Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà và các quy định về hợp đồng đặt cọc mua nhà, bạn cần phải tìm hiểu kỹ khi cần mua nhà. Vậy trước khi làm thủ tục đặt cọc mua nhà thì bạn cần lưu ý những vấn đề nào và hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? Hãy cùng Mogi tìm hiểu ngay các thông tin thủ tục liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua nhà dưới đây để quá trình mua bán nhà được an toàn nhất nhé!
Trước khi ký kết đặt cọc mua nhà
Trước khi tiến hành làm giấy đặt cọc mua nhà, bạn hãy tham khảo ngay một số thông tin cơ bản dưới đây:
Tìm hiểu kỹ thông tin về căn nhà
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà an toàn là bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về căn nhà trước. Cụ thể, bạn cần tìm hiểu một số thông tin về căn nhà như:
- Xác định rõ tình trạng pháp lý của ngôi nhà: Để mua nhà an toàn, bạn cần đề nghị xem giấy tờ nhà để xác định rõ tình trạng pháp lý của ngôi nhà. Trong giấy tờ nhà sẽ thể hiện các thông tin cụ thể như: tình trạng quy hoạch, tranh chấp, cầm cố… Hoặc với những ngôi nhà chưa có giấy tờ, bạn nên đến văn phòng đăng ký đất đai địa phương để kiểm tra các vấn đề liên quan đến quy hoạch.
- Xác định xem chủ nhà là ai: Trước khi đặt cọc, bạn cần phải xác định được ngôi nhà thuộc sở hữu cá nhân hay đồng sở hữu? Phải biết chủ nhà là ai để trong quá trình ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua nhà tránh được rủi ro tranh chấp không đáng có.
- Kiểm tra tình trạng ngôi nhà trên thực tế: Trước khi làm hợp đồng đặt cọc, bạn nên đến xem tình trạng thực tế của ngôi nhà. Việc này sẽ giúp bạn tiến hành đặt cọc không bị rủi ro bỏ cọc vì ngôi nhà cần mua không đúng với mong đợi.
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà là bạn càng tìm hiểu kỹ thông tin nhà trước khi đặt cọc thì càng thuận lợi hơn trong quá trình mua bán. Bạn sẽ tránh được tình trạng phải bỏ cọc khi ngôi nhà không đúng như thực tế, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Đặt cọc là gì? Những tường hợp nào buộc phải hoàn lại tiền cọc?
Thương lượng số tiền cọc phù hợp
Không có quy định pháp luật nào liên quan đến việc bạn cần phải đặt cọc bao nhiêu, và giá trị ngôi nhà càng lớn thì số tiền đặt cọc càng cao. Theo kinh nghiệm đặt cọc mua nhà được các chuyên gia khuyên là số tiền đặt cọc không nên vượt quá 20% – 30% giá trị ngôi nhà. Tuy nhiên, kinh nghiệm đặt cọc mua nhà là bạn nên thương lượng với chủ nhà về số tiền đặt cọc phù hợp nhất.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, số tiền đặt cọc mua nhà an toàn nhất là không nên vượt quá 50.000.000VND.
Lựa chọn phương thức đặt cọc an toàn
Trong quá trình đặt cọc, bạn nên lựa chọn phương thức đặt cọc an toàn nhất cho mình. Kinh nghiệm đặt cọc mua an toàn nhất là bạn có thể thực hiện thanh toán số tiền đặt cọc bằng cách chuyển khoản trực tiếp tại ngân hàng.
Đây cũng là kinh nghiệm trả tiền khi giao dịch mua bán nhà được rất nhiều người lựa chọn. Vì việc chuyển khoản ngân hàng sẽ giúp bạn hạn chế được việc rủi ro mất tiền khi phải mang số tiền lớn; hoặc giảm được tình trạng nhầm lẫn tiền trong quá trình kiểm tra tiền cọc…
Đánh giá hiện trạng chính xác ngôi nhà
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà là cần phải kiểm tra và đánh giá thực tế căn nhà lần nữa. Với trường hợp làm việc với môi giới bất động sản, bạn cũng nên yêu cầu họ sắp xếp lịch đi tham quan nhà. Các chi tiết của ngôi nhà cần phải kiểm tra kỹ bao gồm những yếu tố như kết cấu ngôi nhà, tình trạng mới/cũ của nhà, nội thất bên trong và ngoại thất bên nhà, lối vào nhà, tình trạng giao thông và môi trường sống xung quanh…
Bạn nên quan sát kỹ hoặc ghi chú lại những ưu và nhược điểm của ngôi nhà để thuận tiện hơn trong việc so sánh sau này. Đây cũng là yếu tố giúp bạn có cách trả giá khi mua nhà được thuận lợi hơn.
Tìm hiểu thêm: 5 điều cần thoả thuận rõ ràng với chủ trọ trước khi đặt cọc phòng trọ giá rẻ!
Trong quá trình ký kết đặt cọc mua nhà
Hợp đồng cọc mua nhà có giá trị pháp lý cao nên đây cũng là cơ sở để tiến hành giải quyết các yếu tố tranh chấp (nếu có) sau này. Nên để tránh rủi ro, bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm đặt cọc mua nhà dưới đây:
Số tiền đặt cọc và số tiền trả sau
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà là bạn nên kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến số tiền thỏa thuận đặt cọc và các khoản tiền trả sau. Bên cạnh đó, các mốc thời gian thanh toán cho các khoản giao dịch mua nhà sau khi đặt cọc, bạn cũng cần phải thỏa thuận rõ ràng với người bán để tránh tình trạng tranh chấp không đáng có.
Các mốc thời gian chuyển nhượng tài sản
Trong hợp đồng đặt cọc cần đưa ra các mốc thời gian để bên bán chuyển nhượng tài sản cho bên mua rõ ràng. Cụ thể, cần nêu rõ các đợt thanh toán cũng như ngày bàn giao nhà, chuyển nhượng tài sản cụ thể cũng như các khoản lệ, phí kèm theo giao dịch.
Ngoài ra, cần ghi rõ trách nhiệm của bên bán trong trường hợp chuyển nhượng tài khoản không đúng thời gian đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, giữa bên mua và bên bán cần thỏa thuận cách thanh toán tiền khi mua nhà sao cho đảm bảo được an toàn trong quá trình giao dịch.
Tìm hiểu thêm: Các bước thanh toán tiền khi mua nhà an toàn, đúng luật
Trách nhiệm pháp lý của các bên
Cách đặt cọc tiền mua nhà an toàn là trong các điều khoản thỏa thuận quy định về hợp đồng đặt cọc cần ghi rõ trách nhiệm pháp lý của hai bên. Các trường hợp vi phạm hợp đồng cọc, thực hiện không đúng giao kèo hợp đồng… thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các yếu tố này cần được bên mua và bên bán thảo luận và ghi rõ ràng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp nhất cho bạn sau này.
Ví dụ, nếu như bên bán đã nhận tiền đặt cọc nhưng vi phạm hợp đồng, trì hoãn thời gian giao dịch… thì bạn có thể sử dụng hợp đồng đặt cọc mua nhà để khởi kiện đòi quyền lợi cho mình.
Điều kiện nhận lại tiền cọc
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà an toàn là cần thảo luận rõ các vấn đề liên quan đến điều kiện nhận lại tiền cọc. Trong đó, nếu hợp đồng mua bán nhà thuận lợi thì số tiền cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc; hoặc tiền cọc sẽ được trừ vào giá trị thực tế của ngôi nhà cần thanh toán.
Trường hợp bên đặt cọc từ chối hoặc bỏ giao dịch thì số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên bán/nhận cọc. Còn trường hợp, nếu bên bán đã nhận cọc nhưng từ chối giao dịch mua bán nhà, thì bên bán cần trả cho bên mua số tiền đặt cọc hoặc đền bù theo thỏa thuận riêng trong hợp đồng (nếu có).
Ngoài ra, để đảm bảo tính pháp lý thì trong hợp đồng đặt cọc cũng phải có chữ ký đầy đủ của vợ/chồng (nếu bên bán đã có gia đình); các bên liên quan đến đồng sở hữu (nếu tài sản chung đứng tên nhiều người) để tránh rắc rối sau này.
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Những hậu quả pháp lý đằng sau
Câu hỏi thường gặp về kinh nghiệm đặt cọc mua nhà
Trong quá trình tìm hiểu kinh nghiệm đặt cọc mua nhà, bạn hãy tham khảo thêm một số câu hỏi thường gặp như:
Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Theo Luật Dân sự 2015, Luật đất đai 2013, Luật nhà ở 2014, Luật công chứng 2014 thì hợp đồng đặt cọc không quy định cần phải công chứng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp hợp đồng đặt cọc ký bằng tay sẽ không có giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Vì thế, để đảm bảo giao dịch được an toàn khi xảy ra tranh chấp thì bạn nên thực hiện công chứng hợp đồng đặt cọc.
Vậy bạn cần công chứng hợp đồng đặt cọc ở đâu? Để công chứng hợp đồng, bạn hãy đến các văn phòng công chứng tỉnh/thành phố ngay khu vực rao bán nhà đất để tiến hành công chứng. Sau khi công chứng hợp đồng đặt cọc, người bán cũng khó tiến hành giao dịch mua bán cho người khác.
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà an toàn, là bên mua cần giữ lại biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc lưu giữ ủy nhiệm chi của ngân hàng sau khi giao tiền cọc cho bên bán.
Khi nào hợp đồng thuê nhà không còn giá trị trước khi đến hạn?
Nếu bạn có nhu cầu chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước khi đến hạn thì cần báo cho bên kia ít nhất là 30 ngày, trừ khi hai bên đã có sự thỏa thuận riêng. Tuy nhiên, với một số trường hợp cụ thể dưới đây, hợp đồng thuê nhà sẽ không còn giá trị trước khi đến hạn theo Điều 132 Luật nhà ở 2014 dưới đây:
- Nếu nhà ở là nhà ở xã hội hoặc thuộc sở hữu nhà nước và cho thuê không đúng đối tượng, không đúng điều kiện, không đúng thẩm quyền theo quy định Pháp luật
- Bên thuê không trả tiền thuê nhà theo đúng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng từ 3 tháng trở lên
- Bên thuê nhà không sử dụng nhà theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà
- Bên thuê tự ý cải tạo, phá dỡ, cơi nới… làm ảnh hưởng đến kết cấu nhà đang thuê
- Bên thuê tự ý cho mượn, cho thuê lại hoặc chuyển đổi nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của chủ nhà
- Bên thuê gây mất vệ sinh, gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng xóm xung quanh khu vực nhà thuê; hoặc đã bị tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn… đến lập biên bản và nhắc nhở nhưng không chịu khắc phục
- Các trường hợp xảy ra theo Quy định của Khoản 2 Điều 129 Luật nhà ở 2014
Bên cạnh đó, người thuê nhà được chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn ở một số trường hợp cụ thể. Ví dụ như: chủ nhà không sửa chữa khi nhà bị hư hỏng nặng; chủ nhà tăng giá nhà thuê bất hợp lý và không theo thỏa thuận trong hợp đồng, không báo trước cho bên thuê; khi quyền thuê nhà bị hạn chế do liên quan đến lợi ích của bên thứ 3.
Tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Với kinh nghiệm đặt cọc mua nhà, bạn cũng có thể áp dụng vào quá trình đặt cọc tiền thuê nhà. Nếu chưa biết nên làm hợp đồng đặt cọc thuê nhà như thế nào, thì bạn có thể tham khảo và tải trước mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà.
Vậy là bạn vừa tham khảo các kinh nghiệm đặt cọc mua nhà an toàn và tránh được các rủi ro không đáng có. Nếu có nhu cầu tìm mua nhà đất, bạn hãy truy cập ngay Mogi.vn với những thông tin dự án nổi bật nhất với giá hấp dẫn nhất. Và chính những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà. Chúc bạn nhanh chóng tìm mua được căn nhà ưng ý từ Mogi!
Xem thêm:
- Cho Thuê Nhà Nguyên Căn Giá Rẻ, Vị Trí Đẹp, Đầy Đủ Tiện Nghi
- Mua Bán Nhà Đất Việt Nam Cập Nhật Mới Nhất
- Tham khảo giá nhà đất tại Hà Nội & Hồ Chí Minh
Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản