Bonsai là gì? Hiện nay xu hướng trồng các loại cây Bonsai đang trở nên rầm rộ ở các nước Đông Nam Á. Xét về mặt phong thủy, dòng cây này có ý nghĩa đó là mang lại may mắn, thịnh vượng. Vậy thật hư chuyện về cây Bonsai ra sao, mời bạn cùng Mogi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây!
Bonsai là gì?
Bonsai là tên gọi chung của các loại cây được trồng trong chậu hoặc khay và được các nghệ nhân làm vườn chăm sóc, cắt tỉa, tạo các kiểu dáng cho cây theo những phương pháp vô cùng kỳ công, đặc biệt. Từ đó, mang lại một hơi thở mới cho một loại hình cây cảnh vừa mang tính nghệ thuật lại vừa có nét hoài cổ.
Nhìn chung để có thể tạo ra được một cây Bonsai đẹp thì đòi hỏi nghệ nhân phải trải qua một quá trình vô cùng nhiêu khê. Vì vậy, cứ mỗi tác phẩm Bonsai ra đời thì mọi người ví như các tác phẩm nghệ thuật sống và chi phí để có thể tậu được một chậu cây Bonsai thường khá cao.
Lịch sử về nguồn gốc của bonsai
Nhiều người truyền tai nhau rằng từ thuở xa xưa, người Nhật Bản khi lên núi để đi hái thuốc thì đã vô tình phát hiện ra nhiều loại cây nhỏ mọc hoang dại, tuy nhỏ bé nhưng lại mọc vô cùng đẹp mắt. Thế là họ đã liền mang các cây ấy về để trồng và tiến hành chăm sóc, cắt tỉa để tạo ra các hình dáng độc đáo cho cây. Và đây được xem là tiền thân của nghệ thuật về chăm sóc cây Bonsai hiện nay.
Cụm từ “Bonsai” có xuất xứ từ Nhật Bản mang ý nghĩa là “trồng cây ở trong chậu để đem đến sự hài lòng cho người cảm nhận”.
So sánh cây bonsai với cây cảnh
Cây Bonsai hoàn toàn khác biệt hẳn so với các loại cây cảnh thông thường:
- Nếu xét về chi phí nuôi trồng, giá thành bán ra thì hầu hết các dòng cây Bonsai sẽ mắc hơn rất nhiều. Ví dụ cây hoa sứ và Bonsai đều 3 năm tuổi thì giá bán lần lượt sẽ là 300.000VNĐ/ gốc và 2,5 triệu VNĐ/ gốc.
- Bonsai cần phải có một kỹ thuật riêng để trồng chứ không thể đơn giản chỉ là tưới và chăm phân bón như mọi loại cây khác.
- Tuổi thọ của các loại cây cảnh (trong điều kiện nuôi trồng) thì dưới 30 năm, nhưng đối với Bonsai có cây thậm chí lên đến hơn 1000 năm.
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Đồng Tiền – Cách Trồng Và Chăm Sóc Các Loại Hoa Đồng Tiền
Cấu tạo chính của cây bonsai
Vậy cấu tạo chính của các dòng cây bonsai là gì? Cũng giống như nhiều loại thực vật khác thì Bonsai bao gồm có: Thân – rễ – cành. Và điều tạo nên điểm đặc biệt của Bonsai đó là các bộ phận đều có thể uốn được để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật.
Cách phân loại bonsai
Sau khi đã tìm hiểu rõ cây bonsai là cây gì thì tiếp theo Mogi sẽ hướng dẫn bạn cách để phân loại giống cây này. Hiện nay có tổng cộng 3 cách để người chơi bonsai có thể phân biệt loại cây này, đó là:
Dựa vào kích cỡ, trọng lượng của cây
- Bonsai sở hữu 1 tay hay còn gọi tên khác là bonsai mini: Có chiều cao trung bình dưới 15cm. Một số dòng có thể kể đến là Shito Bonsai, Shonin Bonsai, Komono Bonsai,…
- Bonsai sở hữu 2 tay: Có chiều cao trung bình từ 15cm đến 70cm, dễ dàng di chuyển và mức độ người trồng tương đối phổ biến. Các dòng được nhiều người chọn lựa gồm có Chumono Bonsai và Katade – Mochi Bonsai.
- Bonsai sở hữu 4 tay hay còn gọi là bonsai sân vườn: Chiều cao xấp xỉ từ 70cm đến hơn 180cm nên vì kích thước khá lớn nên cần nhiều người khiên nếu muốn di chuyển. Loại bonsai này được khá nhiều nhà hàng, doanh nghiệp, khách sạn lựa chọn để thuê hoặc mua. Một số cái tên tiêu biểu cho dòng này đó là Dai Bonsai, Omono Bonsai,…
Dựa vào hình dáng của cây
Phụ thuộc vào sự sáng tạo thì người trồng Bonsai sẽ tạo hình cho cây một cách ngẫu nhiên. Ở thời điểm hiện tại thì rất khó để có thể thống kê được có tổng cộng bao nhêu loại cây theo hình dáng mà ta chỉ có thể dựa vào một số đặc điểm chuyên môn chính của dáng cây để gọi tên như:
- Dáng trực
- Dáng huyền
- Dáng xiên (siêu)/ nghiêng
- Dáng hoành
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Sâu Sắc Đằng Sau Vẻ Diễm Lệ Của Hoa Mai Chiếu Thủy
Dựa vào tính trạng của cây
Khi dựa vào tiêu chí này thì người ta chia thành 3 loại, bao gồm có:
- Cây nguyên liệu: Là cây còn nhỏ, chưa được tiến hành uốn tỉa
- Cây sơ chế: Mới chỉ được uốn tỉa đơn giản
- Cây thành phẩm: Là cây đã được định hình cụ thể và có thể được dùng để đem đi trưng bày hoặc mua bán
Ý nghĩa phong thủy của bonsai là gì?
Ý nghĩa chung
Nhìn chung thì ý nghĩa của Bonsai đó chính là đại diện cho sự may mắn, hanh thông tài lộc, phú quý và thịnh vượng. Song, tùy thuộc thêm vào dáng cây mà Mogi sẽ chia sẻ thêm về ý nghĩa của dòng Bonsai này.
Ý nghĩa theo từng dáng cây
Bonsai tam đa
Dáng bonsai tam đa được tạo hình từ cây có 2 cành và 1 ngọn (cây có 3 thân chung cùng một gốc cũng được gọi là tam đa). Các tán lá được cắt tỉa theo hình dạng tròn trịa, tương tự như một đĩa xôi, tuân theo quan niệm rằng hình dạng tròn biểu thị sự phúc đức.
Ý nghĩa: Thông điệp cho ba điều quan trọng:
- Đa phúc (sự may mắn và thịnh vượng);
- Đa lộc (sự giàu có và thịnh vượng về tài chính);
- Đa thọ (sự trường thọ và sống lâu).
Đây là những ước muốn chung của con người từ xa xưa đến ngày nay. Bonsai tam đa truyền tải thông điệp về sự thịnh vượng và sự hài lòng trong cuộc sống, và được coi là biểu tượng của những ước muốn tốt đẹp cho tương lai.
Bonsai thác đổ
Bonsai thác đổ có hình dạng giống như một dòng thác lớn đổ từ đỉnh núi xuống. Thân cây thấp và nằm bò qua miệng chậu, trong khi tán cây trải dài từ phần thân xuống phía dưới chậu, tạo thành một hình ảnh tương tự như dòng thác nước.
Ý nghĩa: Thể hiện rõ sự mềm mại và uốn cong một cách hợp lý. Song đó đại diện cho sức sống và khả năng vượt qua khó khăn, cũng như mang lại nguồn cảm hứng và năng lượng tươi mới như dòng nước trong thác.
Bonsai ngũ phúc
Bonsai ngũ phúc là thuật ngữ được sử dụng để chỉ cây bonsai có dáng hình gồm một thân cây với năm tán lá (bao gồm bốn cành và một tán lá duy nhất), hoặc một gốc cây với năm thân (trồng ghép).
Để tạo thành hình dáng này, năm cây phải được trồng trong một chậu hoặc khay lớn, tạo thành một cảnh núi rừng, và mỗi cây có một dáng riêng biệt, có thể đứng thẳng, xiêu vẹo, hoặc nằm cong. Sự đa dạng trong kích thước của các cây cũng góp phần làm nên vẻ đẹp sơn thủy.
Ý nghĩa: Tượng trưng cho năm yếu tố phúc, lộc, thọ, an, khang. Nhiều người lựa chọn dáng bonsai này để đại diện cho sự thịnh vượng và hạnh phúc trong gia đình, vì nó đại diện cho sự đầy đủ của các yếu tố này. Mỗi yếu tố đại diện cho một giá trị quan trọng và được coi là mang lại điềm lành và sự thịnh vượng.
Bonsai thất hiền
Bonsai dáng thất hiền là thuật ngữ dùng để chỉ cây bonsai có dáng hình gồm một thân cây trụ, với bảy nhánh xếp tầng theo thứ tự từ ngọn cây xuống gốc cây, với kích thước của các nhánh tăng dần từ trên xuống dưới. Đây tượng trưng cho hình ảnh của bảy người hiền nhân tự tin, tự đủ và an yên.
Ý nghĩa: Thể hiện sự lạc quan, tình yêu đời và khả năng sống một cách không bận tâm và không ảnh hưởng bởi những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, còn ẩn chứa một thông điệp đó là tư duy tích cực, không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống xô bồ và khắc nghiệt.
Bonsai đại trượng phu
Cây bonsai có thân to, cao, khỏe mạnh, đứng thẳng và vững chãi. Cành cây lớn, khỏe mạnh, lá rậm rạp và sức sống mạnh mẽ. Rễ to và vững chắc. Cây này tượng trưng cho hình ảnh của một người đàn ông vĩ đại, mạnh mẽ, trực diện, tự tin và đầy quyết đoán.
Ý nghĩa: Biểu tượng cho sự thẳng thắn và cương trực, có lòng trung thành và trí tuệ vượt trội.
Bonsai song thụ
Bonsai theo hình thức song thụ dùng để chỉ hai cây bonsai được kết hợp với nhau tại cùng một gốc, tạo thành một hình ảnh hai cây quấn lấy nhau, hoặc hai cây sát vào nhau và quấn qua thân nhau.
Ý nghĩa: Đây được xem là hình ảnh của tình yêu thương và sự chăm sóc đồng thời. Hai cây bonsai trong cặp song thụ thể hiện sự liên kết mật thiết, chăm sóc và bảo vệ lẫn nhau, tượng trưng cho tình cảm gia đình, tình yêu vợ chồng, hay tình bạn đồng đội.
Bonsai long trầu hổ phụng
Dáng long chầu hổ phụng có hình dáng thể hiện sự nhún nhường và phục kính, tuy nhiên chúng vẫn giữ được vẻ uy nghi. Vì vậy, đây được coi là một dáng bonsai kinh điển trong lòng những người đam mê chơi cây cảnh.
Ý nghĩa: Liên quan đến hai con vật biểu tượng là rồng và hổ, tượng trưng cho quyền lực, uy nghi và địa vị cao trong xã hội.
Bonsai đại lâm mộc
Dáng cây này được gọi là “dáng rừng già” và từ cái tên đã cho thấy hình ảnh mà nó đại diện. Các cây được trồng ở chiều cao khác nhau, tạo thành một cảnh quan giống như một khu rừng. Thân cây được tạo hình để có vẻ rêu mốc, trong khi ở gốc cây, thảm thực vật được sắp xếp một cách nghệ thuật để tạo ra một hiệu ứng tự nhiên độc đáo.
Ý nghĩa: Đại diện cho sự trường thọ và hòa hợp của gia đình. Với sự kết hợp của các cây cao và thấp, già và trẻ, nó tượng trưng cho một gia đình đoàn kết, sung túc và hạnh phúc đối với mọi thành viên.
Bonsai dáng bạt phong
Khi cành lá của cây quặt lại về phía sau giống như hình dạng của một vòng bán nguyệt thì mọi người gọi đây là dáng (thế) bạt phong.
Ý nghĩa: Biểu tượng cho sự vượt qua khó khăn và thách thức. Dù có đối mặt với phong ba, bão táp hay những trở ngại trong cuộc sống thì lúc nào cũng kiên cường và không khuất phục.
Bonsai tiên nữ
Sở hữu hình dáng nhỏ nhắn, mảnh khảnh và mỏng manh. Thân cây được uốn cong một cách dẻo dai, tạo nên những đường cong quyến rũ tương tự như vẻ đẹp tuyệt trần và mê hồn của tiên nữ.
Ý nghĩa: Thể hiện vẻ đẹp tinh tế, tao nhã và đầy cao quý, mang trong mình sự thanh tao và uyển chuyển, tượng trưng cho sự tinh túy và sự trang nhã.
Bật mí cách trồng và chăm sóc bonsai đơn giản tại nhà
Vậy cách chăm sóc hiệu quả nhất cho Bonsai là gì? Mogi xin chia sẻ với bạn một số mẹo để trồng cây Bonsai vô cùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Cách trồng bonsai chuẩn
Có 4 phương pháp mà bạn có thể lựa chọn để trồng bất kỳ dòng Bonsai tại nhà đó là:
Gieo hạt giống
Đây được xem là phương pháp dễ nhất dành cho người mới bắt đầu với bộ môn trồng cây này. Bạn cần phải lựa chọn hạt khỏe, không bị sần, bệnh và đã được ngâm trong nước ấm từ 3 – 4 tiếng để kích nảy mầm.
Chiết cành
Trồng Bonsau dựa trên việc chọn một cành từ cây mẹ và cắt để ghép vào một cây khác để cành cây này có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhằm mục đích ra rể và phát triển. Sau đó thì tách cây ra trồng riêng trong chậu.
Giâm cành
Là phương thức dùng một cành cây khỏe từ cây mẹ để trồng trực tiếp qua chậu, lũa mà không cần phải gián tiếp qua chiết cành. Tuy nhiên trước khi để cành cây đó vào chậu hoặc lũa thì bạn nên ngâm vào dung môi có hoạt chất kích rễ để cây ra rễ và dễ phát triển hơn.
Chiết rễ
Ở giai đoạn này, đòi hỏi bạn phải vô cùng tỉ mỹ ở mức độ nghệ nhân. Độ khó rất cao nhưng thành quả mang lại thì vô cùng mỹ mãn, nếu bạn là một người mới chơi thử bộ môn trồng cây nghệ thuật Bonsai thì khoan hãy lựa chọn cách này vì rủi ro cây héo và chết rất cao.
Ngoài ra, một số bạn đọc thắc mắc về “anubias bonsai là gì” hay “anubia nana bonsai là gì” thì đây cũng là một họ của bonsai và cách trồng cũng giống như Mogi đã chia sẻ ở trên.
Cách chăm sóc bonsai
Lượng nước
Đối với Bonsai, nguồn nước là điều quan trọng nhất. Cây chỉ cần hấp thụ nước vừa đủ nên nếu bạn tưới nước quá nhiều hoặc phun trực tiếp vào rễ sẽ làm cây nhanh úng và dẫn đến thối rễ. Đối với mọi dòng Bonsai, bạn nên tưới nước theo dạng phun sương là hiệu quả nhất và định kỳ 1 lần mỗi buổi sáng hoặc chiều.
Phân Bón
Một yếu tố nữa giúp cây có thể phát triển đó là cung cấp phân hữu cơ. Khi mới mua cây về thì nên bón trực tiếp xuống đất để rễ cây dễ dàng hấp thụ. Nhưng khoảng sau 4 tuần thì bạn nên chọn các loại phân NPK hoặc phân dinh dưỡng bón theo hình thức tưới qua lá để cây có thể hấp thụ nhanh hơn.
Ánh Sáng
Để cây có thể phát triển một cách tối đa thì việc cho Bonsai hấp thụ ánh sánh mặt trời vào buổi sáng là điều hết sức cần thiết. Thời gian phù hợp nhất là từ 7h đến 9h sáng.
Cắt tỉa
Trong quá trình chăm sóc cây thì công đoạn cắt tỉa là không thể bỏ qua. Công đoạn này giúp định hình, tạo dáng cho cây, loại bỏ các cành dư thừa, khô héo đem lại nét đẹp riêng cho cây.
Giải đáp một số vấn đề liên quan đến bonsai
Thế nào là một cây bonsai đẹp và có giá trị cao?
Để có thể xác định đâu là một cây Bonsai đẹp và có giá trị cao thì cần phải đảm bảo một số tiêu chí như:
- Độ tuổi, giống của Bonsai
- Đường nét uốn lượn của cây có sự sáng tạo nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên.
- Sự cân bằng, hài hòa về tổng thể
Nên tiến hành tạo hình và uốn nắn cây bonsai vào thời điểm nào?
Thời gian mà được các chuyên gia trồng Bonsai tiến hành uốn nắn sẽ là từ cuối mùa hè hoặc những ngày đầu của tháng 8 vì trong thời gian này thì cây sẽ phát triển mạnh và các chồi non sẽ dần phát triển rất thích hợp cho việc uốn cành.
>>>Xem thêm: Bật Mí Ý Nghĩa Hoa Thiên Điểu Trong Tình Yêu Và Cuộc Sống
Lợi ích của lũa bonsai là gì?
Các nhà vườn hiện nay đang rộ lên trào lưu trồng Bonsai trong lũa, vậy đầu tiên thì lũa bonsai là gì? Câu trả lời thì “Lũa Bonsai” là tên gọi chung của một xu hướng mà các nghệ nhân sẽ dùng các khúc gỗ đã chết và biến chúng thành nơi để các cây sống có thể trú ngụ và hút chất dinh dưỡng còn lại để phát triển.
Lợi ích của việc trồng theo phương pháp này đó là mang lại một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong tâm linh như tái sinh, bắt đầu một chu kỳ sống mới.
Có nên chơi mai bonsai không?
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu mai bonsai là gì? Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây là một họ của Bonsai với kích thước vừa phải từ 15cm đến 20cm, vô cùng phù hợp để trang trí trên bàn phòng khách, văn phòng hay trên đầu tủ vào những ngày Tết đến.
Giá cả của dòng mai Bonsai sẽ tầm khoảng từ 600.000 VNĐ trở lên. Nếu có điều kiện hoặc ngân sách cho phép thì bạn có thể cân nhắc việc chơi dòng mai Bonsai này.
Bonsai đắt hay rẻ?
Tính đến thời điểm hiện tại thì có rất nhiều dòng Bonsai khác nhau và dẫn đến việc giá cả của loại cây này cũng vô cùng đa dạng, nhưng nhìn chung thì giá của Bonsai là khá đắt đỏ. Dòng rẻ nhất hiện nay đó là dòng Ficus Bonsai có giá đã từ 50 – 75 USD/cây và dòng mắc nhất là dòng thông trắng Pine Bonsai với giá trị là 1,5 triệu USD.
>>>Xem thêm: Cây Tóc Thần Vệ Nữ Là Cây Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Tóc Thần Vệ Nữ
Một số cây bonsai nổi tiếng trong giới
Phong trào trồng cây Bonsai đã có từ rất lâu đời và bên cạnh đó đã có rất nhiều bài báo, tạp chí chia sẻ về loại cây này.
Bonsai cổ nhất thế giới
Các chuyên gia đã đưa ra một số thông báo sau khi đã phân tích loại cây Bonsai thuộc họ Ficus retusa Linn được trồng ở bảo tàng Bonsai Crespi (Ý). Tuổi đời hiện tại đang sở hữu của cây này đã hơn 1000 năm. Cây vẫn đang phát triển vô cùng tốt với với chiều cao 3 mét và bộ rễ đang cắm sâu hơn 2m. Hằng năm, luôn có những cuộc đấu giá nhưng chưa ai có thể xác định được giá thực sự của giống bonsai cổ nhất này.
Bonsai được tạo dựng kỳ công nhất thế giới
Được trưng bày tại vườn quốc gia Hoa Kỳ tại Washington DC từ năm 1948 và tác phẩm sở hữu cái tên vô cùng đặc biệt “Goshin – người bảo vệ tinh linh” được chính nghệ nhân bonsai nổi tiếng thời bấy giờ chăm sóc đó là John Naka.
Bonsai đắt nhất thế giới
Thuộc về một loại cây thông trắng có tuổi đời lên đến hơn 300 năm ở Nhật Bản. Theo các chuyên gia về Bonsai ước tính rằng giá trị hiện kim của giống cây này đã lên đến 1,5 triệu USD ở thời điểm năm 2020.
Bonsai nhỏ nhất thế giới
Giống cây Kenshi Tubo bonsai được xem là giống bonsai nhỏ nhất vì chiều cao của cây chỉ tầm từ 3cm đến tối đa là 8cm. Với kích thước này thì người ta có thể cầm một cách dễ dàng chỉ bằng vài ngón tay.
Bonsai lớn nhất thế giới
Theo sách kỷ lục Guinness hiện nay thì danh hiệu này thuộc về giống thông đỏ Imperial Bonsai ở vườn thảo mộc Akao của Nhật Bản. Giống cây này có chiều cao tối thiểu là 2m với cành lá xum xuê, um tùm và tối đa lên đến hơn 4m. Tuổi thọ của giống cây này ước tính có thể lên đến hơn 1 thiên niên kỷ.
Lời kết
Qua bài viết, Mogi đã giới thiệu cho bạn đọc một cách chi tiết về cây bonsai là gì và các thông tin về giống cây này. Hy vọng bạn đã có thể bỏ túi được một kiến thức mới vô cùng bổ ích. Đừng quên ghé vào trang Mogi.vn để cập nhật thêm nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống như phong thủy, kiến thức bất động sản, mẹo vặt,… được đăng tải mỗi ngày.