spot_img
Trang chủLuật nhà đấtTrình tự, thủ tụcLuật Kinh Doanh Bất Động Sản 2020 Có Gì Thay Đổi?

Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2020 Có Gì Thay Đổi?

 Luật kinh doanh bất động sản có tác động rất lớn đối với thị trường mua bán nhà đất. Chính vì vậy, những thay đổi mới nhất của luật đều có ảnh hưởng lớn, được nhiều người chú ý. Trong năm 2020, Luật này có gì thay đổi không? Hãy cùng News Mogi tìm hiểu điều đó trong bài viết này của chúng tôi nhé.

Ý nghĩa quan trọng của bộ luật này

 Tại Việt Nam, bất động sản có ý nghĩa đặc biệt lớn đối với con người. Chính vì vậy, thị trường bất động sản nước ta luôn sôi động, cần sự quản lý thật tốt.

Bộ luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thị trường bất động sản
Bộ luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thị trường bất động sản

 Và bộ luật kinh doanh bất động sản sinh ra chính là để làm được điều đó. Ngoài ra, còn có luật nhà ở, luật đất đai, luật đầu tư. Tất cả đều góp phần không nhỏ trong việc quản lý thị trường bất động sản. Từ đó, phát triển thị trường một cách lành mạnh và đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.

 Trong bài viết này, News Mogi sẽ giúp bạn tìm hiểu về luật kinh doanh bất động sản mới nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây. Bạn sẽ nắm được những thay đổi mới nhất. Từ đó, có được những thông tin cần thiết cho việc kinh doanh bất động sản cho mình.

 >>> XEm thêm: Palm Garden – Dự án bất động sản mang những ưu điểm vàng được thèm muốn.

Luật kinh doanh bất động sản 2020 có gì thay đổi?

 Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị để trả lời câu hỏi này nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được lời khuyên tốt cho mình.

Bộ luật này có gì thay đổi trong năm 2020?

 Luật KD BĐS được nhà nước ban hành vào năm 2014. Từ đó đến nay, nó chưa có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào. Các điều khoản, lưu ý trong bộ luật này vẫn giữ nguyên, được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực mua bán bất động sản tại nước ta.

Hiện tại Luật chưa có gì thay đổi
Hiện tại Luật chưa có gì thay đổi

 Khi có ý định tham gia vào thị trường bất động sản, bạn nên chú ý tham khảo những điều khoản của bộ Luật này. Từ đó, nhanh chóng có được những thông tin cần thiết. Việc mua bán, giao dịch của bạn sẽ trở nên hiệu quả và phù hợp với những quy định của Pháp luật hơn rất nhiều đấy.

 >>> Xem thêm: Phân hạng chung cư là gì? Ý nghĩa của việc này trong thực tế như thế nào?

Những điểm đáng chú ý trong luật kinh doanh bđs mới nhất hiện nay

Vốn điều lệ

 Theo điều 10 của bộ luật này, vốn điều lệ đã được quy định cụ thể. Theo đó, Doanh nghiệp/ hợp tác xã kinh doanh bđs phải có mức vốn điều lệ tối thiểu 20 tỷ. Khi đó, tổ chức mới có thể bắt đầu tham gia vào thị trường này dưới danh nghĩa tổ chức.

 Trong trường hợp là các cá nhân, hộ gia đình, điều kiện về vốn điều lệ này không phải là bắt buộc. Tuy nhiên, gia đình tham gia kinh doanh cần thực hiện việc kê khai, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, thuế đầy đủ. Bạn nên chú ý đến điều này để tránh vi phạm pháp luật trong khi tham gia kinh doanh, mua bán.

Diện tích sàn tối thiểu trong luật kinh doanh bất động sản

 Đây cũng là một thông tin quan trọng được nhắc đến. Chúng ta sẽ cùng xem xét với những loại hình bđs phổ biến nhất nhé.

Căn hộ chung cư tuyệt đẹp theo phong cách Bắc Âu
Luật kinh doanh bất động sản có quy định cụ thể về diện tích các căn hộ/ nhà ở

 Hiện tại, nhà nước luôn thực hiện những chương trình khuyến khích xây dựng nhà ở xã hội. Do đó, nhà ở xã hội hoặc các loại hình nhà ở khác đều phải đạt được diện tích tối thiểu là 25m2.

 Mức diện tích này đã được tính bao gồm cả khu nhà vệ sinh. Trong trường hợp là phòng ở của nhà ở xã hội, nó cần đáp ứng được những tiêu chí quan trọng sau:

  • Diện tích sử dụng trong phòng không được phép nhỏ hơn 10m2.
  • Diện tích sử dụng bình quân đầu người tuyệt đối không được nhỏ hơn 5m2.
  • Nếu nhà ở xã hội được xây liền kề và thấp từng thì từng phòng ở phải được xây dựng với kiến trúc có sở hữu khu vệ sinh. Trong trường hợp nhà ở sử dụng cho thuê, thì có thể xây dựng khu vệ sinh chung nhiều phòng ở. Tuy nhiên, cần đảm bảo có riêng khu vệ sinh cho nam và nữ.

Trong trường hợp người mua chưa có sổ đỏ và nộp tiền mua nhà

 Trong trường hợp bên mua nhà chưa được cấp sổ đỏ ( sổ hồng),thì bên bán không được thu quá 95% giá trị của bản hợp đồng. Số tiền còn lại sẽ được bên mua thanh toán khi cơ quan có thẩm quyền hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho người mua.

 Mặt khác, Luật Kinh doanh Bất động sản cũng có nhắc tới điều này. Theo đó, Chủ đầu tư bất kỳ dự án nào đều phải làm thủ tục, thực hiện những quy định cần thiết để bên mua được cấp sổ đỏ trong vòng 50 ngày kể từ thời điểm bàn giao nhà, công trình.

Giá căn hộ Sala
Chủ đầu tư dự án có trách nghiệm hỗ trợ người mua làm sổ đỏ

 Trong những trường hợp đặc biệt, chủ đầu tư không hỗ trợ điều này. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành phạt từ 250 triệu cho đến 300 triệu đồng. Đây được xem là một trong những điều luật quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ người mua các dự án.

Điều kiện để công dân nước ngoài mua nhà tại nước ta

 Đây là một trong những thông tin được chú ý bậc nhất trong luật kinh doanh bất động sản ban hành năm 2014. Nguyên nhân là hiện tại có rất nhiều người nước ngoài mong muốn mua và sở hữu bất động sản tại nước ta.

 Theo điều 14 của bộ Luật này, Người nước ngoài hoàn toàn có thể mua, thuê nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có ý định mua những dự án đầu tư đặc biệt sẽ cần xem xét theo những bộ luật riêng.

Điều kiện để người nước ngoài được mua nhà

 Dưới đây là những điều kiện cần thoả mãn để người nước ngoài được quyền mua nhà đất, thuê nhà đất tại nước ta.

  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được phép sở hữu số lượng nhà ở không vượt quá 30% tổng số nhà ở trong dự án căn hộ đó.
  • Người mua nhà, tổ chức mua nhà phải thuộc danh sách đối tượng được mua, thuê, chuyển nhượng theo đúng quy định của Pháp luật.

 >> Xem thêm: Tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở, công trình mới nhất năm 2020.

Lưu ý quan trọng trong trường hợp này của luật kinh doanh bất động sản
Người nước ngoài hiện tại đã được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Người nước ngoài hiện tại đã được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam
  • Nếu là nhà ở riêng lẻ, trong một khu vực có dân số tương đương cấp phường thì không được sở hữu quá 250 căn.
  • Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại nước ta với thời hạn không vượt quá 50 năm. Sau đó, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có thể được gia hạn.
  • Tổ chức nước ngoài được phép sở hữu nhà ở dựa theo thoả thuận trong các giao dịch. Tuy nhiên, thời hạn tối đa này không được phép vượt quá thời hạn đã được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư.

Quy định về việc bán nhà sẽ hình thành trong tương lai

 Không phải dự án nào cũng được bán khi đã hoàn thành. Một phần không nhỏ các dự án bất động sản trên thị trường được mở bán rất sớm. Thậm chí là trước khi xây dựng. Chúng được xem là bán nhà sẽ hình thành trong tương lai.

 Theo quy định trong luật, những công trình này hoàn toàn được phép đưa vào kinh doanh. Tuỵ nhiên, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán cũng như thuê mua phải đáp ứng nhiều yếu tố. Cụ thể là các điều kiện tại điều 55 và 56 của Luật.

 Cụ thể những điều đó như sau:

  • Có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất.
  • Có hồ sơ dự án đã được phê duyệt.
  • Có giấy phép xây dựng.
  • Chủ đầu tư của dự án đó đã gửi thông báo cần thiết đến những cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh. Và được hồi đáp, sự cho phép về việc mua bán, cho thuê  mua dự án.
  • Chủ đầu tư dự án phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh.

Lời kết

 Với bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết. Từ đó, bạn có thể biết được luật kinh doanh bất động sản có gì thay đổi, có gì đáng chú ý.

Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về luật kinh doanh bất động sản
Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về luật kinh doanh bất động sản

 Trong trường hợp bạn có bất kỳ điều gì băn khoăn về bất động sản, hãy truy cập ngay bằng News Mogi. Chúng tôi sẽ mang tới cho bạn những thông tin hữu ích đấy.

Lan Nguyễn – Content Writer

>>> Xem thêm: Quy hoạch 1/500 là gì và những điều bạn cần biết về khái niệm này.

Nguyễn Lan
Nguyễn Lan
Lan Nguyễn - Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản làm việc tại Muaban.net. Lan Nguyễn đồng thời cũng là Co-founder của Yêu Viết - Đơn vị chuyên tư vấn giải pháp Content cho doanh nghiệp.
spot_img

TIN LIÊN QUAN