spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnNhà tiền chế là gì? Ưu - nhược điểm, kinh phí ra...

Nhà tiền chế là gì? Ưu – nhược điểm, kinh phí ra sao?

Nhà tiền chế là gì và ưu nhược điểm của kiểu nhà này như thế nào là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nếu bạn đang quan tâm đến nhà tiền chế và có mong muốn xây dựng mẫu nhà này thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Mogi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc điểm của nhà tiền chế. 

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế là loại công trình được xây dựng đặc biệt với khung trụ hoàn toàn bằng thép, và lắp ráp theo bản vẽ của kiến trúc kỹ thuật nhất định.

Do có nhiều ưu điểm nổi bật nên hiện nay nhà tiền chế đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nhất là với những công trình đòi hỏi sự bền vững, rộng rãi. Ví dụ như nhà xưởng, kho hàng, siêu thị, bãi giữ xe,…

Kết cấu của nhà tiền chế

Nhà tiền chế gồm rất nhiều bộ phận như là: móng, phần khung (cột, kèo, dầm), các thành phần phụ (xà, gồ, giằng,..) và hệ thống mái che. Mỗi bộ phận lại có những vai trò nhất định giúp hoàn thiện và đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà.

Kết cấu chính

Để có thể trụ lực tốt thì nhà tiền chế cần có một kết cấu móng vững chắc. Nhà càng cao thì móng cũng phải đào càng sâu để tăng sức chịu đựng cho công trình. Tuy nhiên việc xây dựng móng cho nhà tiền chế đơn giản hơn khi xây nhà bê tông cốt thép. Quá trình lắp đặt bu lông móng vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến độ chính xác khi lắp đặt cột và kèo.

Phần khung chính của nhà tiền chế bao gồm cột, kèo, dầm, xà gồ. Những bộ phận này được thiết kế theo hình chữ T. Còn cột và kèo thì thường có hình chữ H một số ít có hình tròn. Liên kết giữa cột và kèo được làm bằng bản mã và được cố định bằng các bu lông cường độ cao. 

xây nhà tiền chế
Kết cấu chính của nhà tiền chế 

>>> Tham khảo thêm: Nhà tre là gì? Những mẫu thiết nhà tre đẹp mang phong cách ấn tượng

Kết cấu phụ 

Ngoài kết cấu chính thì nhà tiền chế cũng cần thêm các kết cấu phụ để giúp cho công trình trở nên hoàn thiện hơn. Những bộ phận này bao gồm: mái nhà, cửa trời, vách ngăn, hệ thống sàn, xà, giằng,… Mỗi kết cấu lại có một vai trò nhất định. Và nếu được lắp đặt đúng yêu cầu thì sẽ tạo ra được những ưu điểm vượt trội.

Đặc biệt giằng là một bộ phận giúp tăng khả năng liên kết. Ngoài ra chúng còn đảm bảo tính ổn định của kết cấu công trình. Đây là bộ phận được làm từ những thanh thép nhỏ có hình dạng chữ C hoặc Z. Một số loại giằng phổ biến như là: giằng mái, giằng đầu hồi, giằng xà gồ, giằng cột,… 

Kết cấu phụ của nhà tiền chế 
Kết cấu phụ của nhà tiền chế 

Ưu – nhược điểm của nhà tiền chế

Cũng như các mẫu nhà khác, nhà tiền chế cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm

Nhà tiền chế có rất nhiều ưu điểm so với kiểu nhà bê tông cốt thép thông thường. Có thể kể đến như:

  • Thi công nhanh, các kết cấu đều được thiết kế và gia công tại nhà máy. Sau đó mới đem đến công trường và lắp đặt. Thích hợp với những công trình cần xây dựng và đi vào hoạt động trong thời gian ngắn.
  • Nhà tiền chế giúp tiết kiệm chi phí, vì nguyên liệu xây dựng khá đơn giản. Ngoài ra quá trình xây dựng nhanh chóng cũng giúp tiết kiệm được chi phí thuê nhân công.
  • Dễ mở rộng quy mô do nhà tiền chế được cấu tạo bởi các thanh thép được gia công sẵn. Vậy nên việc mở rộng quy mô hay thay đổi trong thiết kế đều có thể dễ dàng thực hiện hơn nhiều so với nhà truyền thống. 
  • Được cấu tạo bằng các vật liệu có độ bền cao nên nhà tiền chế chịu được thiên tai như bão gió. Công trình cũng được đánh giá là thân thiện với môi trường do các nguyên vật liệu đều có thể tái chế.
Nhà tiền chế có nhiều ưu điểm vượt trội 
Nhà tiền chế có nhiều ưu điểm vượt trội 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì nhà thép tiền chế cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý.

  • Khả năng chịu nhiệt khá thấp: Thép dễ bị biến dạng vật lý khi phải chịu đựng sức nóng trong thời gian dài. Và khiến công trình bị giảm độ bền. Và để khắc phục hiện tượng này, khi xây dựng nhà tiền chế sẽ được phủ bằng vật liệu chống cháy hiệu quả.
  • Ngoài ra sau một thời gian dài sử dụng nhà tiền chế sẽ phải đối mặt với tình trạng bị ăn mòn và gỉ sét. Để khắc phục thì các khung thép nên được đúc sẵn hoặc sơn bên ngoài. 

Có thể thấy các nhược điểm của nhà tiền chế đều có thể khắc phục được bằng các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên đi kèm với đó là chi phí bảo dưỡng để tăng khả năng chịu lửa, chống gỉ khá cao.

>>> Tham khảo thêm: Cải tạo nhà cấp 4 đẹp và siêu tối ưu chi phí

Nhà tiền chế chịu nhiệt kém
Nhà tiền chế chịu nhiệt kém

So sánh nhà tiền chế với bê tông cốt thép

Mặc dù, thực tế thì kiểu nhà này đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của nhà bằng bê tông cốt thép truyền thống. Tuy nhiên, trước khi quyết định xây dựng loại công trình này bạn cũng cần xem những bản vẽ nhà thép tiền chế; tham khảo những công trình thi công nhà thép tiền chế; mẫu nhà tiền chế dân dụng trước. Và đừng quên tham khảo bảng so sánh nhà thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

So sánh nhà tiền chế với nhà bê tông cốt thép
So sánh nhà tiền chế với nhà bê tông cốt thép

Nhà tiền chế có mấy loại 

Với sự tiện lợi của mình thì nhà tiền chế đang được sử dụng rất rộng rãi. Hiện nay có 4 loại nhà tiền chế thông dụng:

  • Nhà tiền chế dân dụng: thường được dùng làm nhà ở. Mẫu nhà này có rất nhiều kiểu dáng đa dạng và có chi phí xây dựng thấp.
  • Nhà tiền chế công nghiệp: được sử dụng phổ biến để làm nhà kho, phân xưởng,… Hoặc trong các khu công nghiệp và nhà máy.
  • Nhà tiền chế thương mại: rất dễ nhìn thấy ở các cửa hàng tạp hóa; siêu thị hay các trung tâm thương mại.
  • Nhà tiền chế quân sự: kiểu nhà này được xây dựng để phục vụ cho mục đích quân sự như các doanh trại. 
Nhà tiền chế dân dụng 
Nhà tiền chế dân dụng 

Có nên xây nhà tiền chế hay không?

Nhà tiền chế có thời gian xây dựng ngắn, đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm nhất định. Nếu bạn muốn lắp đặt tại nơi có điều kiện thời tiết ít biến động thì nhà tiền chế sẽ có độ bền cao hơn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng. Ngoài ra việc xây nhà tiền chế đẹp và vững chắc yêu cầu độ chính xác, trình độ chuyên môn và kỹ thuật vô cùng cao. 

Lưu ý nhỏ là khi lắp đặt nhà tiền chế sẽ cần đến các máy móc thiết bị khá cồng kềnh. Do đó mà diện tích khu đất phải đủ rộng để có thể cho máy móc dễ dàng thao tác. Kiểu nhà này sẽ thích hợp ở nông thôn hay ngoại thành hơn là thành phố; nơi có diện tích đất hạn hẹp. 

Nhà tiền chế giúp tiết kiệm chi phí 
Nhà tiền chế giúp tiết kiệm chi phí 

Nếu bạn đang băn khoăn và thắc mắc chi phí xây dựng nhà tiền chế cấp 4 giá bao nhiêu. Thì mức giá tham khảo cho 1 căn nhà tiền thép tiền chế không lầu 100m2 là 150-200 triệu đồng. Còn với nhà lắp ghép 1 tầng 100m2 thì mức giá là 200 triệu đồng bao gồm khung thép và móng. 

Có thể thấy nhà tiền chế có những ưu và nhược điểm nhất định. Vậy nên quyết định xây nhà tiền chế hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích; tài chính và điều kiện tự nhiên. 

Các mẫu nhà tiền chế đẹp bạn có thể tham khảo 

Mogi gợi ý cho các bạn một số mẫu nhà tiền chế đẹp hiện nay: 

p 1
Mẫu nhà tiền chế dân dụng đẹp-1
p 2
Mẫu nhà tiền chế dân dụng đẹp-2
Mẫu nhà tiền chế thương mại đẹp -1
Mẫu nhà tiền chế thương mại đẹp -1
Mẫu nhà tiền chế thương mại đẹp -2
Mẫu nhà tiền chế thương mại đẹp -2
Mẫu nhà tiền chế công nghiệp đẹp 
Mẫu nhà tiền chế công nghiệp đẹp 

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất mà chúng tôi cung cấp để giúp các bạn giải đáp thắc mắc “nhà tiền chế là gì?”. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với mọi người. Đừng quên truy cập vào trang chủ Mogi để cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản nhé!

>>> Xem thêm:

Lien.Nguyen
Lien.Nguyen
Liên Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN