Thực trạng ô nhiễm đất hiện nay có thể nói là một chủ đề nóng chưa bao giờ kết thúc và đang báo động ở mọi quốc gia trên thế giới. Vậy ô nhiễm đất là gì cũng như các nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất bao gồm các yếu tố nào? Hôm nay, Mogi sẽ chia sẻ cho bạn đọc về các thông tin hữu ích này, mời bạn theo dõi thông qua bài viết này nhé!
Ô nhiễm đất là gì?
Có 2 loại ô nhiễm đất đó là:
- Loại đầu tiên xảy ra khi trong môi trường đất bắt đầu xuất hiện các chất độc hại, khó phân hủy trong thời gian ngắn gây cản trở việc trao đổi chất trong môi trường đất và gây ô nhiễm. Ở nồng độ cao thì các tạp chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung.
- Loại thứ hai là nếu trong đất có lượng chất tự nhiên quá cao, không an toàn cho hệ sinh thái của sinh vật gây nên tình trạng dư thừa dinh dưỡng. Trong trường hợp này vẫn được tính là ô nhiễm nguồn đất.
Vì sao đất bị ô nhiễm?
Khi nói về lý do vì sao có hiện tượng ô nhiễm môi trường đất hiện nay thì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chung quy lại, thì cơ bản chỉ có 2 nguyên nhân chính mà ta có thể dễ dàng nhận thấy được đó chính là:
Nguyên nhân tự nhiên
Các hiện tượng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn phân bổ ngày càng nhiều là do hàm lượng chất tự nhiên có sẵn trong đất đang gia tăng theo chiều hướng tiêu cực. Các chất độc hại đang ngấm vào đất vượt ngưỡng tiêu chuẩn.
Hiện tượng đất nhiễm mặn là do sự tăng lên về nồng độ muối có trong nước biển, mỏ muối. Sau đó thì thủy triều dâng cao và đẩy lượng muối vào đất liền dẫn đến quá trình Gley hóa trong đất sản sinh những chất hóa học gây ô nhiễm nguồn đất.
Hiện tượng đất nhiễm phèn là do dòng nước phèn di chuyển theo hệ thống mạch nước ngầm từ khu vực này đến khu vực khác.
Bên cạnh đó, việc nóng lên do hiệu ứng nhà kính đã gây ra các vấn đề như cháy rừng, chính điều này đã có những tác động tiêu cực không những cho môi trường đất mà còn môi trường không khí và cả hệ sinh thái tại nơi đó.
Theo các báo cáo hiện nay, thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam do đất bị nhiễm mặn chủ yếu đang xảy ra tại các khu vực như Đồng bằng Sông Cửu Long và các vùng phía Tây Nam nước ta.
Số liệu thống kê về ô nhiễm môi trường đất, ở đây đã có gần 800 ha đất mặn và sắp nhiễm mặn, nhiều địa bàn đã báo cáo về việc đất mặn đã ăn sâu vào nội địa xấp xỉ từ 40 – 45km gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của người dân, làm đảo lộn hệ sinh thái.
Nguyên nhân từ con người
Đây có thể được xem là nguyên nhân chính chiếm đến 80%. Các tác nhân do con người có thể kể đến như là:
- Do rác thải sinh hoạt không được xử lý một cách triệt để
- Do hoạt động sản xuất công nghiệp thải trực tiếp ra môi trường
- Do ý thức của con người
- Do dầu và các chế phẩm từ dầu, kim loại nặng bị xả trực tiếp và ngấm vào đất
Phân loại mức độ ô nhiễm đất
Mức độ ô nhiễm được các chuyên gia địa chất chia thành 2 loại khác nhau:
Ô nhiễm đất cục bộ ở một khu vực
Tình trạng này xảy ra ở một số khu vực có diện tích nhỏ, ta có thể xác định nguyên nhân gây ô nhiễm vùng đất này.
Hình thức ô nhiễm này khá phổ biến ở các đô thị, khu chế xuất, công nghiệp đã xuống cấp hay xung quanh các bãi rác tự phát, trạm xử lý nước thải trong sinh hoạt. Ở Việt Nam, hiện tượng ô nhiễm đất xảy ra ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội,…
Ô nhiễm đất trên diện rộng
Đối với trường hợp ô nhiễm đất ở diện rộng thì việc xác định chính xác nguồn gây ra ô nhiễm thật sự rất khó. Các chuyên gia nhận xét rằng, việc ô nhiễm đất theo diện rộng có liên quan mật thiết đến việc phát tán các chất gây ô nhiễm vào môi trường đất, không khí.
Thực trạng hiện nay cho thấy rằng ở nước ta thì việc ô nhiễm đất xảy ra không những ở các khu đô thị lớn mà còn ở các vùng nông thôn. Theo các báo cáo hằng năm, tình hình sử dụng quỹ đất thì có khoảng hơn 3,2 triệu hecta đất dù chưa đưa vào sử dụng nhưng đang có hiện tượng bị suy thoái đặc biệt là đất dùng trong nông nghiệp, công nghiệp.
>>>Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Rèm Cửa Sổ Đẹp Hiện Đẹp Hút Mắt Từ Cái Nhìn Đầu Tiên
Ô nhiễm đất gây nên những hậu quả gì?
Hậu quả ô nhiễm đất hay tác hại của việc ô nhiễm đất là gì? Đó là hình thành những tác động xấu đến đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của các sinh vật sống tồn tại trên Trái đất này. Ở phần này, Mogi xin chia sẻ cho bạn đọc 3 ảnh hưởng xấu mà ô nhiễm đất gây ra, cụ thể là:
Ảnh hưởng đến con người
Việc ô nhiễm đất ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Tùy vào chất gây ô nhiễm đất thì con người sẽ mắc các bệnh lý khác nhau như:
- Tiếp xúc thường xuyên với Chì, Crom sẽ gây ung thư
- Tiếp xúc với Benzene gây ra bệnh bạch cầu
- Tiếp xúc với thủy ngân thì sẽ tổn thương thận
- Tiếp xúc cùng lúc với PCBs cà Cyclodienes sẽ xuất hiệu triệu chứng nhiễm độc gan
- Ngoài ra còn có một số chất độc nhẹ hơn thì có thể gây chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…
Ảnh hưởng đến môi trường
- Khi đất trở nên ô nhiễm thì cây cối cũng sẽ không thể phát triển một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các vấn nạn con người khai thác bừa bãi đất, cây cối dẫn đến việc khi tới những mùa mưa bão lớn thì gây ra các vụ sạt lở nguy hiểm.
- Mặt khác, thì hệ thống mạch nước ngầm cũng sẽ bị giảm phần nào chất lượng vì các chất độc hại từ đất sẽ ngấm vào nước và làm mạch nước đó bị ô nhiễm.
- Sự ô nhiễm đất đã gây ra hiện tượng nhà kín khi đã thải ra môi trường khoảng 4,2 tấn CO2.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái, vi sinh vật
Đất đai khi bị ô nhiễm sẽ tác động xấu đến sự chuyển hóa của các loài động vật, vi sinh vật sống trong lòng đất. Qua đó, xảy ra sự gián đoạn trong quá trình phát triển của hệ sinh thái đất, dẫn tới tình trạng giảm năng suất của nhiều khía cạnh khác như:
- Năng suất cây trồng thấp
- Vòng đời của các sinh vật sẽ ngắn lại vì môi trường sống bị ô nhiễm.
>>>Xem thêm: Top 10 Thầu Xây Nhà Xưởng Uy Tín Giá Rẻ Năm 2023 Mọi Người Nên Tham Khảo
Một số chất gây ô nhiễm môi trường đất
Tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các chất gây ra hiện tượng ô nhiễm đất là gì? Có bao nhiêu tác nhân tạo ra chất gây ô nhiễm môi trường đất? Mời bạn đọc theo dõi.
Các tác nhân sinh học
Các tác nhân này hoạt động sâu bên trong lòng đất để xử lý, tiêu hóa bùn và chất thải (từ phân của các sinh vật) vào đất.
Hoạt động nông nghiệp
Con người sử dụng quá nhiều thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân bón để canh tác và ngày qua ngày thì các chất hóa học này không thể phân hủy và trực tiếp xâm nhập vào đất dẫn đến việc ô nhiễm nguồn đất. Đây được xem là nguyên nhân tại sao đất nông nghiệp ngày càng giảm sút về chất lượng.
>>>Xem thêm: Bảng Tra Diện Tích Cốt Thép Cực Chuẩn Kèm File Excel Mới Cập Nhật 2023
Chất ô nhiễm phóng xạ
Chuyên gia địa chất phát hiện ra rằng trong các mẫu đất còn có chứa những chất phóng xạ vô cùng nguy hiểm như Thorium, Radium, Uranium,… có thể lấn sâu vào đất và tạo ra các hợp chất độc hại và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn đất.
Chất thải đô thị
Rác ,vật liệu, bùn khô và nước thải sinh hoạt được xem là các chất thải của đô thị và hoạt động thương mại.
Chất thải công nghiệp
Các chất thải như mạt sắt, thép, dệt may, thuốc trừ sâu, dầu mỏ được sản xuất từ các nhà máy sản xuất vật liệu, nhà máy lọc dầu, nhà máy công nghiệp dầu khí và các ngành liên quan khác.
Cách khắc phục đất bị ô nhiễm
Ở thời điểm hiện tại, chưa có một giải pháp nào được xem là tối ưu trong việc giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm đất. Có một số hướng giải pháp để khắc phục, hạn chế, giảm thiểu phần nào đó về tình trạng ô nhiễm này, đó là:
- Các cơ quan có thẩm quyền cần có những chính sách để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm đất là gì và hệ lụy của vấn nạn này.
- Phục hồi rừng bằng việc trồng thật nhiều cây xanh để bảo vệ đất hạn chế bị rửa trôi và duy trì được sự cân bằng chất dinh dưỡng có trong đất
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chế phẩm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học
- Tiết nghiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng túi giấy, ống hút làm từ thực vật thay vì dùng những đồ dùng từ nhựa và nylon
- Sử dụng các loại cây như liễu, trúc hạn chế sự phát tán của kim loại nặng có trong đất
- Tái chế vật liệu đã qua sử dụng
>>>Xem thêm: Bản Sơ Đồ Nhà Đất Là Gì? Hướng Dẫn Cách Đọc Bản Vẽ Sơ Đồ Nhà Đất Đơn Giản Và Chính Xác Nhất
Lời kết
Qua bài viết này, Mogi đã giới thiệu cho bạn đầy đủ những thông tin về ô nhiễm đất là gì và các hướng khắc phục. Hy vọng bạn đọc có thể cùng chung tay để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn này. Đừng quên ghé trang Mogi.vn để cập nhật thêm những bài viết mới về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như bất động sản, luật nhà đất, lời khuyên được cập nhật mỗi ngày.