Sau một thời gian sử dụng, vệ sinh điều hòa là hành động cần thiết để loại bỏ bụi bẩn bám trên dàn nóng, lạnh, giúp duy trì hiệu quả điều hòa của thiết bị và cải thiện tuổi thọ. Nếu không được vệ sinh đúng cách và thường xuyên, điều hòa không khí sẽ hoạt động yếu đi và bị ảnh hưởng đến tuổi thọ. Vậy làm thế nào để vệ sinh điều hòa tại nhà đúng cách, an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Mogi.vn tìm hiểu ngay.
Tạo sao phải vệ sinh điều hòa?
Vệ sinh điều hòa tại nhà là một trong những bước cần thực hiện thường xuyên để đảm bảo điều hòa của bạn có thể hoạt động được một cách bền bỉ và có tuổi thọ lâu. Do đó, vệ sinh điều hòa tại nhà sao cho hiệu quả và nhanh gọn là kĩ năng mà bạn nên có. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật và lí do bạn nên biết cách vệ sinh điều hòa tại nhà.
- Tối ưu tuổi thọ: Một trong những lí do khiến điều hòa dễ hư hỏng, chập chờn đó là bị bám bụi dày trên bề mặt dàn nóng và dàn lạnh. Lớp bụi này ngăn cản quá trình tản nhiệt, khiến cho điều hòa bị quá tải. Do đó, vệ sinh điều hòa tại nhà là việc cần làm để bảo vệ thiết bị tốt hơn. Đồng thời, vệ sinh điều hòa tại nhà thường xuyên cũng giúp phát hiện các lỗi hoặc hư hỏng kịp thời hơn.
- Giúp tiết kiệm điện: Khi có bụi bẩn bám trên bề mặt, tốc độ làm lạnh của điều hòa sẽ bị giảm đi, dẫn đến quá trình này sẽ chậm và cần nhiều thời gian và điện năng hơn để điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Đó là lí do các thợ điện lạnh thường khuyên rằng hãy vệ sinh điều hòa thường xuyên để giúp tiết kiệm điện.
- Cải thiện môi trường sống: Ngoài làm lạnh, máy lạnh hay điều hòa còn giúp lọc không khí, giúp môi trường sống trong nhà sạch hơn. Ngoài ra, vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng cách sẽ còn giúp loại bỏ các mùi tồn tại trong nhà. Từ đó, giúp bảo vệ hệ hô hấp của các thành viên trong gia đình.
Cần thực hiện vệ sinh điều hòa sau bao lâu là tốt nhất?
Vậy bao lâu thì cần vệ sinh và rửa máy lạnh một lần để đạt được chất lượng tốt nhất và tránh tốn kém thời gian, công sức không cần thiết? Dưới đây là một số mốc thời gian mà bạn nên tự vệ sinh máy lạnh tại nhà để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
>>> Đọc thêm: Những Cách Đuổi Bồ Hóng Nhanh Chóng, Hiệu Quả Và An Toàn Nhất
Đối với công ty, văn phòng, nhà hàng
Các văn phòng hay công ty là môi trường phải sử dụng máy lạnh thường xuyên với tần suất cao. Do đó, để đảm bảo tuổi thọ của máy lạnh của công ty, nên vệ sinh máy lạnh một cách thường xuyên. Tần suất lý tưởng nhất là khoảng mỗi 3 tháng thì nên rửa và vệ sinh máy lạnh một lần.
Riêng đối với các nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất thường có tần suất sử dụng máy lạnh cao trong môi trường nhiều bụi bẩn. Do đó, điều hòa tốt nhất nên được vệ sinh liên tục mỗi tháng để đảm bảo thiết bị luôn sạch sẽ và hoạt động, làm mát tốt nhất có thể.
Đối với các cơ sở kinh doanh
Các cơ sở kinh doanh phải thường xuyên sử dụng điều hòa để không gian luôn mát mẻ, trong sạch. Đặc biệt, nếu môi trường cửa hàng, văn phòng kinh doanh gần mặt đường hay khu vực nhiều bụi thì nên lau rửa máy lạnh thường xuyên. Theo đó, các cửa hàng này nên chủ động tự lau rửa điều hòa mỗi 2 – 3 tháng một lần để bảo trì máy lạnh tốt nhất.
Đối với hộ gia đình, căn hộ và biệt thự
Với các gia đình có sử dụng điều hòa, máy lạnh, tần suất tự vệ sinh máy lạnh tại nhà tốt nhất là từ 3 – 4 lần mỗi tháng. Đây là tần suất phù hợp nhất cho các gia đình sử dụng máy lạnh thường xuyên, cả ngày trong thời gian dài.
Riêng với các gia đình sử dụng điều hòa ít hơn, chỉ khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày hoặc không thường xuyên sử dụng, chỉ cần vệ sinh điều hòa tại nhà khoảng 6 tháng một lần để đảm bảo thiết bị sạch và có hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản
Khi tự vệ sinh điều hòa tại nhà, hãy lưu ý về cách vệ sinh máy lạnh đúng và hiệu quả để có thể thực hiện với tốt nhất mà vẫn tiết kiệm về mặt thời gian, công sức bỏ ra. Đặc biệt, vệ sinh điều hòa tại nhà đúng cách sẽ giúp thiết bị của bạn được bảo vệ tốt hơn, tránh xảy ra hư hỏng trong khi thực hiện.
>>> Đọc thêm: Mách Bạn Cách Diệt Mối Trong Tường Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả Nhất
Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh điều hòa tại nhà
Đầu tiên, để có thể vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn cần chú ý chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh cần thiết như sau:
- Máy bơm tăng áp: Giúp loại bỏ các bụi bẩn bị kẹt trong các khe kim loại của máy lạnh mà không thể xử lý bằng tay khi vệ sinh điều hòa tại nhà.
- Túi vệ sinh máy lạnh hay còn gọi là bạt hoặc áo trùm vệ sinh. Có thể thay thế bằng áo mưa hoặc các bao ni lông kích thước lớn.
- Chai xịt vệ sinh chứa các loại dung dịch chuyên dụng trong tẩy rửa máy lạnh.
- Tuốc nơ vít 4 trong 1.
- Lược chải điều hòa chuyên dụng.
- Găng tay da là giúp bảo vệ da tay khi lau dọn.
- Khăn mềm để lau bụi trong quá trình vệ sinh máy lạnh tại nhà.
- Máy hút bụi.
- Dung dịch vệ sinh máy lạnh.
- Dầu động cơ điện.
- Thang nhôm.
Đối với điều hòa treo tường
Khi vệ sinh máy lạnh treo tường, bạn cần chú ý vệ sinh cục lạnh, cục nóng và ống xả của điều hòa cẩn thận. Đây là các bộ phận quan trọng và dễ bị đóng bụi do tiếp xúc với không khí rất nhiều. Việc giữ cho các bộ phận này sạch và thông thoáng sẽ giúp điều hòa hoạt động ổn định và năng suất tốt hơn.
Đối với điều hòa âm trần
Riêng với máy lạnh âm trần, bạn cần tắt máy lạnh khoảng 5 tiếng trước khi làm vệ sinh. Điều này sẽ đảm bảo các bộ phận của máy lạnh đều được dừng hoạt động và tản nhiệt hoàn toàn trước khi vệ sinh, tránh gây hỏng hóc khi lau dọn hoặc tình trạng tích điện gây nguy hiểm cho người thực hiện.
Bên cạnh đó, khi vệ sinh điều hòa âm trần cần chú ý xả sạch nước trong máng nước trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa tại nhà. Khi sử dụng vòi xịt, chú ý xịt nước theo chiều xuôi của cánh tản nhiệt, tránh tình trạng xịt ngược hướng khiến bộ phận này biến dạng. Ngoài ra, nên kiểm tra các bo mạch để kịp thời phát hiện tình trạng ẩm ướt, bất thường nếu có.
>>> Đọc thêm: Sáp Thơm Phòng Ngủ Nào Tốt? Cách Chọn Và Sử Dụng Sáp Thơm Đúng Cách
6 bước thực hiện vệ sinh dàn nóng ở điều hòa
Nếu bạn đang có dự định tự vệ sinh điều hòa tại nhà, dưới đây là 6 bước vệ sinh dàn nóng mà bạn nên tham khảo qua trước khi thực hiện:
-
Bước 1: Ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh ít nhất 5 phút trước khi tiến hành vệ sinh. Đây là khoảng thời gian tối thiểu giúp bảo vệ cục nóng, tránh gây chập mạch, hư hỏng hoặc nguy hiểm cho bạn trong quá trình vệ sinh và sử dụng điều hòa.
-
Bước 2: Vệ sinh khu vực quanh cục nóng. Cục nóng thường được đặt ở bên ngoài nhà, do đó, diện tích quanh cục nóng như tường, sân,… cần sạch sẽ, không bị cây cối hay các vật dụng che khuất. Tốt nhất, không gian có bán kính ít nhất 60cm quanh cục nóng cần thông thoáng để hệ thống tản nhiệt của cục nóng hoạt động hiệu quả.
-
Bước 3: Vệ sinh vỏ cục nóng. Để thực hiện, bạn hãy tháo lớp vỏ bảo vệ được lắp đặt ở mặt trước cục nóng và vệ sinh cẩn thận bằng khăn mềm. Trong quá trình vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn có thể vệ sinh nhẹ nhàng và sử dụng thêm các dung dịch hỗ trợ.
-
Bước 4: Xịt nước làm sạch bụi bẩn Bạn hãy dùng vòi xịt nước trực tiếp vào bên ngoài cục nóng, sau đó để ướt trong khoảng từ 10 – 15 phút, sau đó xịt thêm 1 lần nữa và lau khô để đảm bảo hiệu quả vệ sinh bụi bẩn tốt hơn.
-
Bước 5: Vệ sinh bên trong cục nóng: Có các bộ phận gồm: Phần quạt: Vệ sinh cánh quạt bằng khăn mềm hoặc dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bám trên trục và cánh quạt, sau đó bôi trơn cho phần trục của cánh quạt nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, bạn sẽ cần sử dụng bàn chải cứng để vệ sinh cuộn dây của cục nóng. Tuy nhiên, hãy vệ sinh nhẹ tay, cẩn thận để tránh gây hỏng các dây của cục nóng trong khi làm sạch.
-
Bước 6: Lau khô: Sau khi tự vệ sinh cục nóng điều hòa tịa nhà, bạn cần để cục Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh, bạn hãy để ráo nước, sau đó tiến hành lau khô các bộ phận của cục nóng trước khi tiến hành lắp chúng về vị trí ban đầu. Việc này sẽ giúp quá trình lắp ráp diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.
8 bước thực hiện vệ sinh dàn lạnh ở điều hòa
Dưới đây là quy trình 8 bước chỉ cách vệ sinh điều hòa tại nhà dễ và nhanh chóng nhất:
- Bước 1: Ngắt điện: Để đảm bảo an toàn cũng như tránh hư hỏng dàn lạnh, trước khi vệ sinh điều hòa tại nhà cần ngắt hoàn toàn nguồn điện từ 5 đến 10 phút. Bạn có thể dùng điều khiển thử bật xem thiết bị đã được ngắt điện hoàn toàn hay chưa.
- Bước 2: Tháo rời các bộ phận: Để vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn cần tháo rời vỏ, tấm lọc bụi, bọc dàn lạnh, tấm che bo mạch. Sau đó, bạn nên sử dụng các bao hoặc túi nilong để hứng dưới dàn lạnh, tránh để nước bẩn loang ra sàn trong quá trình vệ sinh.
- Bước 3: Vệ sinh mặt nạ điều hòa. Sau khi đã tháo vỏ, tấm lọc bụi và bọc dàn lạnh, che chắn các bo mạch, bạn hãy dùng khăn mềm có tẩm dung dịch vệ sinh để lau mặt nạ điều hòa. Sau đó, nhẹ nhàng dùng tay mở mặt nạ ra và rửa sạch bằng nước lạnh. Cuối cùng, dùng khăn khô để lau nước bám trên mặt nạ điều hòa.
- Bước 4: Vệ sinh khung nhựa điều hòa. Để vệ sinh phần này, bạn có thể dùng một khăn mềm tẩm dung dịch vệ sinh và lau nhẹ nhàng. Tránh dùng nước hoặc vòi xịt trực tiếp trên khung sẽ dễ gây hỏng hóc bảng điện, máy nèn và hệ thống đèn Led.
- Bước 5: Xịt rửa khe dàn lạnh: Đối với bộ phận này, bạn nên dùng vòi xịt trực tiếp để làm sạch dễ dàng và làm sạch sâu hơn. Tuy nhiên, để tránh hỏng hóc, tuyệt đối không xịt nước vào các khu vực ngoài khe dàn lạnh trong quá trình vệ sinh điều hòa tại nhà.
- Bước 6: Xịt rửa cánh và quạt lồng sóc: Bộ phận này nằm phía sau quạt điều hòa trong cục lạnh, do đó rất dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn. Khi vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn cần chú ý vệ sinh bộ phận này kĩ lưỡng. Hãy dùng những cây cọ nhỏ hoặc khăn mềm để quét và loại bỏ bụi bẩn trên linh kiệt. Lưu ý, không dùng nước trực tiếp dễ gây hư hỏng thiết bị.
- Bước 7: Vệ sinh tấm lọc: Đây là một trong những bộ phận quan trọng trong cục lạnh. Khi vệ sinh bộ phận này, bạn có thể làm theo cách sau: Nâng chốt của tấm lọc để tháo lưới khỏi khung nhựa dàn lạnh. Sau khi dùng cọ mềm hoặc bàn chải nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn, hãy lau khô và lắp lại máy lạnh. Khi vệ sinh, không nên dùng nước nóng để lau và nên thay lưới lọc mỗi 6 tháng một lần để có hiệu quả tốt nhất.
- Bước 8: Lắp các bộ phận vào thiết bị như ban đầu: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo linh kiện hoàn toàn khô ráo, bạn sẽ thực hiện bước này. Để đảm bảo linh kiện khô hoàn toàn, bạn có thể dùng máy sấy hoặc khăn khô để lau lại một lần nữa. Khi lắp cần đặt các bộ phận đúng nơi và tránh gây hư hỏng hay làm rách tấm lưới lọc.
Cách vệ sinh điều hòa bằng ống xả nước
Ngoài cục nóng và cục lạnh, ống xả nước cũng là bộ phận quan trọng, cần được vệ sinh thường xuyên. Nếu điều hòa của bạn có bộ phận này, bạn cần thường xuyên bảo trì, vệ sinh ống để tránh tình trạng rò rỉ trong quá trình sử dụng. Tần suất tốt nhất để vệ sinh ống xả là 6 tháng một lần. Trên thực tế, bạn có thể vệ sinh điều hòa tại nhà, đặc biệt là ống xả nước chỉ với hai bước đơn giản.
- Bước 1: Tháo ống xả nước ra khỏi điều hòa, sử dụng vòi xịt áp suất cao để tẩy rửa bên trong ống và loại bỏ các bụi bẩn. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thêm các loại vật dụng hỗ trợ để làm sạch đường ống.
- Bước 2: Chờ ống khô, ráo nước hoàn toàn và lắp lại vào điều hòa để tiếp tục sử dụng.
Các loại dung dịch vệ sinh điều hòa thông dụng tại nhà
Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại dung dịch chuyên dụng hỗ trợ vệ sinh điều hòa tại nhà với hiệu quả vô cùng cao. Trong đó, dưới đây là các loại dung dịch vệ sinh được nhiều thợ tay nghề cao đánh giá cao trong việc tẩy, rửa máy lạnh.
CL-COIL
CL-COIL là loại dung dịch phổ biến và bán chạy hàng đầu trên thị trường, được nhận xét có công dụng làm sạch rất tốt khi sử dụng trong vệ sinh điều hòa. Trên thực tế, CL-COIL là hoạt chất có tính kiềm, được pha chế thành dạng lỏng, phù hợp để sử dụng trong vệ sinh máy lạnh, tự loại bỏ các loại bụi bẩn, chất cặn tại nhà trên các thiết bị điện tử.
Khi tự vệ sinh điều hòa tại nhà với hoạt chất CL-COIL, bạn chỉ cần có một vòi xịt để có thể phun đều dung dịch lên các bề mặt cần xử lý và chờ vài phút. Trong thời gian này, dung dịch sẽ tác động lên các lớp bụi bẩn bám trên điều hòa, giúp bạn làm sạch điều hòa dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh hiệu quả làm sạch ấn tượng, dung dịch CL-COIL còn được đánh giá là an toàn để sử dụng trên các lá nhôm tản nhiệt và các bộ phận cấu tạo bộ phận tản nhiệt trong điều hòa. Tuy nhiên, khi sử dụng dung dịch CL-COIL, để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất, sau khi dùng vòi xịt tăng áp để phun đều hóa chất lên bề mặt điều hòa, bạn nên đợi khoảng 5 phút trước khi rửa lại với nước sạch để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất.
Shiny Side
Bên cạnh hoạt chất CL-COIL, bạn có thể tìm loại dung dịch chuyên dụng Shiny Side để tự vệ sinh điều hòa tại nhà. Đây là một trong những chất tẩy rửa có khả năng loại bỏ bụi, dầu mỡ và nhiều loại vết bẩn trên các bề mặt, đặc biệt là bề mặt tản nhiệt của điều hòa một cách hiệu quả.
Ưu điểm nổi bật của Shiny Side là bên cạnh tác dụng làm sạch, dung dịch này còn có thể làm sạch các vết bẩn sâu trong các khe nhỏ của điều hòa. Với hiệu quả tác động sâu bên trong, Shiny Side sẽ giúp đẩy các loại bụi bẩn ở sâu bên trong điều hòa để có tác dụng làm sạch tốt nhất. Ngoài ra, loại dung dịch này còn được sử dụng phổ biến khi vệ sinh điều hòa tại nhà vì có tác dụng làm sáng, sạch bóng bề mặt nhôm tản nhiệt trên điều hòa.
Nu-Coil 101
Nu-Coil 101 là loại dung dịch chuyên dùng trong vệ sinh máy lạnh. Nếu bạn muốn vệ sinh điều hòa tại nhà hoàn toàn có thể lựa chọn dung dịch này để sử dụng. Nu-Coil 101 không chứa nhiều thành phần ăn mòn hóa học như các dung dịch khác nên tạo ít bọt hơn. Tuy không có mùi khó chịu và hoàn toàn an toàn cho da, dung dịch này vẫn có hiệu quả vệ sinh điều hòa vô cùng tốt.
Nu-Coil có khả năng làm sạch các loại vết bẩn nhanh chóng mà không bào mòn bề mặt tiếp xúc dù là chất liệu nhôm, inõ hay nhựa,… Với các hoạt chất cần thiết, Nu-Coil tấn công các lớp bụi bẩn và vi khuẩn nhanh chóng và dễ dàng, từ đó giúp quá trình vệ sinh điều hòa tại nhà nhanh chóng và có hiệu quả làm sạch tốt hơn.
Những lưu ý cần quan tâm khi vệ sinh điều hòa tại nhà
Trong quá trình tự vệ sinh điều hòa tại nhà, có một số điểm mà bạn sẽ cần lưu ý để tránh gây hư hỏng điều hòa sau khi thực hiện.
- Tránh phun nước mạnh ở các vị trí gần bảng mạch trong quá trình tự vệ sinh điều hòa tại nhà. Nếu không cẩn thận, khi xịt nước ở các khu vực này có thể tác động và khiến bo mạch của điều hòa bị hư hại.
- Tránh để dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nóng hoặc gió mạnh trong khi tự vệ sinh điều hòa tại nhà. Quá trình tiếp xúc này có thể sẽ khiến cho bo mạch của bộ phận này bị ảnh hưởng.
- Nếu máy lạnh mà bạn đang dùng là máy lạnh xài van, trong quá trình vệ sinh và rửa máy lạnh cần tránh lắp đặt hệ thống xì van quá mức cho phép (không nên để ở mức kín tuyệt đối). Thêm vào đó, để không làm hư hại điều hòa, bạn cũng nên thử kiểm tra các đường ống và van trong điều hòa xem tình trạng còn tốt không, tránh tình trạng bị rò rỉ.
Chúng ta đã vừa cùng tìm hiểu về cách vệ sinh điều hòa tại nhà với các bước chi tiết và các lưu ý không nên bỏ qua trong quá trình thực hiện. Đừng quên ghé qua Mogi.vn mỗi ngày để tiếp tục cập nhật các thông tin mới và hấp dẫn về các chủ đề trong cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản mỗi ngày bạn nhé!
>>> Đọc thêm:
Bỏ Túi 15+ Cách Đuổi Ruồi Hiệu Quả, Nhanh Chóng Và An Toàn Nhất12 Cách Thông Tắc Chậu Rửa Bát Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả