng sẽ tốn thời gian và công sức hơn trồng những loại hoa thông thường khác. Bởi cây hoa hồng cần tưới nước mỗi ngày vào buổi sáng, cộng với việc quan sát xem cây có bị sâu bọ tấn công hay nấm bệnh gì không….
Ánh sáng: Cây hoa hồng cần được nhận ánh sáng trực tiếp ít nhất khoảng 6-8 giờ một ngày. Có thể cho cây ra nắng vào buổi sáng khoảng 3 tiếng rồi đem vào nhà, chiều lại đem ra vài tiếng lúc nắng chiều muộn. Nếu như nơi để chậu hoa hồng chỉ nhận được nắng vào buổi sáng hoặc chiều thì cây vẫn phát triển nhưng không thể đạt chất lượng như yêu cầu.
Đất trồng: Có thể dùng đất sạch Tribat hoặc các loại đất sạch khác, (miễn sao giá thể trồng có ít tro) trộn thêm ít đá perlite hoặc trấu.
Tưới nước: Nên tưới ở dưới gốc, không tưới trên lá để có thể giảm nấm và các bệnh thường gặp trên hoa hồng.
Cắt tỉa nhánh theo định kì: Cần tỉa bớt nhánh chết và tỉa tạo hình cho cây, đối với các loại hoa hồng nhỏ thì không cần tỉa nhánh nhiều như các loại hồng khác.
>>>Tham khảo thêm: Cây lộc vừng đẹp là cây gì? Có nên trồng để tốt cho phong thủy không?
Cách chăm sóc hoa hồng tại nhà đơn giản
Tưới nước đúng cách
Tưới nước cho hoa hồng sao cho đúng chuẩn thì đất mới được độ ẩm trong suốt thời gian cây sinh trưởng. Do đó, cần tưới nước cho cây vào buổi sáng và chiều tối hàng ngày, đặc biệt là nơi có khí hậu nóng thì nên tưới nước nhiều hơn so với nơi có khí hậu lạnh.
Có thể tưới trực tiếp vào gốc hoa hồng và tránh làm ướt lá, không nên tưới cây vào buổi tối. Ngoài ra, cũng có thể phủ một lớp đất viên ở gốc cây để giảm văng đất khi tưới nước cho cây
Bón phân
Các loại hoa hồng thích hợp với phân bón hữu cơ, giúp cân bằng độ PH cũng như cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng các loại phân bón chậm như trùn quế, lân, kali, đạm một cách đầy đủ:
• Sau khi hoa hồng được trồng khoảng 1 tuần, bón lượng phân trùn quế ở gốc tùy theo cây lớn hay nhỏ.
• Có thể bổ sung thêm phân chuối trứng ở mỗi lần bón phân.
• Cứ khoảng 7 – 10 ngày bón thêm phân trùn quế một lần để giúp hoa hồng có màu đẹp và cánh dày.
• Sau 3 tháng xới đất quanh gốc cây và dải phân trùn quế lên trên để phòng trừ sâu bệnh tấn công
Bấm ngọn và tỉa cây thường xuyên
Bước tiếp theo của hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tại nhà đó là tiến hành bấm ngọn và thường xuyên cắt tỉa:
- Việc bấm ngọn với mục đích sẽ không cho cây hoa hồng mọc lên cao và giúp dưỡng chất tập trung nuôi cây.
- Nên bấm ngọn hoa hồng tại thời điểm cây chuẩn bị ra hoa.
- Ngọn hoa hồng khi được bấm sẽ kích thích chồi bên và cành được phát triển nhanh hơn, cây sẽ có thêm nhiều cành và tăng năng suất ra hoa.
- Nên cắt tỉa cây hoa hồng vào đầu mùa xuân và bón phân trùn quế vào gốc trước khi cắt. Nhớ cắt bỏ những cành già, xấu và bấm ngọn xung quanh để cây ra nhiều hoa hơn. Khi cắt tỉa xong thì phun thuốc trừ sâu để giúp cây chống nấm bệnh và phát triển khỏe mạnh
>>>Tham khảo thêm: Tất Tần Tật Về Cây Thiết Mộc Lan Đẹp: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc
Phòng ngừa sâu bệnh và trị bệnh cho cây
Bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng là bệnh hại hoa hồng phổ biến thường thấy vào mùa hè, nhất là vào những ngày trời khô nóng còn ban đêm thì ẩm ướt. Dấu hiệu chính là những lớp nấm trắng phủ trên lá như bột, lá cây khô héo và rụng hàng loạt.
Cách tốt nhất để trừ bệnh là cắt bỏ toàn bộ nụ, chồi, hoa, lá đang có tình trạng nhiễm bệnh và mang đi tiêu hủy. Pha hỗn hợp baking soda với nước để phun định kỳ mỗi tháng từ 1 đến 2 lần.
Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen trên hoa hồng là một căn bệnh nấm thường chủ yếu lây qua bằng đường nước. Dấu hiệu chính là trên mặt lá sẽ xuất hiện những đốm tròn đen hoặc nâu, khiến lá bị rụng hàng loạt. Để phòng trừ bệnh này, người trồng có thể dùng hỗn hợp baking soda cùng với dầu hoa quả để phun khử trùng.
Bệnh bọ trĩ
Bọ trĩ cũng là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên cây hoa hồng và để lại hậu quả nghiêm trọng cho cây. Việc trị bệnh do bọ trĩ gây ra cũng rất khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức trong cách chăm sóc hoa hồng.
Cần thường xuyên dành thời gian dọn rác sạch sẽ ở xung quanh gốc cây giúp hạn chế sự ẩn nấp của bọ trĩ, nhớ đốt sạch toàn bộ chỗ rác ấy. Tuy nhiên, một khi cây hoa hồng đã có bệnh hại này thì chỉ có cách cắt tỉa toàn bộ hoa có trên cây cũng như loại bỏ hết đi những lá già mới là cách hiệu quả nhất.
Bệnh nhện đỏ, nhện đen, nhện vàng
Các loại nhện chỉ cư trú và phát triển nhanh trong thời tiết hanh khô nên cách phòng bệnh tốt nhất là xịt vòi áp lực mạnh ở mặt dưới của lá có thể kiểm soát >70% bệnh nhện. Hoặc cũng có thể phun sương tạo độ ẩm cho cây để ngăn ngừa bệnh nhện vào mùa khô.
Tuy nhiên, nếu cây bị quá nặng, cần vặt hết lá bệnh và đốt bỏ lá sau khi ngắt xuống. Sau đó dùng thuốc hóa học phun mới có thể diệt trứng nhện ở thân và gốc cây. Cuối cùng bón thêm phân NPK (liều lượng vừa đủ) để kích thích mầm mới phát triển.
>>>Tham khảo thêm: Cây phú quý hợp mệnh gì? Những ai nên chọn cây phú quý để trồng?
Cách chăm sóc hoa hồng và một số lưu ý
Dưới đây là một số lưu ý với cách chăm sóc hoa hồng khỏe đẹp mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo:
- Chọn giống hoa hồng phù hợp điều kiện: Có vô vàn loại hoa hồng cho bạn lựa chọn như: Hồng đỏ, phấn hồng, vàng, hồng sen, trắng hoặc hoa hồng có nhiều màu. Tuy nhiên, nên chọn loại hoa hồng phù hợp với điều kiện nơi trồng để cây có thể phát triển tốt nhất. Hoa hồng có thể chọn loại được ươm sẵn trong chậu hoặc hoa hồng rễ trần.
- Trồng hoa đúng vị trí: Hoa hồng rất chuộng ánh sáng trực tiếp, do đó nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng nhưng lưu ý tránh ánh nắng gắt buổi trưa.
- Trồng hoa hồng đúng thời vụ là tốt nhất: Thời điểm lý tưởng nhất để trồng hoa hồng là mùa xuân hoặc đầu mùa thu. Cộng với cách chăm sóc hoa hồng tốt sẽ giúp cây nhanh bén rễ.
Một số câu hỏi thường gặp với cách chăm sóc hoa hồng tại nhà
Cắt tỉa như thế nào cây sẽ nhanh ra nụ?
Cắt tỉa hoa hồng đã nở sau 2-3 ngày cũng như cắt tỉa những nhánh già, lá vàng úa thường xuyên.
Thời gian trồng bao lâu thì cây sẽ ra hoa?
Thời gian trồng ra hoa của cây hoa hồng còn tùy thuộc vào thể trạng và độ phát triển của từng giống cây và cách chăm sóc hoa hồng. Có loại nhanh thì vài tuần hoặc chậm thì 1-2 tháng trồng.
Nên trồng hoa theo bụi hay trồng hoa hồng leo?
Trồng hoa hồng theo bụi hay hoa hồng leo về cơ bản sẽ phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Ví dụ nếu muốn sở hữu giàn hoa hồng cho mái hiên hoặc trang trí hàng rào thì hồng leo sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Còn không bạn cũng có thể trồng hoa theo bụi cũng vẫn tận hưởng được vẻ đẹp và mùi hương tuyệt vời từ những bông hoa.
Bài viết đã gửi đến bạn hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tại nhà đơn giản và đúng kỹ thuật nhất. Hy vọng bạn đã nắm được cách chăm sóc hoa hồng để có thể sở hữu những cây hoa hồng đẹp và thơm ưng ý. Đừng quên tham khảo nhiều bài viết hấp dẫn khác trên Mogi.vn về các lĩnh vực khác và mua bán nhà đất nữa nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm: Lan bạch câu và 3 kỹ thuật trồng cây hiệu quả nhất!
Nguyễn Trà My