Đồ gỗ sau một thời gian sử dụng sẽ không thể nào tránh khỏi việc hư hỏng. Một trong những sự cố thường gặp nhất ở đồ gỗ là vào ngày thời tiết ẩm ướt, xảy ra tình trạng gỗ bị mốc. Nấm mốc không chỉ làm đồ gỗ xuống cấp nhanh, nó còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để khắc phục đồ gỗ bị nấm mốc hiệu quả và an toàn nhất? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Mogi để biết thêm thông tin hữu ích nhé.
Nguyên nhân gỗ bị mốc
Đồ gỗ bị mốc trông sẽ rất mất thẩm mỹ và gây hại cho sức khỏe người dùng. Vì vậy nếu gặp phải trường hợp này, bạn cần xử lý chúng thật nhanh chóng, tránh hiện tượng đồ gỗ bị hỏng hóc nặng hơn. Cùng Mogi xem qua một vài nguyên nhân thông dụng khiến đồ gỗ nội thất hay bị mốc nhé.
Do độ ẩm không khí
Thời tiết nồm, mưa nhiều là một trong những nguyên nhân chính khiến gỗ bị mốc. Không chỉ vậy, thời tiết nồm hay mưa nhiều còn ảnh hưởng đến rất nhiều đến đồ vật khác trong nhà của bạn. Gỗ hút ẩm nhiều, không dẫn đến mốc, mà còn ảnh hưởng đến kết cấu, thay đổi bề mặt hay bị trương nở. Nhất là những loại gỗ không được sấy khô theo đúng tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất, mức độ ảnh hưởng tới độ ẩm sẽ cao hơn.
Độ ẩm tiêu chuẩn của không khí đo theo nhiệt ẩm kế thì khoảng từ 55 – 65% sẽ không làm ảnh hưởng đến gỗ, còn >70% (ẩm cao), tác động trực tiếp đến gỗ.
Do nhiệt độ môi trường
Bên cạnh độ ẩm thì nhiệt độ môi trường là nguyên nhân thứ hai khiến cho gỗ bị mốc xanh. Tùy theo mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt vật và nhiệt độ của không khí mà ảnh hưởng đến thời tiết ẩm nhiều hay ít, nhiều độ chênh lệch càng lớn, độ ẩm càng nhiều.
Do đó, kiểm soát độ ẩm không khí trong nhà bằng máy đo nhiệt độ độ ẩm để có giải pháp phòng ngừa kịp thời là điều cần thiết trong mỗi gia đình.
>>>Xem thêm: Gỗ Sồi Có Tốt Không? Ưu – Nhược Điểm Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Gỗ Sồi
Cách xử lý khi gỗ bị mốc
Có rất nhiều cách xử lý gỗ bị mốc, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản sau đây:
Đem phơi nắng
Một trong các phương pháp loại bỏ ẩm mốc hiệu quả trên mọi vật liệu là ánh nắng tự nhiên. Ánh nắng này mang lại hiệu quả loại bỏ nấm mốc và mùi hôi hiệu quả nhất. Không những vậy, phương pháp này còn dễ dàng thực hiện, tiết kiệm chi phí. Với những đồ nội thất bị mốc nhẹ. Bạn có thể đem đồ gỗ của mình ra nắng phơi (Nên phơi đồ gỗ vào buổi sáng, sau khi tan sương và đem vào nhà khi trời tối).
Sử dụng rượu vodka
Ngoài ra, bạn có thể xử lý tủ gỗ bị mốc trắng bằng rượu Vodka, nó cũng có tác dụng vô cùng hiệu quả ở trường hợp này. Bạn đổ rượu Vodka vào một chai dạng xịt, sau đó phun vào đồ gỗ nội thất bị nấm mốc. Cuối cùng là sử dụng khăn mềm để lau chúng thật sạch.
Sử dụng giấm gạo
Giấm gạo được làm từ gạo lên men, nồng độ axit axetic ở trạng thái lỏng nên chúng có khả năng làm sạch hiệu quả. Do đó, chúng ta có thể sử dụng giấm gạo như một loại thuốc để xử lý gỗ mốc.
Cho giấm gạo vào bình có vòi xịt, tiếp theo, xịt lên vị trí bị mốc, lúc này axit có trong giấm sẽ làm cho vết mốc được làm sạch nhanh chóng. Để trong thời gian ngắn, dùng khăn mềm lau sạch vết mốc đó. Sau đó, đem đi phơi ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời trong vòng 2 – 3 tiếng để vết mốc hoàn toàn biến mất.
>>>Xem thêm: Gỗ Chò Chỉ Là Gì? Tất Tần Tật Từ A – Z Về Công Dụng Và Đặc Điểm Của Gỗ Chò Chỉ
Sử dụng bã trà, bã cà phê
Các nguyên liệu tự nhiên như bã cà phê, bã trà,.. đều có khả năng hút ẩm và khử mùi tốt nên cũng có thể sử dụng để bảo quản tủ gỗ. Bạn để những nguyên liệu này vào một cái túi vải, sau đó, đặt các túi này vào trong các góc, ngăn tủ gỗ để thấy được hiệu quả, chống ẩm mốc cho tủ gỗ.
Lưu ý, bạn cần phải bọc kỹ túi hoặc gói các nguyên liệu thật cẩn thận, để chúng không làm bẩn quần áo hay những đồ dùng bên trong tủ gỗ ép.
Dùng nước rửa chén
Một trong các cách làm sạch thớt gỗ bị mốc là sử dụng nước rửa chén có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn để khử mốc và mùi hôi khó chịu. Ngoài khả năng khử sạch vết bẩn, đánh bay mùi hôi và mùi ẩm mốc hiệu quả, nước rửa chén còn mang đến hương thơm tự nhiên cho thớt gỗ của bạn.
Bạn có thể sử dụng nước rửa chén hòa cùng với nước ấm. Sau đó, xịt trực tiếp hỗn hợp lên khu vực đồ gỗ bị mốc, dùng khăn lau khô sạch vết bẩn. Tiếp đến, dùng khăn mềm ướt lau lại cho hết nước rửa chén và phơi thớt gỗ dưới ánh nắng mặt trời là hoàn thành các bước vệ sinh.
Phủ sơn gỗ bị mốc
Trước khi thực hiện, bạn sử dụng giấy nhám chà sạch vết nấm mốc trên tủ gỗ để bề mặt tủ sạch, dễ dàng cho việc sơn. Bạn nên phủ thêm 1 – 2 lớp sơn để đảm bảo độ bền của màu, mịn màng cho tủ gỗ ép, tăng khả năng chống nấm mốc, giúp bạn xử lý nhanh chóng việc diệt nấm mốc tủ gỗ. Sơn mới lại là cách xử lý tủ gỗ bị nấm mốc hiệu quả, giúp tủ gỗ của bạn như được khoác lên một chiếc áo mới, bóng loáng hơn.
Cách bảo quản đồ gỗ không bị mốc
Bạn nên phòng tránh, bảo quản đồ gỗ thật tốt nếu không muốn phải tốn thời gian đi xử lý lại đám mốc đấy. Dưới đây là một vài cách bảo quản đồ gỗ hiệu quả trước thời tiết ẩm ướt:
Chọn vị trí kê đặt phù hợp
Môi trường nồm ẩm là nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng nấm mốc, mối mọt ở đồ dùng nội thất bằng gỗ. Vì thế, việc lựa chọn vị trí đặt đồ gỗ ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao là một trong những cách bảo quản cho đồ nội thất bằng gỗ nhà bạn.
Một mẹo nhỏ là bạn nên để các vật dụng bằng gỗ cách tường khoảng 1 – 2cm, vì vào mùa mưa, tường nhà hay bị nước mưa thấm vào, do đó, việc đặt đồ gỗ quá sát sẽ khiến chúng bị bít khí, xảy ra hiện tượng ẩm mốc, chưa kể là các vết sơn sẽ bị tróc hoặc bay màu trong quá trình va chạm.
Phơi nắng vật dụng bằng gỗ
Thỉnh thoảng, vào những ngày trời có nắng thì bạn hãy tranh thủ mở cửa số cho ánh nắng chiếu vào. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp diệt vi khuẩn và nấm mốc trên các đồ dùng nội thất được làm bằng gỗ. Tuy nhiên, không được để vật dụng bằng gỗ dưới ánh sáng mặt trời với thời gian quá dài và cường độ ánh sáng quá mạnh.
Điều này sẽ khiến đồ gỗ của chúng ta bị giãn nở do biên độ nhiệt thay đổi lớn, thêm vào đó màu sắc của gỗ cũng sẽ bị phai dần đi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Dùng các nguyên liệu chống ẩm
Báo, bã cà phê là những nguyên liệu chống ẩm mốc mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong chính ngôi nhà của mình. Cách thực hiện thì vô cùng đơn giản, đó là đối với cà phê sau khi dùng, bạn đem phần bã ra phơi khô và bỏ vào trong một chiếc túi và bịt kín miệng túi, đem để vào góc tủ gỗ hoặc hộc bàn,… vậy là bạn đã có một “dụng cụ” vừa hút ẩm vừa khử mùi hôi rồi.
Đối với những tờ báo cũ sau khi đọc xong, bạn đừng vội ném chúng đi mà hãy dùng để lót dưới đáy tủ gỗ, bàn, ghế hoặc là vo tròn rồi đặt vào những nơi hốc tủ, hộc bàn để hút ẩm, chống mốc cho gỗ.
>>>Xem thêm: Gỗ MDF Là Gì? Tổng Hợp Đặc Điểm Và Ứng Dụng Nổi Bật Của Gỗ MDF 2023
Đánh bóng gỗ
Cách bảo quản đồ gỗ để chống bị mốc mà bạn có thể tham khảo là đánh bóng lại đồ gỗ. Vì thường các vật dùng bằng gỗ mà bạn đang sử dụng sẽ tồn tại các lỗ nhỏ li ti, chính những lỗ nhỏ này sẽ dễ dàng thu hút lượng ẩm lớn từ không khí. Để chống mốc hiệu quả, bạn có thể sử dụng giấy ráp để lau chùi và vệ sinh lớp ẩm mốc ở bề mặt đồ gỗ.
Tiếp theo, bạn dùng loại sơn bảo vệ chống ẩm và sơn thêm 2 – 3 lớp lên bề mặt ngoài. Với cách này, đồ gỗ của bạn sẽ loại bỏ những vị trí ẩm mốc một cách an toàn và hiệu quả.
Sơn chống ẩm mốc cho gỗ
Điểm cộng lớn nhất cho phương pháp này chính là khả năng kháng khuẩn cao, tạo môi trường không thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi, nảy nở. Nó giống như một lớp màng bảo vệ bề mặt gỗ khỏi bị vi khuẩn tấn công. Loại sơn này rất dễ mua, giá thành rẻ và giảm được độ ẩm trong ngôi nhà của bạn.
Trên đây là một vài cách khắc phục đồ gỗ bị mốc hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ của Mogi.vn sẽ giúp bạn tự khắc phục được vấn đề đồ gỗ bị nấm mốc và cách chống tình trạng ẩm mốc cho đồ gỗ trong ngôi nhà của mình.
>>>Tham khảo thêm:
- Ngủ Nên Quay Đầu Hướng Nào? Những Kiêng Kỵ Nên Biết Về Hướng Giường
- Chim Én Bay Vào Nhà Báo Hiệu Điềm Tốt Hay Xấu Cho Gia Chủ?