spot_img
Trang chủPhong thuỷÝ Nghĩa Sâu Sắc Đằng Sau Vẻ Diễm Lệ Của Hoa Mai...

Ý Nghĩa Sâu Sắc Đằng Sau Vẻ Diễm Lệ Của Hoa Mai Chiếu Thủy

Hoa mai chiếu thủy là cây gì? Có mấy loại hoa mai chiếu thủy? Trong phong thủy hoa mai chiếu thủy hợp mệnh gì? Hãy cùng Mogi xem ngay bài viết sau đây nhé!

Sơ lược về hoa mai chiếu thủy

Nguồn gốc của hoa mai chiếu thủy

Hoa Mai Chiếu Thủy hay còn có cách gọi khác là Mai Chấn Thủy, Mai Chiếu Thổ, Mai Trúc Thủy. Tên tiếng anh của loài hoa này là Water Jasmine, tên gọi khoa học là Wrightia Religiosa thuộc họ Trúc Đào. Loài hoa độc đáo này có xuất xứ từ miền Đông Dương. Mục đích trồng chủ yếu của hoa mai chiếu thủy là để trưng, chơi bonsai, làm cây cảnh trang trí trong nhà, cây phong thủy…

Nguồn gốc của hoa mai chiếu thủy
Nguồn gốc của hoa mai chiếu thủy

Đặc điểm cây mai chiếu thủy

Như đã đề cập, hoa mai chiếu thủy còn được biết đến với tên gọi khác là mai chiếu thổ. Thân của cây khá sần sùi, thường có màu xám hoặc đen. Cấu trúc hoa mai chiếu thủy gồm nhiều nhánh nhỏ và mảnh nên khá dễ dàng trong việc uốn nắn, tạo kiểu cho cây. Lá hoa mai chiếu thủy có hình dạng giống trái xoan, nhỏ nhắn và mọc đối xứng nhau. Đặc biệt, không có cuống lá và thường có màu xanh non mướt mắt hoặc màu xanh thẫm độc đáo.

Đặc điểm phần thân cây mai chiếu thủy
Đặc điểm phần thân cây mai chiếu thủy

Hoa mai chiếu thủy thường mọc thành từng chùm trên một nhánh cây dài, bông hoa có 5 cánh, sở hữu sắc trắng thanh thuần với một hương thơm thoang thoảng đem lại cảm giác dễ chịu. Do hoa mai chiếu thủy trông khá giống với hoa mai, đồng thời lúc hoa nở luôn hướng xuống đất, chính đặc điểm này đã giúp cây có cách gọi khác là hoa mai chiếu thổ.

>>>Xem thêm: Bật Mí Ý Nghĩa Hoa Thiên Điểu Trong Tình Yêu Và Cuộc Sống

Cũng khá tương tự với hoa mai, khi hoa mai chiếu thủy tàn thì cây sẽ kết quả thành những quả mai chiếu thủy có màu đen và có một lớp lông trắng mềm mại bao bọc bên ngoài. Bình thường một bông hoa mai chiếu thủy khi tàn sẽ cho ra 2 quả.

Đặc điểm của phần hoa của mai chiếu thủy
Đặc điểm của hoa của mai chiếu thủy

Hoa mai chiếu thủy có mấy loại?

Mai chiếu thủy lá kim 

Hoa mai chiếu thủy lá kim hay còn được gọi là mai chiếu thủy lá nhỏ. Chúng thường bao gồm những loại lá kim như lá kim giòn, lá kim nhanh mai, lá tứ xù, kim lá tứ và lá kim đuôi chồn. Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa cây thanh mai và loại cây kim thanh mai này. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về hoa mai chiếu thủy lá kim.

Hoa mai chiếu thủy lá nhỏ
Hoa mai chiếu thủy lá nhỏ
  • Hoa mai chiếu thủy lá kim giòn: đây là loại cây có thân giòn, nên rất khó uốn nắn cũng như tạo dáng. Lá hình dáng chữ thập, đuôi lá nhọn và lá mang sắc xanh hơi ngả vàng. Loại cây có rất ít hoặc gần như không có nu. Ưu điểm nổi bật nhất có thể kể đến của loại này chính là chăm ra hoa.
Mai chiếu thủy lá kim giòn
Mai chiếu thủy lá kim giòn
  • Hoa mai chiếu thủy kim thanh mai: Đây là một trong những loại cây được ưa chuộng nhất, thường được chọn để làm hoa mai chiếu thủy bonsai mini bởi cây có rất nhiều nu. Cây con khi còn bé cũng cho ra rất nhiều nu đẹp. Về lá cây, nó trông rất giống với thanh mai nhưng có kích thước nhỏ hơn, bên cạnh đó khoảng cách giữa các lá cũng ít hơn. Thông thường loại cây này có gốc không to, bên dưới gốc cây mọc rất nhiều mầm cây con.
Hoa mai chiếu thủy lá kim
Hoa mai chiếu thủy lá kim

Mai chiếu thủy lá trung

Hoa mai chiếu thủy lá trung thường bao gồm nhiều loại như trung nu, trung nu gò công, nu mặt khỉ, da xanh, da trắng và thanh mai… Trong đó, hoa mai chiếu thủy nu mặt khỉ Gò Công được đánh giá cao hơn, vì có nhiều nu sần. Đây chính là giống hoa mai chiếu thủy được các dân chơi cây cảnh ưa chuộng và săn đón nhất.

>>>Xem thêm: Cây Khuynh Diệp: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Tác Dụng Đặc Biệt Ít Người Biết

  • Hoa mai chiếu thủy nu Gò Công: Là giống mai chiếu thủy được đánh giá cao nhất và nơi giá trị nhất là phần nu sần của cây. Hội sinh vật cảnh của Việt Nam đã có xác nhận loại cây này có nguồn gốc tại Làng mai nu Thạnh Nhựt, nằm trong vùng đất Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, hoa mai chiếu thủy nu Gò Công chính là loại hoa mai chiếu thủy được sử dụng để chơi kiểng nhiều nhất, chính bởi cây có nu đẹp, cho hoa lớn và có mùi thơm ấn tượng.
Hoa mai chiếu thủy nu Gò Công
Hoa mai chiếu thủy nu Gò Công
  • Giống hoa mai chiếu thủy Thanh Mai: Có phần nách khá thưa lá, lá cây có hình bầu dục và thêm phần hơi tròn mọc thành 2 hàng đối xứng trong khá giống với hoa mai chiếu thủy lá kim thanh mai. Phần lá của cây có màu xanh đậm còn phần thân cây lại thường có màu xanh tím, thân cây tròn và có khá ít nu. Tuy bông thanh mai có kích thước lớn như các loại hoa mai chiếu thủy lá trung khác nhưng lại trổ ít bông hơn.
Hoa mai chiếu thủy lá trung
Hoa mai chiếu thủy lá trung

Mai chiếu thủy lá lớn

Hoa mai chiếu thủy lá lớn là một loại khá phổ biến, thường gồm các loại cây da đen, da trắng, da xanh, da vàng, da láng, nu thường, nu gò công, lá tròn, lá dài, đặc biệt có loại còn có 20 cánh lá thẳng hoặc có loại hoa có 20 cánh lá rũ.

Hoa mai chiếu thủy lá lớn
Hoa mai chiếu thủy lá lớn

Mai Chiếu Thủy lá tứ

Loại hoa mai chiếu thủy này có lá mỏng hơn so với kim thanh mai, đuôi lá khá nhọn, lá mọc bốn cạnh, có màu xanh nhạt, nách lá của cây thường có nhiều chồi non mọc ra từ phần nách lá này, thông thường một nách lá sẽ có ba lá non mọc ra đều ở mọi nách lá. Thân cao to có nhiều cạnh, nhiều gân nên khiến cho thân cây có phần hơi vuông vức, đa phần thân cây có màu hơi trắng xanh.

Đặc điểm mai chiếu thủy lá tứ
Đặc điểm mai chiếu thủy lá tứ

Hoa của loại cây này khá nhỏ nhưng khi trổ cũng ra rất nhiều hoa. Hoa mai chiếu thủy lá tứ có hai loại chính: là lá tứ long xuyên và tứ đuôi chồn. Lá tứ đuôi chồn khá khó làm cây vì cành cấp 1 mọc ra rất dài và phát triển nhanh, còn cành cấp 2, cấp 3 lại phát triển rất ít và hầu như không phát triển. Vì thế, loại này có giá rất rẻ và cũng được ít người chọn chơi bonsai.

Cơ bản thì hai loại lá tứ này đều tương đồng nhau. Cây lá tứ long xuyên có cành nhánh xum xuê, mọc rất nhiều có thể nói là um tùm ở toàn bộ các chi cấp 1,2,3 (khác với lá tứ đuôi chồn chỉ có cành cấp 1 phát triển dài). 

Hoa mai chiếu thủy lá tứ
Hoa mai chiếu thủy lá tứ

Hoa mai chiếu thủy có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa trong đời sống

Trong cuộc sống ngày nay, hoa mai chiếu thủy được trồng và chơi kiểng rất phổ biến. Loài hoa này không những là một loại cây ngoại thất, mà còn là loại cây nội thất mang rất nhiều ý nghĩa về mặt đời sống và phong thủy.

Hoa mai chiếu thủy thường mang lại vẻ đẹp nổi bật cho không gian, nên nó được ưu ái lựa chọn để trang trí trong nhà hay sân vườn. Theo đó, loài cây này ra hoa quanh năm tạo nên không khí tươi tắn, chúng cũng sở hữu một mùi hương rất thơm và dễ chịu.

Ý nghĩa của hoa mai chiếu thủy trong đời sống
Ý nghĩa của hoa mai chiếu thủy trong đời sống

>>>Xem thêm: Những Tác Dụng Của Hoa Đậu Biếc Không Phải Ai Cũng Biết

Ý nghĩa trong phong thủy

Về mặt phong thủy và tín ngưỡng, hoa mai chiếu thủy được cho rằng có khả năng trấn yểm long mạch, kích thích cũng như thu hút thêm tài lộc về cho gia chủ, bởi khả năng thu hút thêm vượng khí và tinh hoa đất trời. Ngoài ra, tuổi thọ của loại cây này thường rất cao nên chúng còn được coi là biểu tượng cho sự trường thọ, phồn vinh và bền vững qua mọi thử thách của thời gian, có đủ sức bền để chống chọi những trắc trở trong cuộc sống.

Bên cạnh những ý nghĩa đã đề cập trên, hoa mai chiếu thủy còn mang ý nghĩa là giúp gia đạo êm ấm, thuận hòa, công danh sự nghiệp phát triển thuận buồm xuôi gió, gặt hái được nhiều thành công, gia tăng các giá trị bền vững và thịnh vượng phát tài cho gia chủ.

Ý nghĩa của mai chiếu thủy trong phong thủy
Ý nghĩa của mai chiếu thủy trong phong thủy

>>>Xem thêm: Cây Nhất Mạt Hương Là Cây Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Và Ý Nghĩa Của Cây Nhất Mạt Hương

Hoa mai chiếu thủy hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Giống hoa mai chiếu thủy có một vài đặc điểm nổi bật là ra hoa quanh năm, hoa có màu trắng điểm xuyết trên nền xanh ngát tạo thành bởi tán cây. Điều này, giúp chúng được ưa chuộng trong giới chơi cây kiểng.

Mai chiếu thủy là trong những cây kiểng được ưa chuộng nhất
Mai chiếu thủy là trong những cây kiểng được ưa chuộng nhất

Gần đây, khi chúng ngày càng phổ biến thì cũng có không ít người quan tâm đến việc cây mai chiếu thủy hợp với tuổi nào? Hoa mai chiếu thủy hợp mệnh gì? Người mệnh nào nên trồng loài hoa mai chiếu thủy này? Giải đáp theo Phong Thủy, loài hoa mai chiếu thủy hợp với các mệnh sau đây:

  • Hoa mai chiếu thủy phù hợp với người mệnh Mộc, vì theo ngũ hành Mộc – Mộc tương sinh sẽ giúp gia chủ được thuận buồm xuôi gió trong mọi việc và tài lộc đủ đầy quanh năm như sự đông đúc của chính những bông hoa mai trắng trên cây mai chiếu thủy.
  • Ngoài ra, hoa mai chiếu thủy còn phù hợp với người mệnh Thủy, trong ngũ hành Thủy sinh Mộc còn Mộc thì dưỡng Thủy giúp gia chủ nhận được nhiều bình an, thịnh vượng cát tường.
Hoa mai chiếu thủy hợp mệnh gì và tuổi gì
Hoa mai chiếu thủy hợp mệnh gì và tuổi gì

Hoa mai chiếu thủy đặt ở đâu?

Hoa mai chiếu thủy thường được đại đa số người yêu thích cây cảnh lựa chọn để trưng bày trong căn nhà của mình. Chúng thường được dùng để trang trí, bởi nó hàm chứa giá trị thẩm mỹ cao, đem lại một không gian sống mới lạ do bản thân hoa mai chiếu thủy có sức sống mạnh mẽ và cũng dễ chăm sóc.

Mai chiếu thủy được dùng làm cảnh trong nhà
Mai chiếu thủy được dùng làm cảnh trong nhà

Do phần thân cây có rất nhiều nhánh, dẻo dai dễ uốn nắn nên chúng thường được tạo kiểu đa dạng để trang trí phục vụ nhu cầu tinh thần của gia chủ. Bởi đó, loại cây này rất được yêu thích và thường được dùng để làm cây trang trí trong nhà. Bạn có thể lựa chọn trồng cây trong chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất trong sân vườn cũng đều rất đẹp.

Với sự đẹp mắt mà hoa mai chiếu thủy mang lại thì việc trồng nội thất hay ngoại thất đều đem đến những không gian thú vị, lý tưởng theo từng cách gia chủ lựa chọn không gian bày trí. Ngoài ra, hoa mai chiếu thủy còn là một món quà rất ý nghĩa để làm quà tặng cho bạn bè đặc biệt là trong công việc hoặc quà tặng tân gia, năm mới. 

Hoa mai chiếu thủy thường được đặt cả nội thất và ngoại thất
Hoa mai chiếu thủy thường được đặt cả nội thất và ngoại thất

>>>Xem thêm: Cây Đại Phú Gia Hợp Mệnh Gì? Cây Đại Phú Gia Có Độc Hay Không?

Cách trồng, cách chăm sóc cây mai chiếu thủy

Tưới cây

Để chăm sóc cây trồng được tốt nhất, bạn nên tưới nước cho cây 2 lần một ngày, vào khoảng thời gian là buổi sáng và buổi chiều tắt nắng. Lượng nước cung cấp cho cây hoa mai chiếu thủy chỉ cần khoảng hai phần ba đất trồng là đủ, vì cây không cần quá nhiều nước. Đồng nghĩa với việc, lượng nước tưới cho cây phải được kiểm soát chặt chẽ, và thường xuyên kiểm tra lượng nước mà cây trồng đang hấp thụ, xem chúng có đang bị thiếu hay úng ngập không.

Tưới cây một ngày hai lần vào sáng và chiều
Tưới cây một ngày hai lần vào sáng và chiều

Nếu cây đang gặp tình trạng dư nước, cần ngay lập tức xử lý tình trạng này để tránh chết cây, bởi hoa mai chiếu thủy là giống cây dễ chết do ngập úng rễ. Biện pháp thường được áp dụng để tưới cho hoa mai chúc thủy là tưới phun sương, có thể kết hợp tưới phun sương cả gốc và thân cây hoa. 

Hoa mai chiếu thủy dễ chết nếu bị úng nước
Hoa mai chiếu thủy dễ chết nếu bị úng nước

Bón phân

Thông thường việc bón phân sẽ được thực hiện sau khi bạn cắt tỉa, tạo kiểu cây hoa mai chiếu thủy, mục đích là để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển nhanh chóng và tốt hơn. Có rất nhiều lựa chọn phân bón cho cây, trong đó bạn có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ truyền thống như là: phân bò, trùng huyết… Một sự lựa chọn khác đó là các loại phân vô cơ chẳng hạn như: DAP, Dynamic Lifter, NPK16.16.8…

Bón phân cũng đòi hỏi người chăm cây một chút kiến thức và kỹ thuật thực hiện để tiến hành bón đúng tỉ lệ cho cây. Không nên bón quá nhiều do cây sẽ không nạp hết chất dinh dưỡng, dư thừa hóa chất trong môi trường đất hoặc quá ít phân để dẫn đến không đủ chất dinh dưỡng phục vụ nhu cầu sinh trưởng của cây.

Cân đối lượng phân bón vừa đủ cho mai chiếu thủy
Cân đối lượng phân bón vừa đủ cho mai chiếu thủy

Đặc biệt, khi lựa chọn sử dụng phân hữu cơ, tốt nhất bạn nên bón đều tay một lớp phân dày khoảng một phân và hạn chế bón trực tiếp vào gốc. Còn đối với phân vô cơ thì tốt nhất là bạn nên vùi phân vô cơ xuống đất khoảng từ 3-5cm, cũng tương tự phân hữu cơ là cần hạn chế tuyệt đối việc bón phân trực tiếp vào gốc cây.

Nên áp dụng việc bón xen kẽ các loại phân với nhau, điều này giúp cây được hấp thụ đa dạng các chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời, sau mỗi lần bón cần tưới đầy đủ nước để tạo điều kiện cho cây dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

Hoa mai chiếu thủy cần lượng phân bón vừa đủ
Hoa mai chiếu thủy cần lượng phân bón vừa đủ

Cắt tỉa cành nhánh

Mục đích chính của việc cắt tỉa cành nhánh ở hoa mai chiếu thủy là muốn cây tập trung phát triển có chọn lọc, cành phát triển mạnh và ra nhiều hoa hơn. Mật độ tỉa cây cho hoa mai chiếu thủy được khuyên là nên tiến hành thường xuyên, khoảng một tháng một lần vào mùa mưa ít nắng và khoảng 8-10 tuần một lần cho mùa khô nhiều nắng. Lưu ý nhỏ là hãy kết hợp việc cắt tỉa cành nhánh dư thừa với việc định hình tạo kiểu cho cây để có được một dáng cây hoa mai chiếu thủy đẹp nhất. 

Cần cắt tỉa định kỳ để cây vào khuôn
Cần cắt tỉa định kỳ để cây vào khuôn

Trước khi bắt đầu việc cắt tỉa cây, bạn cần phải ước lượng được kích thước và hình dáng cây mong muốn mà bạn muốn thực hiện. Loại hình dạng hoa mai chiếu thủy đơn giản và phổ biến nhất là hình cầu hoặc hình tháp đứng. Mách nhỏ là cây của bạn sẽ ra hoa và chồi non sau khoảng 30-45 ngày sau khi bạn kết thúc việc cắt tỉa cây. 

Cắt tỉa cành nhánh của cây mai chiếu thủy để có dáng mai đẹp hơn
Cắt tỉa cành nhánh của cây mai chiếu thủy để có dáng mai đẹp hơn

Trị sâu bệnh

Hoa mai chiếu thủy được đánh giá là một loại cây khỏe, ít khi bị bệnh và có sức sống kiên cường. Tuy nhiên, một nhược điểm là cây dễ gặp bệnh hơn vào mùa mưa do ẩm thấp, cây thường bị sâu đục phần thân cây và sâu ăn lá. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc cây hoa mai chiếu thủy để kịp thời loại bỏ sâu bệnh có hại cho cây.

Mai chiếu thủy là loại cây ít sâu bệnh
Mai chiếu thủy là loại cây ít sâu bệnh

Đặc biệt, giai đoạn hoa mai chiếu thủy bắt đầu kết quả chính là thời điểm cây thu hút nhiều sâu bướm đế và điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ (không đẹp, không đều, không đủ cánh) của hoa khi nở ra. Vì vậy, việc luôn kiểm tra cây để kịp thời loại bỏ đi các mầm mống sâu bệnh là hoàn toàn cần thiết.

Cần phát hiện kịp thời và phòng tránh sâu bệnh cho hoa mai chiếu thủy
Cần phát hiện kịp thời và phòng tránh sâu bệnh cho hoa mai chiếu thủy

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên Mogi đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về hoa mai chiếu thủy để bạn có thể lựa chọn được cho mình một loại cây chơi kiểng phù hợp nhất. Hãy ghé thăm Mogi.vn để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

>>>Xem thêm: Cây Bàng Cẩm Thạch: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc

Phan Yến
Phan Yến
Hi. Mình là Yến Phan, các bạn có thể gọi mình là Yennie. Hiện tại mình là một Content Writer của trang Mogi.vn - trang thông tin, mua bán bất động sản uy tín. Chào mừng các bạn đã ghé đến với các bài viết của mình, hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn!
spot_img

TIN LIÊN QUAN