Nghi thức về cưới hỏi của người Việt thì cần phải trải qua 6 buổi lễ gồm có: dạm ngõ, ăn hỏi, nạp tệ, nạp cát và đón dâu. Nhưng sau này thì nhiều người đã giản lược chỉ còn 3 lễ đó là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Vậy lễ dạm ngõ là gì? Mogi sẽ chia sẻ thêm cho bạn đọc về các thông tin liên quan đến nghi thức truyền thống này thông qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi!
Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ chạm ngõ, đây là một buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình để xem mắt và làm tiền đề cho đôi trai gái có thể tiến đến mối quan hệ hôn nhân dưới sự cho phép của hai bên gia đình.
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ?
Xét về ý nghĩa của lễ dạm ngõ thì có thể nói đây là một nét đẹp của văn hóa người Việt Nam đã được gìn giữ và phát huy từ xa xưa. Mọi người tin rằng khi thực hiện đúng theo các bước trong lễ dạm ngõ thì sẽ góp phần cầu chúc cho cặp đôi đó sẽ gặp nhiều may mắn trong mối quan hệ và sẽ hạnh phúc trong hôn nhân sau này.
Bên cạnh đó lễ dạm ngõ tại miền Bắc (lễ bỏ rượu ở miền Nam hay đám nói tại miền Trung) được như bước đầu tiên để thiết lập mối quan hệ cả hai bên gia đình. Vì vậy, việc có một buổi lễ dạm ngõ ưng ý sẽ góp phần tạo nên bầu không khí thân mật và xây dựng tình cảm tốt đẹp cả hai bên.
Phân biệt lễ dạm ngõ và ăn hỏi
Thông thường thì lễ dạm ngõ chỉ đơn giản là một buổi để những người lớn ở 2 bên gia đình gặp mặt và trao đổi về chuyện trăm năm của con cái, việc chuẩn bị đầy đủ cho đám hỏi và xa hơn là đám cưới. Sau một khoảng thời gian khi mà cô dâu và chú rể cảm nhận được đối phương phù hợp với mình và có mong muốn gắn kết lâu dài cùng nhau thì hai người sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên tiến hành đến lễ ăn hỏi và cuối cùng là lễ cưới.
So với các thế hệ trước thì thủ tục cưới hỏi ngày nay càng trở nên được đơn giản để phù hợp với cuộc sống tất bật của người dân hiện tại. Tuy nhiên, về nghi lễ truyền thống cưới hỏi thì vẫn đảm bảo đủ 3 bước đó là lễ dạm ngõ sau đó tới lễ ăn hỏi và cuối cùng là lễ cưới.
Địa điểm diễn ra lễ dạm ngõ
Vào ngày tổ chức lễ dạm ngõ thì nhà trai sẽ chuẩn bị một số lễ vật để mang đến địa điểm diễn ra buổi lễ đó chính là nhà gái. Các nghi thức và thủ của lễ dạm ngõ đều sẽ được tiến hành đầy đủ ở nhà gái.
Lễ dạm ngõ sẽ có sự tham gia của những ai?
Người Việt tin rằng ở buổi lễ dạm ngõ chỉ cần có sự tham gia của mỗi bên gia đình là 7 người. Vì theo quan niệm của người xưa đó là “3 chìm 7 nổi” và chính vì điều đó nên số lượng 7 người là hợp lý vừa đảm bảo được tính phong thủy và nếu đi quá nhiều người thì sẽ gây ồn ào và chật chội ảnh hưởng không tốt đến không khí của buổi lễ dạm ngõ.
Các thành viên của nhà trai sẽ bao gồm có: ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác ruột, anh em ruột. Đối với nhà gái thì cũng có sự tương tự như vậy, cũng gồm: Ông bà, cha mẹ, những người thân ruột thịt khác trong gia đình.
Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ
Sính lễ nhà trai
Những sính lễ mà nhà trai cần phải chuẩn bị đó là tráp dạm ngõ đẹp và các sính lễ sau:
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Thuốc chè
- Cặp trà gói giấy đỏ
- Chai rượu
- Mâm ngũ quả
Tuy nhiên, dựa theo từng vùng miền, ngoài các sính lễ cần thiết ở trên, sẽ vẫn cần một số đặc điểm phù hợp với vùng miền đó:
Lễ dạm ngõ miền Bắc
Lễ sẽ cần đầy đủ cả sính lễ như một cặp trà, cặp rượu, trầu têm cánh phượng, bánh và hoa quả. Điều quan trọng nhất đó là bắt buộc phải chuẩn bị theo số chẵn vì mọi người tin rằng việc có đôi có cặp là điều vô cùng cần thiết trong mỗi nghi thức mang lại hy vọng cho cặp đôi trẻ luôn kề vai sát cánh cùng nhau
Lễ dạm ngõ miền Trung
So với miền Bắc thì ở miền Trung lễ dạm ngõ đơn giản hơn. Sính lễ chỉ cần có mâm trầu, rượu và cặp trà được gói giấy đỏ, bánh trái của khu vực địa phương đó đang có. Không nhất thiết phải chẵn về số lượng, miễn sao đầy đủ sính lễ là đã có thể hoàn thành buổi lễ.
Lễ dạm ngõ miền Trung
So với miền Bắc thì ở miền Trung lễ dạm ngõ đơn giản hơn. Sính lễ chỉ cần có mâm trầu, rượu và cặp trà được gói giấy đỏ, bánh trái của khu vực địa phương đó đang có. Không nhất thiết phải chẵn về số lượng, miễn sao đầy đủ sính lễ là đã có thể hoàn thành buổi lễ.
Sính lễ nhà gái
Để có thể đáp lại sự trân trọng của đàng trai thì bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo về tinh thần thì gia đình nhà gái cũng cần phải cần làm thêm một số điều sau đây:
- Dọn dẹp lại nhà cửa đặc biệt là khu vực bàn thờ gia tiên
- Bày biện hoa quả lên bàn thờ để mời tổ tiên về cùng tham dự lễ dạm ngõ của con cháu
- Nấu các món ăn nhẹ
- Bánh trái, trà nước để tiếp đãi nhà trai
>>>Xem thêm: Mắt Tứ Bạch Là Gì? Vận Mệnh Và Cuộc Đời Của Người Có Đôi Mắt Tứ Bạch
Lễ dạm ngõ diễn ra như thế nào?
Nhà trai đem lễ vật đã chuẩn bị đến nhà gái
Vào đúng ngày đã được 2 bên gia đình chọn lựa thì đàng trai sẽ mang lễ vật đến để thực hiện nghi thức lễ dạm ngõ tại nhà gái.
Nhà trai giới thiệu, ngỏ lời với nhà gái
Đại diện bên phía đàng trai (có thể là ông bà, cha mẹ) sẽ gửi những lời hỏi thăm, giới thiệu từng thành viên tham gia buổi lễ này. Tiếp theo, lần lượt mọi người sẽ trình bày lý do đến thăm đàng gái, bên cạnh đó sẽ trình cá lễ vật đã chuẩn bị và ngỏ ý cho cặp đôi trẻ có thể tiến đến hôn nhân hạnh phúc.
Cô dâu, chú rể thắp hương khấn gia tiên
Sau khi đàng trai đã phát biểu xong thì người đại diện ở bên đàng gái sẽ nhận lễ vật và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đáng trai. Sau khi hai bên đã chấp nhận lời cưới xin của con cháu thì cha mẹ của cô dâu sẽ dân các lễ vật đó lên bàn thờ như là muốn thông báo với gia tiên về hỉ sự này và hy vọng rằng ân trên hiển linh sẽ phù hộ cho hạnh phúc của cặp đôi này. Và cô dâu, chú rể tiến hành thắp hương khấn bái gia tiên.
>>>Xem thêm: Đá Phong Thủy Mệnh Thổ Và Cách Chọn Đá Để Chiêu Tài, Hút Lộc Tốt Nhất
Hai gia đình bàn bạc, thống nhất các nghi lễ tiếp theo
Sau khi cặp đôi sắp cưới thắp hương khấn gia tiên xong thì hai bên gia dình sẽ tiến hành bàn bạc và thống nhất về lễ vật, thời gian và địa điểm để tổ chức hỉ sự cho con cái của mình.
Nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại để dùng chung mâm cơm thân mật để tăng sự kết nối, cơ hội hỏi thăm, giao lưu với nhau. Cũng như là để gửi gắm chàng rể, nàng dâu để giúp con cháu có sự yêu thương bền chặt.
Một vài kinh nghiệm chuẩn bị cho lễ dạm ngõ
Định sẵn ngày, giờ tổ chức lễ dạm ngõ
Nhiều gia đình rất quan tâm đến việc chọn được giờ hoàng đạo phù hợp cho lễ cưới của con cái mình. Trước khi diễn ra bất kỳ lễ dạm ngõ hay lễ cưới hỏi thì sẽ đi nhờ các thầy phong thủy chỉ ra ngày và giờ tốt để thực hiện buổi lễ để có thể hạn chế tối đa những việc xui xẻo có thể xảy ra như là những ngày có sao Quả Tú, Cô Thần,… chiếu mệnh hay giờ hắc đạo.
>>>Xem thêm: Treo Gì Trong Nhà Để Trừ Tà Ma? 10+ Vật Phẩm Trừ Tà Hiệu Quả Tại Nhà
Dọn dẹp nhà cửa
Việc dọn dẹp lại nhà cửa là một điều cần thiết vì “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” tạo ra được không gian cho buổi lễ thoáng mát, sạch sẽ. Bên cạnh đó theo phương diện phong thủy thì xua đuổi vận xui và thu hút những vượng khí từ bên ngoài vào nhà. Giúp mọi việc trở nên hanh thông và suôn sẻ, may mắn.
Tìm hiểu rõ phong tục dạm ngõ của từng vùng miền
Vậy đối với lễ dạm ngõ mặc gì và ở từng vùng miền có khác nhau không? Có nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc chưa biết chọn lựa cho mình trang phục phải như thế nào để tham dự buổi lễ này. Câu trả lời mà Mogi muốn chia sẻ với bạn đó là chỉ cần mặc các trang phục thoải mái, lịch sự, đơn giản và gọn gàng nhất có thể.
Đối với quan viên hai họ của các bên gia đình cũng vậy, chỉ cần diện các trang phục phù hợp và thông thường thì ở 3 miền có sự quy ước khá giống nhau đó là nam sẽ mặc đồ tây sơ-vin và nữ sẽ mặc trang phục áo dài.
Lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi cách nhau bao nhiêu ngày?
Lễ dạm ngõ được quy ước là sẽ diễn ra trước đám hỏi 2-3 tháng tức tầm 60 đến 90 ngày và trước đám cưới 4-5 tháng. Còn đối với đám hỏi sẽ tổ chức trước đám cưới tầm 1 tháng đổ lại trong trường hợp là 2 bên gia đình ở gần nhau. Hoặc thậm chí có một số vùng miền lại chọn hình thức là gộp luôn lễ dạm ngõ và đám hỏi vì có thể là vị trí địa lý của 2 bên gia đình cách nhau quá xa.
Lễ dạm ngõ kiêng kỵ những điều gì?
Một số điều quan trọng liên quan đến những điều cần kiêng kỵ khi diễn ra lễ dạm ngõ mà bạn đọc cần lưu ý đó là:
- Kiêng đi chạm ngõ vào ngày xấu hay giờ xấu
- Tránh đi dạm ngõ khi nhà đang có tang
- Kiêng kị đổ vỡ trong ngày diễn ra lễ chạm ngõ
>>>Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Cây Văn Phòng Để Bàn Mang Đến Tài Lộc, May Mắn – Giải Mã Theo Phong Thủy
Lời kết
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc các thông tin chi tiết về lễ dạm ngõ là gì cũng như là khi tổ chức lễ dạm ngõ cần những gì. Hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về một nét đẹp văn hóa trong truyền thống cưới xin của người Việt. Đừng quên ghé vào trang Mogi.vn để cập nhật thêm những kiến thức mới vô cùng bổ ích liên quan đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như là bất động sản, phong thủy, mẹo vặt được đăng tải mỗi ngày.