spot_img
Trang chủLuật nhà đấtDGT Là Đất Gì? Cập Nhật Quy Định Hiện Hành Về Đất...

DGT Là Đất Gì? Cập Nhật Quy Định Hiện Hành Về Đất DGT 2023

Hiện nay có rất nhiều ký hiệu đất khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của từng cá nhân, tổ chức. Trong bài viết sau đây, Mogi xin chia sẻ và giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi DGT là đất gì và các thông tin liên quan. Mời bạn cùng theo dõi!

Theo như Luật đất đai năm 2014 thì loại đất này thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng với mục đích chính đó là phục vụ công. Ở thời điểm hiện tại thì đất DGT được dùng cho các mục đích cụ thể như:

  • Xây dựng các loại hình đường vận chuyển chủ yếu như đường bộ, đường sắt, đường tàu điện và một số đường thủy nội địa.
  • Xây dựng các khu vực dừng đỗ xe, đón trả khách cũng như những trạm thu phí đường bộ.
  • Ngoài ra còn có các công trình xung quanh cảng như bãi xe, ga tàu,…
dgt là đất gì
DGT là đất gì – Đất DGT để làm gì?

Và đối với đất DGT thì kèm theo đó là những quy định về đường cấp 1 2 3 4 mà bạn đọc cũng cần phải tham khảo thêm:

DGT là đất gì? – Quy định phân cấp công trình giao thông đường bộ

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặt biệt

I

II

III

IV

1.4.1.1 Đường ô tô cao tốc

Tốc độ thiết kế (km/h)

>100

>80÷100

60÷80

 

 

1.4.1.2 Đường ô tô

Lưu lượng (nghìn xe quy đổi/ngày đêm)

>30

10 ÷ 30

3÷<10

0,3÷<3

<0,3

 

Hoặc

Hoặc

Hoặc

Hoặc

Hoặc

Tốc độ thiết kế (km/h)

>100

>80÷100

60÷80

40÷<60

<40

1.4.1.3 Đường trong đô thị

a) Đường cao tốc đô thị; đường trục chính đô thị; đường trục đô thị

Tốc độ thiết kế (km/h)

≥80

60÷<80

 

 

 

b) Đường liên khu vực

Tốc độ thiết kế (km/h)

 

 

60

 

 

c) Đường chính khu vực; đường khu vực

Tốc độ thiết kế (km/h)

 

 

60

40÷50

 

d) Đường phân khu vực; đường vào nhóm nhà ở, vào nhà; đường nội bộ trong một công trình

Tốc độ thiết kế (km/h)

 

 

 

40

20÷30

e) Đường xe đạp; đường đi bộ

Quy mô

 

 

 

 

Mọi quy mô

1.4.1.4 Nút giao thông

a) Nút giao thông đồng mức

Tốc độ thiết kế (km/h)

>100

>80÷100

60÷80

<60

 

b) Nút giao thông khác mức

Lưu lượng xe thiết kế quy đổi (nghìn xe/ngày đêm)

≥30

10÷<30

3÷<10

<3

 

1.4.1.5 Đường nông thôn

Quy mô

 

 

 

 

Mọi quy mô

Nguồn: thông tư của Bộ xây dựng

 

DGT là đất gì? – Quy định phân cấp công trình giao thông đường sắt

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặt biệt

I

II

III

IV

1.4.2.1 Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao; đường tàu điện ngầm/Metro)

Tầm quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô

 

 

 

 

1.4.2.2 Đường sắt quốc gia, khổ đường 1435mm

Tốc độ thiết kế (km/h)

 

120÷150

70÷<120

<70

 

1.4.2.3 Đường sắt quốc gia, khổ đường 1000mm; đường lồng, khổ đường (1435-1000mm)

 

 

100÷120

60÷<100

<60

 

1.4.2.4 Đường sắt chuyên dụng, đường sắt địa phương

Tốc độ thiết kế (km/h)

 

 

≥70

<70

 

Nguồn: thông tư của Bộ xây dựng

 

DGT là đất gì? – Quy định phân cấp công trình cầu

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH CẦU

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặt biệt

I

II

III

IV

1.4.3.1 Cầu phao

Lưu lượng quy đổi (xe/ngày đêm)

 

>3.000

1.000÷3.000

700÷<1.000

500÷<700

Nguồn: thông tư của Bộ xây dựng

 

DGT là đất gì? – Quy định phân cấp công trình hầm

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH HẦM

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặt biệt

I

II

III

IV

Hầm tàu điện ngầm (Metro)

Tầm quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô

 

 

 

 

Nguồn: thông tư của Bộ xây dựng

 

DGT là đất gì? – Quy định phân cấp công trình giao thông đường thủy nội địa

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặt biệt

I

II

III

IV

1.4.5.1 Công trình sửa chữa

Tải trọng của tàu (DWT)

 

>30.000

10.000÷30.000

5.000÷<10.000

<5.000

1.4.5.2 Cảng, bến thủy nội địa

a) Cảng bến hàng hóa

Tải trọng của tàu (DWT)

>5.000

3.000÷5.000

1.000÷<3.000

750÷<1.500

<750

b) Cảng bến hàng khách

Cỡ phương tiện lớn nhất (ghế)

>500

300÷500

100÷<300

50÷<100

<50

1.4.5.3 Bến phà

Lưu lượng (xe quy đổi/ ngày đêm)

>1.500

700÷1.500

400÷<700

200÷<400

<200

1.4.5.4 Âu tàu

Tải trọng của tàu (DWT)

>3.000

1.500÷3.000

750÷<1.500

200÷<750

<200

1.4.5.5 Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tàu:

 

a) Trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo

 

Bề rộng B (m) và độ sâu H (m) nước chạy tàu

 

B>120

B=90÷<120

B=70÷<90

B=50÷<70

B=<50

H>5

H=4÷5

H=3÷<4

H=2÷<3

H<2

b) Trên kênh đào

 

Bề rộng B (m) và độ sâu H (m) nước chạy tàu

 

B>70

B=50÷<70

B=40÷<50

B=30÷40

B<30

H>5

H=4÷5

H=3÷<4

H=2÷<3

H<2

Nguồn: thông tư của Bộ xây dựng

 

DGT là đất gì? – Quy định phân cấp công trình giao thông hàng hải
PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀNG HẢI
Loại công trình Tiêu chí phân cấp Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.4.6.1 Công trình bến cảng biển, khu vực neo đậu chuyền tải, tránh trú bão Tải trọng của tàu (DWT)

>70.000

30.000÷

70.000

10.000÷

<30.000

50.000÷

<10.000

<5.000

1.4.6.2 Công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển, ụ tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng,…) Tải trọng của tàu (DWT)

>70.000

30.000÷

70.000

10.000÷

<30.000

5.000÷

<10.000

<5.000

1.4.6.3 Luồng hàng hải (một làn chạy tàu)            

a) Luồng tàu ở cửa biển, cửa vịnh hở, trên biển

Bề rộng luồng B (m)

B>190

140<B≤190

80<B≤140

50<B≤80

B≤50

b) Luồng trong sông, trong vịn kín, đầm phá, kênh đàu cho tàu biển

Chiều sâu chạy tàu Hct (m)   

    Hct ≥16  14≤Hct<16 8≤Hct<14 5≤Hct<8 Hct<5

1.4.6.4 Các công trình hàng hải khác

a) Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển

Đường kính phao D (m) hoặc chiều dài dây xích Ldx (m) 

D>5

3,5<D≤5

2,5<D≤3,5

2<D≤2,5

D<2

(Hmn(m)-Độ sâu lớn nhất của khu nước tại vị trí thả phao)

 

 

Hoặc 

Hoặc 

Hoặc 

Hoặc 

Hoặc 

 

 

Ldx≥3Hmn

2,5Hmn≤Ldx

<3Hmn

2Hmn≤Ldx

<2,5Hmn

1,5Hmn≤Ldx

<2Hmn

Ldx<1.5Hmn 

b) Đèn biển

Tầm hiệu lực hiệu dụng R (hải lý)

R≥10

8≤R<10

6≤R<8

4≤R<6

R<4

c) Đăng tiêu

Tầm hiệu lực hiệu dụng R (hải lý)

R≥6

4≤R<6

2,5≤R<4

1≤R<2,5

R<1

Nguồn: thông tư của Bộ xây dựng

 

DGT là đất gì? – Quy định phân cấp công trình giao thông hàng không
PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀNG KHÔNG
Loại công trình Tiêu chí phân cấp Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.4.7.1 Sân bay Cấp sân bay theo quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)

Sân bay cấp từ 4E trở lên

Sân bay cấp thấp hơn 4E

 

 

 

1.4.7.2 Các công trình bảo đảm hoạt động bay (không bao gồm mục 1.4.7.1 và mục 1.4.7.3) Tầm quan trọng

Cảng hàng không quốc tế

Cảng hàng không, sân bay nội địa

 

 

 

1.4.7.3 Hăng ga máy bay Tầm quan trọng Cấp l với mọi quy mô        

Nguồn: thông tư của Bộ xây dựng

>>>Xem thêm: Đất lên thổ cư bao nhiêu tiền 1m2 – điều kiện chuyển lên thổ cư

Lấn chiếm đất giao thông bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Sau khi biết được “DGT là đất gì” hay “đất giao thông là gì” thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về việc nếu lấn chiếm đất DGT thì có bị xử phạt hành chính hay không? Đồng thời, mức phạt sẽ như thế nào?

Trường hợp nếu cá nhân hay tổ chức cố tình lấn chiếm đất giao thông thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể, theo Điều 12 của Nghị định 46/2016 về xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông thì mức phạt được đưa ra như sau:

Hành vi vi phạm

Mức tiền đóng phạt

Cá Nhân (VNĐ)

Tổ chức (VNĐ)

Bán hàng rong ở khu vực trên lòng lề đường và các tuyến phố có biển báo cấm bán hàng rong

100.000 – 200.000

200.000 – 400.000

Khai thác nông nghiệp, họp chợ, trao đổi hàng hóa khi không có sự cho phép của cơ quan chức năng

300.000 – 400.000

600.000 – 800.000

Tự ý tổ chức các hoạt động liên quan đến văn hóa, thể thao, diễu hành mà không có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền

500.000 – 1.000.000

1.000.000 – 2.000.000

Chiếm giữ lòng đường với mục đích giữ xe trái phép

2.000.000 – 3.000.000

4.000.000 – 6.000.000

Cố ý xây nhà ở nhưng không có sự cho phép từ chính quyền

15.000.000 – 20.000.000

30.000.000 – 40.000.000

Và điều quan trọng nhất đó là bên cạnh việc cá nhân, tổ chức phải nộp phạt theo đúng quy định thì còn phải bắt buộc dỡ bỏ công trình mà đã xây dựng trái phép và khôi phục hoàn toàn tình trạng ban đầu trước khi hành vi này diễn ra.

DGT là đất gì - Các mức đóng phạt nếu cá nhân/ tổ chức vi phạm
DGT là đất gì – Các mức đóng phạt nếu cá nhân/ tổ chức vi phạm

>>>Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Đơn Khiếu Nại Viết Tay Chuẩn Và Mới Nhất Năm 2023

Cách kiểm tra đất có thuộc quy hoạch giao thông hay không

Ngoài câu hỏi đất DGT là đất gì thì cũng có nhiều người tìm hiểu về vấn đề đất DGT có thuộc quy hoạch không. Hiện nay, có rất nhiều cách để người dân có thể xác định, kiểm tra khu vực đất của mình đang sống hoặc đang sở hữu có nằm trong danh sách thuộc quy hoạch giao thông hay không. Mogi xin chia sẻ 3 cách mà nhiều người thường hay sử dụng nhất mỗi khi kiểm tra đất DGT, đó là:

Cách 1: Kiểm tra quy hoạch theo thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng

Theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì các thông tin liên quan về quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú có sẵn trong sổ đỏ, trong đó sẽ nêu lên đầy đủ diện tích đó thuộc diện quy hoạch nào, có đền bù không.

DGT là đất gì - Các thông tin về quy hoạch được ghi cụ thể trên sổ đỏ
DGT là đất gì – Các thông tin về quy hoạch được ghi cụ thể trên sổ đỏ

Cách 2: Kiểm tra thông qua công ty nhà đất hoặc dịch vụ tại địa phương

Bạn có thể kiểm tra bằng cách này với điều kiện đó là các công ty, dịch vụ tại địa phương phải có độ tin cậy cao, uy tín để tránh trường hợp lừa đảo và gây ảnh hưởng đến tài sản của bạn. Đối với cách này thì mức độ rủi ro khá cao nên ít người lựa chọn. Bên cạnh đó các công ty này cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về đất DGT là đất gì

>>>Xem thêm: Thủ Tục Tách Sổ Hộ Khẩu Gồm Những Giấy Tờ Gì? Cập Nhật Mới Nhất

Cách 3: Kiểm tra quy hoạch ở những cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cá nhân, tổ chức có thể liên hệ trực tiếp thông qua các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận hoặc huyện nơi có đất để hỏi về các chính sách quy hoạch đất mới nhất.

Dựa vào các thông tin nhà đất mà người dân đã cung cấp, cán bộ sẽ có nghĩa vụ tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp tường tận cũng như chỉ ra cho người dân biết được là khu vực đất nào đang nằm trong diện quy hoạch. Các cơ quan này cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về đất DGT là đất gì

DGT là đất gì - Có thể kiểm tra ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền
DGT là đất gì – Có thể kiểm tra ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Một số lưu ý về loại đất DGT

Sau khi đã nắm rõ được khái niệm DGT là đất gì, cũng như cách kiểm tra đất có thuộc quy hoạch hay không thì phần tiếp theo Mogi sẽ trả lời các câu hỏi về đất giao thông mà nhiều bạn đọc cần lưu ý.

Đất DGT có được mua bán hay chuyển nhượng?

Theo Luật đất đai 2013, quy định rõ ràng rằng chủ sở hữu đất DGT đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hình thức : Cho, biếu, tặng, kế thừa,… Và điều cần lưu ý đó là trong trường hợp đất giao thông này vẫn chưa có quyết định sử dụng của các cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Nhà nước.

DGT là đất gì - Nếu không có quy hoạch thì đất này có thể cho, biếu, tặng
DGT là đất gì – Nếu không có quy hoạch thì đất này có thể cho, biếu, tặng

>>>Xem thêm: Ký Hiệu DTL Là Đất Gì? Một Số Quy Định Quan Trọng Về Việc Sử Dụng Đất DTL Mới Nhất Hiện Nay

Đất giao thông xây nhà ở được không?

Theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT đã phê duyệt: “Đối với đất phi nông nghiệp chỉ sử dụng với mục đích làm mặt bằng xây dựng các khu chế xuất, công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, sử dụng cho các hoạt động làm đồ gốm, khai thác các khoáng sản, xây dựng cầu đường.”.

Vì vậy, đất DGT nằm trong danh sách đất phi nông nghiệp nên việc xây dựng nhà ở là điều không được chấp nhận. Nếu chủ sở hữu muốn xây dựng nhà trên khu đất này thì cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng tại cơ quan chức năng.

Đất giao thông có sổ đỏ không?

Trường hợp nếu đất DGT chưa có mục đích sử dụng của cơ quan có thẩm quyền thì người đang sở hữu đất có đủ tư cách pháp nhân để được thực hiện quy trình cấp sổ đỏ về quyền sử dụng đất.

DGT là đất gì - Trường hợp đất DGT nếu chưa quy hoạch thì sẽ có sổ đỏ như bình thường
DGT là đất gì – Trường hợp đất DGT nếu chưa quy hoạch thì sẽ có sổ đỏ như bình thường

Đất giao thông có mức bồi thường không?

Theo quy định cụ thể từ Luật đất đai 2013, sau khi chính quyền đã hoàn thành việc thu hồi đất DGT thì cá nhân/tổ chức sẽ được bồi thường bằng một trong hai phương thức cụ thể dưới đây:

  • Giao đất cho người dân và loại đất này thì phải có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã thu hồi
  • Bồi thường trực tiếp bằng tiền mặt theo giá đất hiện hành tại khu vực đó
DGT là đất gì - Có 2 cách bồi thường mà người dân có thể được nhận
DGT là đất gì – Có 2 cách bồi thường mà người dân có thể được nhận

Bên cạnh đó, một vài bạn đọc đã có thêm những thắc mắc như sau: “chỉ giới quy hoạch giao thông là gì?”

Câu trả lời chính xác nhất cho sự thắc mắc trên là: Theo Điều 3 Luật xây dựng 2014 thì chỉ giới là đường ranh giới được xác định cụ thể ở trên bản đồ quy hoạch và thực địa, với mục đích là phân chia rõ ràng ranh giới giữa phần đất xây công trình và phần đất dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng, dịch vụ công cộng khác.

>>>Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Sửa Chữa Nhà, Cải Tạo Nhà Cập Nhật Mới Nhất Trong Năm 2023

Lời kết

Bài viết này đã giới thiệu cho bạn đọc về các thông tin liên quan đến chủ đề DGT là đất gì, cũng như các quy định về đường cấp 1 2 3 4. Hy vọng bạn đã có thể có thêm được cho bản thân mình những kiến thức mới vô cùng bổ ích.

Hãy ghé trang Mogi.vn để biết thêm được nhiều điều mới về các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như mẹo vặt, phong thủy, luật nhà đất được đăng tải hằng ngày nhé!

>>>Xem thêm:

Trần Hoàng Chương
Trần Hoàng Chương
Tôi là Trần Hoàng Chương, hiện tại là Content Writer của Mogi - Trang thông tin mua bán và cho thuê bất động sản uy tín!
spot_img

TIN LIÊN QUAN