spot_img
Trang chủPhong thuỷVăn Khấn Bao Sái Bàn Thờ Và Ý Nghĩa Bao Sái Bàn...

Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ Và Ý Nghĩa Bao Sái Bàn Thờ Dịp Tết Nguyên Đán

Bàn thờ là nơi linh thiêng, trước khi dọn dẹp hay di dời bất cứ vật gì phải thực hiện nghi thức xin hỏi đúng lễ nghĩa. Trong bài viết dưới đây, Mogi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về thời gian thực hiện bao sái bàn thờ, hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ và các bài văn khấn bao sái bàn thờ cần thực hiện trước, trong và sau nghi lễ. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bao sái bàn thờ là gì?

Bao sái được hiểu là việc dọn dẹp bát hương để giữ cho bàn thờ sạch sẽ. Đây là công việc quan trọng cần thực hiện trước khi năm cũ kết thúc để chào đón một năm mới an khang.

Thường thì sau khi cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ bắt đầu dọn dẹp bàn thờ, đọc văn khấn bao sái bàn thờ và tiến hành bao sái bát hương. Theo nguyên tắc, gia chủ sẽ thực hiện lần lượt văn khấn bao sái bàn thờ ngày ông táo, văn khấn bao sái bàn thờ thổ công xong rồi mới đến ông bà gia tiên.

Bao sái bàn thờ là gì?
Bao sái bàn thờ là gì?

Mặc dù vào ngày mùng 1 và Rằm hàng tháng, khi thắp hương và dâng hoa quả cúng kiến gia tiên, cũng cần phải lau chùi, dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ. Tuy nhiên, bao sái cuối năm mang ý nghĩa đặc biệt hơn, vì có thêm công việc rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Mỗi năm một lần, gia đình nào cũng cố gắng chăm chút không gian thờ cúng gọn gàng và trang trọng để thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng của mình với gia tiên.

Cần đọc văn khấn bao sái bàn thờ trước khi bao sái bàn thờ
Cần đọc văn khấn bao sái bàn thờ trước khi bao sái bàn thờ

>>>Tham khảo: Văn Khấn Đưa Ông Táo Về Trời Đúng Chuẩn Và Hiệu Nghiệm Nhất

Ý nghĩa của việc khấn bao sái bàn thờ

Theo phong thủy, khu vực bàn thờ là nơi tụ hội nguồn năng lượng quan trọng trong gia đình. Luồng năng lượng này ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của các thành viên trong gia đình. Nếu để bát hương tràn đầy, chân nhang vương vãi, sẽ tạo ra năng lượng xấu tác động tiêu cực đến vận mệnh của gia đình.

Ý nghĩa của việc đọc văn khấn bao sái bàn thờ
Ý nghĩa của việc đọc văn khấn bao sái bàn thờ

Do đó, việc rút tỉa chân nhang và dọn dẹp, sắp xếp lại bàn thờ là rất quan trọng. Tại một số địa phương, bát hương trên bàn thờ được xem là vật linh thiêng, không được tự tiện dịch chuyển, vì vậy khi bao sái, gia chủ cần phải thực hiện nghi thức đọc văn khấn bao sái bàn thờ cẩn thận.

Nghi thức văn khấn bao sái bàn thờ cần được thực hiện trang trọng
Nghi thức văn khấn bao sái bàn thờ cần được thực hiện trang trọng

Khi nào cần thực hiện bao sái bàn thờ?

Bao sái bàn thờ là một trong những phong tục truyền thống được thực hiện vào nhiều dịp khác nhau tùy theo quan niệm tôn giáo và mong muốn của gia chủ. Tuy nhiên, thường thì nghi thức văn khấn bao sái bàn thờ được tiến hành vào những dịp quan trọng sau:

  • Đầu năm mới: Đây là dịp quan trọng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, cầu nguyện cho gia đình có một năm mới an lành, tốt đẹp và may mắn.
  • Ngày giỗ tổ tiên: Đây là dịp để tưởng nhớ và tri ân đến các tổ tiên đã qua đời, bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện cho gia tiên được an nghỉ nơi suối vàng.
  • Các ngày lễ Phật giáo: Như lễ Vu Lan, lễ Thanh Minh, lễ Vu Lan báo hiếu… Thông qua việc tiến hành văn khấn bao sái bàn thờ, người Phật tử mong muốn đưa tâm hồn mình vào không gian thiêng liêng, cầu nguyện cho tất cả chúng sanh được bình an, hạnh phúc.

Tùy theo từng gia đình và quan niệm tôn giáo, có thể thực hiện bao sái bàn thờ vào những dịp khác nhau như ngày sinh của các vị thần linh, các ngày lễ dân tộc… Tuy nhiên, quan trọng là khi thực hiện văn khấn bao sái bàn thờ, người thực hiện cần trang trọng, tôn trọng và có tâm thành kính.

Khi nào cần thực hiện bao sái và đọc văn khấn bao sái bàn thờ?
Thực hiện bao sái và đọc văn khấn khi bao sái bàn thờ vào thời gian nào?

>>>Xem thêm: Tết Hạ Nguyên Là Gì? Sự Thật Thú Vị Về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Hạ Nguyên

Các bước chuẩn bị để bao sái bàn thờ

Dưới đây là một số việc cần chuẩn bị trước khi đọc văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên và bắt tay vào dọn dẹp:

Chọn ngày đẹp bao sái bàn thờ

Theo tập quán của người Việt, mỗi năm đến gần Tết Nguyên đán, mọi người thường tiến hành đọc văn khấn bao sái bàn thờ, bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương. Việc này xuất phát từ quan niệm xa xưa rằng hạn chế xê dịch bát hương. 

Tuy nhiên, theo triết lý Phật giáo, bàn thờ cần được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên để giữ đúng ý nghĩa thật sự của việc thờ phượng. Con cháu không nên lệ thuộc quá nhiều vào mê tín dị đoan và không nên chờ đến cuối năm mới dọn dẹp bàn thờ. Nếu không, suốt 364 ngày còn lại, không gian tôn nghiêm có thể bị dơ bẩn và mất đi vẻ trang trọng vốn có.

Chọn ngày tốt để thực nghi lễ văn khấn bao sái bàn thờ
Chọn ngày tốt để thực nghi lễ văn khấn bao sái bàn thờ

Vì vậy, không nhất thiết phải chờ đến cuối năm, mà gia chủ có thể chọn một ngày đẹp trong mỗi tháng để thực hiện việc dọn dẹp, miễn là thành tâm và có sự tôn kính.

Sắm lễ, mâm cúng

Để tiến hành lễ bao sái bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một mâm cúng gồm những lễ vật sau:

  • Một đĩa xôi
  • Một đĩa trái cây tươi theo mùa
  • Một miếng thịt heo luộc
  • Một ấm trà cùng bộ 5 chén nhỏ
  • Ba chén rượu nhỏ và một chén nước sôi để nguội
  • Hai lọ hoa tươi để trang trí bàn thờ
  • Ba lễ tiền vàng để cúng ông bà tổ tiên.
Sắm sửa mâm cúng đầy đủ cho buổi văn khấn bao sái bàn thờ
Sắm sửa mâm cúng đầy đủ cho buổi văn khấn bao sái bàn thờ

>>>Tham khảo: Văn Khấn, Bài Cúng Cửu Huyền Chuẩn Theo Phong Tục Người Việt

Chuẩn bị đồ lau dọn bàn thờ

Gia chủ cần sử dụng khăn sạch, vật dụng lau dọn dùng riêng cho bàn thờ. Tiếp đến, chuẩn bị một trong 3 loại nước dưới đây, đựng trong một chiếc chậu nhỏ dùng riêng để dọn dẹp bàn thờ.

Nước ấm

Để làm sạch bài vị, đồ thờ và bát nhang, gia chủ nên lấy nước ấm từ thau chậu sạch để giặt khăn, vắt khô và lau. Như đã đề cập ở trên, nên sử dụng khăn riêng để lau bát nhang, bài vị và đồ cúng. Cất gọn chậu nhỏ chứa nước ấm và khăn lau cho bàn thờ tại một góc trang nghiêm.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, không được sử dụng khăn để rửa mặt hoặc chậu tắm trong sinh hoạt thường ngày.

Có thể lau dọn sơ bằng nước ấm
Có thể lau dọn sơ bằng nước ấm

Nước ngũ vị hương tẩy uế

Gia chủ nên sử dụng nước ngũ vị hương tẩy uế, bởi thành phần trong nước ngũ vị hương tẩy uế gồm có quế, đinh hương, hồi, gỗ vàng, bạch đàn, nước này còn được gọi là nước cầu an hoặc nước phú quý.

Nước ngũ vị hương tẩy uế có bán dạng đóng chai ở các tiệm đồ cúng, trong chợ truyền thống hoặc có thể tự làm bằng cách đun sôi gói thảo dược rồi lọc lấy nước. Gia chủ dùng nước này để tẩy uế và làm sạch bàn thờ, đồ cúng.

Dùng nước ngũ vị hương tẩy uế để thanh tẩy trước khi thực hiện văn khấn bao sái bàn thờ
Dùng nước ngũ vị hương tẩy uế để thanh tẩy trước khi thực hiện văn khấn bao sái bàn thờ

Rượu gừng

Rượu gừng không chỉ có công dụng tốt cho sức khỏe mà còn là một loại nước dùng làm sạch bàn thờ rất tốt. Rượu và gừng đều có công dụng sát khuẩn, giúp đánh bay các vi khuẩn trên bề mặt bàn thờ và còn để lại hương thơm dịu nhẹ dễ chịu. Gia chủ có thể chuẩn bị sẵn một hũ rượu gừng để dùng cả năm, có sẵn bất cứ khi nào cần.

Rượu gừng là một loại nước dùng làm sạch bàn thờ rất tốt
Rượu gừng là một loại nước dùng làm sạch bàn thờ rất tốt

Nếu không có rượu ngâm sẵn, gia chủ có thể lấy vài củ gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch, giã nát và ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng rồi lọc lấy nước, sau đó pha cùng nước ấm để lau dọn bàn thờ. Nước gừng còn có tác dụng mang lại sinh khí mới cho không gian thờ cúng đông thời cải thiện vận khí ngôi nhà.

Có thể dùng rượu gừng để dọn dẹp trước khi tiến hành đọc văn khấn bao sái bàn thờ
Có thể dùng rượu gừng để dọn dẹp trước khi tiến hành đọc văn khấn bao sái bàn thờ

Văn khấn dùng cho trước khi rút chân nhang

Văn khấn bao sái bàn thờ

Mẫu bài văn khấn bao sái bàn thờ cần thực hiện trước khi tiến hành dọn dẹp, chùi rửa:

Văn khấn bao sái bàn thờ trước khi lau dọn
Văn khấn bao sái bàn thờ trước khi lau dọn

Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên 

Bài văn khấn khi bao sái bàn thờ xong:

Văn khấn bao sái bàn thờ khi đã dọn dẹp xong
Văn khấn bao sái bàn thờ khi đã dọn dẹp xong

Những điều cần lưu ý khi thực hiện bao sái bàn thờ

  • Không dùng nước lạnh để lau bàn thờ.
  • Nếu nhà có bàn thờ Phật, tượng Phật, hoặc ảnh Phật, hãy sử dụng nước ấm để lau trước khi dọn dẹp ban thờ gia tiên.
  • Trước khi làm lễ bao sái, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài và mở rộng cửa trong nhà.
  • Bỏ bớt tro bát hương, nên giữ lại 1/3 thổ vị (cát, tro bên trong bát hương) và không nên thay toàn bộ.
Một số lưu ý khi thực hiện nghi lễ văn khấn bao sái bàn thờ
Một số lưu ý khi thực hiện nghi lễ văn khấn bao sái bàn thờ
  • Nên giữ lại ít nhất 3 chân nhang của năm cũ.
  • Con gái mới lấy chồng trong năm không được bao sái bát hương của cha mẹ đẻ.
  • Con trai vừa mới cưới vợ chưa đầy năm không được bao sái bát hương của cha mẹ vợ.
  • Việc bao sái phải do chính tay gia chủ thực hiện, không nên để người ăn kẻ ở trong nhà thực hiện.
  • Khi bao sái, cần thực hiện với lòng thành kín và trang nghiêm, tránh ngồi xổm, miệng hút thuốc hoặc nhai đồ ăn.

Việc lau dọn bàn thờ và bao sái không chỉ là bày tỏ sự thành tâm và hiếu nghĩa của người Việt, mà còn tri ân gia tiên, tiền tổ và các bậc thần linh. Theo quan niệm dân gian, việc này còn đem lại sinh khí và tài vận mới cho gia chủ trong năm mới.

Việc đọc văn khấn bao sái bàn thờ phải do chính con cháu trong nhà thực hiện
Việc đọc văn khấn bao sái bàn thờ phải do chính con cháu trong nhà thực hiện

>>>Tham khảo: Văn Khấn Nhập Trạch Nhà Chung Cư Và Một Số Thủ Tục Quan Trọng

Người thực hiện bao sái

  • Người thực hiện bao sái bàn thờ cần ăn mặc lịch sự, sạch sẽ.
  • Nên chọn ngày và giờ tốt để tiến hành, như ngày 24 tháng chạp vào giờ Thìn, Tỵ, hoặc Mùi, ngày 28 tháng chạp vào giờ Mão, Tỵ, hoặc Thân, hoặc ngày 29 tháng chạp vào giờ Thìn, Tỵ
  • Trong quá trình thực hiện, cần tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng để tránh làm rơi hoặc vỡ đồ cúng
  • Không nên lau dọn hay bao sái bát hương của gia tiên trước khi thần linh được làm trước
  • Khi lau dọn, cần sử dụng nước ấm và sạch
Người đọc văn khấn bao sái bàn thờ phải ăn mặc lịch sự
Người đọc văn khấn bao sái bàn thờ phải ăn mặc lịch sự

Số lượng chân nhang cần để lại trong bát hương

  • Gia chủ nên rút từng chân hương một cho đến khi chỉ còn lại số chân hương đẹp nhất (như 3, 5, 7 hoặc 9). 
  • Những chân hương đã rút nên được mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. 
  • Trong khi rút, cần tỉa chân hương một cách nhẹ nhàng, tránh di chuyển bát hương. Sau khi hoàn tất, cần thắp hương và cẩn cáo lại cho các cụ và thần linh.
Cần để lại bao nhiêu chân nhang sau khi bao sái
Cần để lại bao nhiêu chân nhang sau khi bao sái

Trên đây là những hướng dẫn về văn khấn bao sái bàn thờ vào cuối năm đầy đủ và chuẩn nhất. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm được cách bao sái bàn thờ đúng lễ nghi nhất để thu hút nhiều bình an, may mắn cho gia đình. Đừng quên theo dõi trang Mogi.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức phong thủy bổ ích khác bạn nhé!

>>>Có thể bạn quan tâm:

Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Xin chào các bạn, mình là nhà sáng tạo nội dung với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phong Thủy và Bất Động Sản. Mình hy vọng rằng những kiến thức và chia sẻ của mình sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các bạn độc giả.
spot_img

TIN LIÊN QUAN