Có thể nói sở hữu được một vườn rau xanh tươi trên khu vực sân thượng của mình là ước mơ của rất nhiều gia đình. Sân thượng là nơi nhận được ánh sáng mặt trời gần như hầu hết cả ngày. Nhưng khi bắt tay vào việc trồng rau trên sân thượng thì bạn cũng cần phải cập nhật một số kiến thức cơ bản liên quan đến giống rau. Mogi sẽ chia sẻ với bạn thông qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Trang bị một số kiến thức trước khi trồng rau
Để có thể có được một vườn rau trên sân thượng mà mình mong muốn thì bạn cần phải nắm được một vài điều cơ bản, bao gồm có:
Tìm hiểu các dụng cụ trồng rau
Điều đầu tiên mà chúng ta cần lưu ý khi trồng rau trên sân thượng đó là không nhất thiết phải dùng những chậu đất, khay hay chậu trang trí đắt tiền. Bạn có thể tận dùng các đồ vật có sẵn trong nhà như thau, thùng, vỏ chai nước,… miễn sao các đồ vật ấy có khả năng chứa. Bên cạnh đó cần có cuốc-xẻng cầm tay, dao-kéo làm vườn, găng tay, bình tưới,…
Và một điều cần quan tâm nữa là sau khi chọn được dụng cụ để trồng rau thì phải chắn chắc rằng nó phải sạch và có một lỗ thoát nước trước khi tiến hành trồng rau vào.
Tìm hiểu về các loại rau muốn trồng
Bạn nên tìm hiểu về đặc tính và khả năng sinh trưởng của những loại rau mà bạn muốn trồng. Nên chọn những loại dễ trồng, ít chăm sóc, để có thể biết được những thông tin này bạn có thể tham khảo qua sách báo, internet hoặc các hội về trồng cây cảnh.
Mách nhỏ, đối với những người chưa có kinh nghiệm và mới bắt đầu trồng rau trên sân thượng nên chọn những loại rau như là xà lách, mồng tơi, rau diếp cá, rau muống,… và những loại rau gia vị. Vì chúng rất dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện đất chỉ cần tưới nước và thay phân bón định kỳ.
Tìm hiểu về các loại phân bón
Lý do tại sao cần phải tìm hiểu về phân bón là vì đặc tính của mỗi loại cây không giống nhau và mỗi giai đoạn phát triển thì cây cần hấp thụ những dưỡng chất khác nhau nên phân bón cũng được xem là một yếu tố quan trọng mà bạn cần phải lưu ý trước khi quyết định trồng rau trên sân thượng của mình.
Tìm hiểu về các loại sâu bệnh
Trong lúc bạn đang tìm hiểu về loại rau mà mình sẽ trồng thì bạn cũng có thể xin thêm một vài lời khuyên của những người đi trước về cách nhận biết được sâu bệnh và phòng tránh chúng như thế nào. Hoặc có thể khi bạn bắt tay vào trồng thì sẽ tự rút ra được kinh nghiệm cho mình.
>>>Xem thêm: Cây Khuynh Diệp – Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Tác Dụng Đặc Biệt Của Nó
Rau gì phù hợp để trồng trên sân thượng nhất
Đối với những ngời mới chưa có kinh nghiệm trong việc trồng rau thì các chuyên gia cũng đã liệt kê một số loại rau phổ biến mà ai cũng có thể trồng được có thể kể đến như là: Cải xà lách, rau diếp cá, su hào,… để bạn có thể tích lũy kinh nghiệm cho mình và biết được cách tính toán thời giao tưới nước, bón phân.
Sau khi đã có kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng thì bạn có thể nâng lên các loại cây khó hơn vì nó đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc và tỉ mỉ của bạn như là bầu, mướp, bí, dưa leo,…
Điều cốt lõi mà bạn cần lưu ý khi thử sức với bộ môn đó là nên trồng những loại rau đi từ mức độ dễ đến khó để tránh bị bỡ ngỡ và bỏ cuộc giữa chừng.
Các bước tiến hành trồng rau trên sân thượng
Để có thể trồng rau trên sân thượng thì bạn cần phải trả qua 4 bước cụ thể như sau:
Chuẩn bị
Bạn cần phải có chậu, thùng cùng với các dụng cụ để trồng rau. Tiếp theo là đất sạch, phân bón, hạt giống mà bạn định trồng, giàn (dành cho cây dây leo). Bạn có thể đến các cửa hàng buôn bán cây cảnh hoặc vật tư nông sản để bổ sung đồ nghề nếu bạn thiếu bất kỳ món nào.
Hệ thống nước dùng để tưới tiêu cũng là một phần cần thiết mà bạn cần phải lưu ý vì sân thượng là khu vực cao nhất của ngôi nhà và nếu hệ thống thoát nước không cẩn thận thì sẽ gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn cụ thể là bị dột, thấm nước vào tường.
Gieo hạt
Sau khi đã có trong tay mình túi hạt giống thì bạn cần phải đọc thật kỹ những hướng dẫn mà nhà sản xuất đã lưu ý để biết cách gieo, ươm trồng làm sao để rau có thể nảy mầm. Đối với vấn đề gieo hạt được chia thành 2 trường hợp đó là:
- Loại rau cần ươm mới nảy mầm: Cần phải ngâm nước từ 3 – 4 ngày để kích thích rễ của mầm rau xuất hiện. Sau đó thì lấy ra và rải xuống đất là lấp lại để rễ có thể dài ra và giúp mầm rau phát triển khỏe mạnh
- Loại rau không cần ươm vẫn nảy mầm: bạn chỉ cần rạch một đường thẳng trong đất và rải hạt giống xuống theo một đường thẳng hoặc theo một mức độ nhất định (được ghi trên bao bì hạt giống). Vì nếu trồng quá dày thì mầm rau sẽ không đủ dưỡng chất để phát triển và về sau rau sẽ còi cọc do thiếu dưỡng chất.
Chăm sóc
Việc chăm sóc rau trồng trên sân thượng sẽ bao gồm những hoạt động là tưới cây, bón phân, bắt sâu (nếu có), tỉa cành, nhổ cỏ dại,… Một mẹo nhỏ mà mọi người hay mách nhau đó là dùng nước vo gạo, nước vỏ trấu để tưới cây sẽ kích thích cây phát triển tốt hơn. Đối với các cây, rau theo hình thức dây leo thì bạn cần phải làm giàn leo cho chúng có thể bám vào và phát triển.
Thu hoạch
Đây là giai đoạn mà ai cũng mong muốn khi trồng rau trên sân thượng, bạn cũng cần nên chú ý đến một số điều trước khi thu hoạch:
- Đối với các loại rau có khả năng tái sinh (cây lá lốt, rau má, sương sâm,…) thì bạn dùng kéo và cắt thật khéo léo và nhẹ nhàng. Sau đó thì nên nhổ cỏ dại xung quanh cây và bón phân thêm để cây hấp thụ dưỡng chất và tái tạo lại lá mới để sau một khoảng thời gian sau bạn có thể tiếp tục thu hoạch. Thông thường đối với các loại cây ăn lá thì thời gian thu hoạch sẽ tầm 1 đến 1 tháng rưỡi.
- Đối với các loại rau nhổ cả rễ (ngò, cải xà rau, hành lá,…) thì bạn sẽ bứng cả rễ của rau và sau đó nếu bạn muốn trồng loại rau này thì bắt buộc bạn phải mua hạt giống mới và gieo xuống bắt đầu quy trình trồng rau lại từ đầu. Những loại rau nhổ cả rễ thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn so với các loại rau có khả năng tái sinh, có cây sẽ tầm 3 tháng hoặc có cây 4 tháng.
>>>Xem thêm: Tất Tần Tật Về Cây Thiết Mộc Lan Đẹp: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc
Trồng rau trên sân thượng bằng phương pháp thủy canh
Ưu nhược điểm của phương pháp thủy canh
Trồng rau trên sân thượng theo phương pháp này sẽ có ưu nhược điểm lần lượt như sau:
- Về ưu điểm: Cung cấp mô hình trồng rau sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì đây là sản phẩm do chính mình trồng nên sẽ hạn chế được các loại thuốc như là tăng trưởng, trừ sâu,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của những người dùng. Bên cạnh đó một ưu điểm nữa là đem lại không gian tươi xanh, mát mẻ ngay tại sân thượng của ngôi nhà.
- Về nhược điểm: Khá tốn kém về chi phí bao gồm xây dựng, thiết kế và vận hành hệ thống tưới tiêu, thuốc thủy canh, hệ thống điện để đẩy nước liên tục. Nhiều người đã ước tính rằng nếu sử dụng phương pháp thủy canh cho trồng rau trên sân thượng để 5 người trong một gia đình ăn thì phí duy trì hằng tháng sẽ rơi vào từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Và rau trồng bằng thủy canh dễ héo hơn rau trồng bằng đất
Các bước tiến hành
Chọn giàn rau thủy canh phù hợp với diện tích sân thượng
Để trồng rau trên sân thượng thủy canh một cách hiệu quả thì điều tiên quyết là phải chọn được giàn sao cho phù hợp với diện tích sẵn có của sân thượng nhà mình. Các thiết kế giàn mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Thiết kế giàn tầng
- Thiết kế bán chữ A
- Thiết kế chữ A
Ươm giống rau thủy canh
Đối với việc ươm giống rau thủy canh này sẽ chia làm 4 giai đoạn:
- Gieo hạt giống và thả vào giá thể
- Pha thuốc dinh dưỡng cho cây (từ 0.035 – 0.05ml)
- Tiếp tục pha thuốc dinh dưỡng thủy canh cho rau (từ 0.055 – 0.07ml)
- Cho rau lên giàn trồng với nồng độ thuốc dinh dưỡng thủy canh (từ 0.075-0.1ml)
Chăm sóc và thu hoạch vườn rau thủy canh
Chăm sóc: Sau khi đã đưa rau lên giàn trồng thì cần phải theo dõi thường xuyên, kiểm tra nồng độ thuốc phải nằm trong mốc từ 800ppm đến 950ppm sẽ là tốt nhất cho rau. Nên phơi nắng đầy đủ 8 tiếng/ ngày cho cây có thể quang hợp.
Thu hoạch: Bạn có thể bắt đầu việc này khi rau đã đạt được tới độ từ 28 – 30 ngày khi đó rau đã đạt trọng lượng 220 gam/cây và đối với rau xà lách thì 85 – 100 gam/ cây.
>>>Xem thêm: Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Tại Nhà Giúp Cây Khỏe Ra Nhiều Hoa
Các mô hình trồng rau trên sân thượng bạn có thể tham khảo
Mogi xin giới thiệu đến quý bạn đọc một số mô hình thiết kế vườn rau trên sân thượng vô cùng ấn tượng và dễ làm mà bạn có thể tham khảo và biến tấu cho vườn rau của nhà mình:
Giàn tầng dạng sắt
Đối với hình thức trồng rau trên sân thượng theo xu hướng giàn tầng dạng sắt thì ưu điểm mang lại đó là tối ưu hóa diện tích trồng cây và bạn có thể thu hoạch nhiều loại rau cùng một lúc vì mỗi loại rau sẽ được trồng trong một khay, chậu riêng lẻ được đặt trên giàn.
Hầu hết người trồng chọn hình thức giàn tầng này để trồng rau vì chất liệu của giàn tầng này là sắt vô cùng chắc chắn và chịu lực tốt nên các chậu sẽ khó bị xê dịch méo mó gây mất thẩm mỹ vườn rau.
Giàn tầng ống nước
Khi bạn có mong muốn trồng rau theo dạng thủy canh (trồng trong dung dịch dinh dưỡng) thì lựa chọn tốt nhất đó là giàn tầng ống nước. Điều quan trọng trong hình thức trồng rau trên sân thượng này là bắt buộc bạn phải dùng những loại ống tốt, độ bền cao. Sau đó bạn sẽ khoét lỗ có bán kính phụ thuộc vào độ lớn của rau khi trưởng thành bằng những dụng cụ như dao, máy khoan.
Chi phí làm vườn rau trên sân thượng bằng hình thức này có thể xem là tương đối tốn kém vì giá tiền của ống nước loại tốt không phải rẻ và thêm một điều nữa là để khoét đẹp thì không phải khoét một lần là được, phải làm nhiều lần.
Trồng trong các thùng nhựa
Trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp hay thùng nhựa là cách được xem là đơn giản nhất. Các loại thùng này bạn có thể mua ở nhiều nơi như là siêu thị, cửa hàng hay thậm chí có thể tự mình tái chế,… với giá thành vừa túi tiền và vô cùng nhiều kích cỡ khác nhau đáp ứng mọi mong muốn.
Điều cần lưu ý khi lựa chọn hình thức trồng trong các thùng nhựa đó là cần phải có diện tích sân thượng rộng, cần phải đặt san sát nhau và không để xếp chồng lên nhau vì không có sự hỗ trợ nào từ các khung đỡ, định kỳ tầm 1 năm thì người trồng sẽ thay thế toàn bộ các thùng nhựa này vì những loại thùng này khi để ngoài trời nắng quá lâu cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu như là thùng sẽ bị bể, giòn và gãy.
Vì vậy những loại cây trồng trong thùng xốp, nhựa thông thường là những loại rau thu hoạch trong thời gian ngắn.
Trồng rau treo tường
Thiết kế trồng rau theo kiểu treo tường cũng được xem là một dạng của trồng rau trên sân thượng. Bạn có thể dùng các vật liệu như là chai nước, thùng nhựa nhỏ, chậu cảnh trang trí. Sau đó dùng móc treo và dây thừng để cố định các chậu thành từng hàng dọc hoặc ngang tùy theo sở thích của bản thân và bước cuối cùng là thêm đất và mầm rau vào trong. Lúc này, từ một bước tường đơn điệu đã trở thành một góc trồng rau vô cùng bắt mắt, tươi mát.
>>>Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Cây Trồng Trong Nhà Không Cần Ánh Sáng Mang Lại Vận Khí Tốt
Tháp rau
Trồng rau trên sân thượng theo thiết kế tháp rau rất phù hợp cho các ngôi nhà có diện tích sân thượng chật hẹp bởi vì tất cả các chậu trồng rau sẽ được sắp xếp chồng lên nhau. Chỉ cần một mặt phẳng vững chắc để làm điểm tựa cho đế tháp thì bạn có thể tha hồ lựa chọn rau để trồng vào chậu và đặt lên tháp này. Hiện nay có 3 loại tháp rau được mọi người sử dụng nhiều đó là:
- Tháp rau sáu cánh
- Tháp rau Kim tự tháp
- Tháp rau thẳng đứng
Mô hình Module đứng thẳng
Trồng rau trên sân thượng theo phương pháp này đòi hỏi người trồng phải có con mắt thẩm mỹ, có chuyên môn vê lắp ghép. Rau sẽ được trồng bằng đất phù sa và sử dụng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt hoặc theo hình thức ống cấp nước UPVC. Điểm mạnh của mô hình này đó là các Module có thể lắp ghép hoặc tháo rời một cách dễ dàng.
Trồng rau trong túi vải
Có thể xem bằng phương pháp này là rẻ nhất cũng như hữu hiệu nhất vì bạn sẽ không cần phải dùng thùng, khay nên vừa thiết kiệm được một khoản chi phí và vừa tiết kiệm được diện tích. Bạn nên chọn các loại túi vải có chất liệu được làm từ vải bố để thoát nước tốt hơn.
Sau đó bạn dùng móc treo để cố định vị trí của túi vải lên tường hoặc bất kỳ vị trí nào bạn muốn. Điểm trừ duy nhất đó là không có tính thẩm mỹ vì khi tưới nước vào thì nước có thể thoát ra ở bất kỳ vị trí nào của túi.
Trồng rau theo giàn treo
Khi bạn quyết định trồng rau theo giàn treo thì bạn sẽ tối ưu hóa được diện tích của trần sân thượng và 2 bên hông để tạo khung giàn treo. Sử dụng các loại cây, rau có tính chất là dây leo thì sẽ khai thác tối đa được tiện ích của giàn treo.
Với khoản trống dưới sân thượng thì bạn có thể thiết kế một hồ cá cảnh thủy sinh để tạo ra một khung cảnh vô cùng lãng mạn. Việc trồng rau trên sân thượng có mái tôn cũng là điều cần thiết đối với giàn treo vì đối với rau, cây dây leo thì ngưỡng chịu nhiệt độ không cao nên nếu phải chịu đựng cái nắng quá gắt hoặc giông bão thì nguy cơ cao là rau, cây sẽ bị héo và dẫn đến chết.
Lời kết
Qua bài viết này Mogi đã hướng dẫn chi tiết về việc làm sao để trồng rau trên sân thượng hiệu quả nhất cho những người chưa có kinh nghiệm. Hy vọng rằng bạn đã có thể chọn được cho mình những mô hình trồng rau phù hợp với sở thích của mình. Các bạn đừng quên ghé trang Mogi.vn để cập nhật thêm những thông tin mới về mẹo vặt, bất động sản, lời khuyên được đăng tải mỗi ngày nhé.
>>>Xem thêm:
- Những Tác Dụng Của Hoa Đậu Biếc Không Phải Ai Cũng Biết
- 10 Ý Tưởng Sáng Tạo Từ Chai Nhựa Độc Đáo Nhất Năm 2023