Vào ngày 19.2 âm lịch hàng năm, Phật tử từ khắp vùng miền đều hướng về ngày vía Quan Âm để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công hạnh của Ngài. Ngày lễ này mang ý nghĩa quan trọng với nhiều người vì thế rất nhiều người quan tâm đến những thông tin liên quan đến ngày vía Quan Âm. Hãy cùng Mogi tìm hiểu về ngày đặc biệt này nhé!
Cứ đến ngày 19.2, 19.6 và 19.9 âm lịch hàng năm, Phật tử từ khắp nơi trên thế giới đều hướng về ngày vía Quan Âm. Mọi người thường gọi chung những ngày này là ngày vía Quan Âm. Giải thích một cách dễ hiểu thì “vía” ý chỉ những ngày kỷ niệm của các vị Bồ Tát, các vị Thánh và các vị bề trên.
>>>Xem thêm: Lễ Hằng Thuận Là Gì? Ý Nghĩa Và Nghi Thức Tổ Chức Lễ Chuẩn Nhất
Lịch sử của Phật bà Quán Âm Bồ Tát
Khi nhắc tới ngày vía Quan Âm hay Quán Thế Âm Bồ Tát, đối với những người không phải Phật tử hay không tìm hiểu về Phật giáo sẽ tự hỏi rằng: Quán Thế Âm Bồ Tát bắt nguồn từ đâu? Tại Việt Nam, truyền thuyết về Quán Thế Âm Bồ Tát hay được truyền kể dưới câu chuyện của Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.
Tương truyền, Quan Âm Thị Kính khu tu tới kiếp thứ 10 thì đầu thai, trở thành con gái một gia đình họ Mãng tại nước Cao Ly. Đến tuổi trưởng thành, Thị Kính được cha mẹ gả cho người học trò tên Thiện Sỹ. Thị Kính là một người phụ nữ giữ trọn phận làm dâu. Tuy nhiên, chỉ vì một hiểu lầm bị vu oan sát hại chồng mà bị bỏ, Thị Kính trở về nhà cha mẹ.
Sau đó, Thị Kính giả trai, đi tu tại một ngôi chùa và lấy hiệu là Kính Tâm. Kính Tâm một lòng tu hành. Nhưng vào một hôm hội chùa, Thị Mầu – con gái một phú hộ giàu có đến chơi và phải lòng Kính Tâm, muốn cùng chàng kết duyên. Kính Tâm không chịu khiến Thị Mầu căm hận. Nàng ta về nhà, một thời gian sau có thai với người đầy tớ. Nhưng lại khai là con của sư tiểu Kính Tâm.
Sự việc khiến Thị Kính bị quan bắt, bị đánh đập và phải rời chùa. Khi Thị Mầu đẻ con, cô ta bèn đem đứa con đó cho Thị Kính nuôi. Thị Kính nuôi con người dưới sự chế giễu của cả làng mà không một lời oán than. Sáu năm trôi qua, khi đứa bé đã lớn lên thông minh, khỏe mạnh, nhưng Thị Kính cũng từ đó mà mòn mỏi kiệt quệ. Sau khi viết bức tâm thư giãi bày mọi chuyện, Thị Kính qua đời.
Đứa bé khóc lóc thảm thiết và gọi dân làng đến giúp. Từ đó, dân làng mới biết Thị Kính là đàn bà và hối hận khôn nguôi vì đã hiểu lầm nàng. Sư cụ và dân làng tổ chức ma chay cho nàng, lúc đó Đức Phật Thiên Tôn hiện ra và nói: “Thị Kính tu thành chính quả, nay được phong thành Phật Bà Quan Âm”.
Câu chuyện trên là một bộ kinh tiêu biểu về cuộc đời Quán Thế Âm Bồ Tát cũng như là sự ra đời của ngày vía Quan Âm.
>>> Xem thêm: Cách Đốt Phong Lông Giải Vận Xui Cực Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Ngoài ra, lịch sử của Phật Bà Quan Thế Âm xuất hiện qua những bộ kinh khác có thể kể đến như:
- Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-la-ni, Quán Thế Âm Bồ Tát là đệ tử của Chánh Pháp Minh Như Lai. Với tâm hồn đại bi, Ngài hiện thân thành Bồ Tát để cứu giúp chúng sanh.
- Kinh Đại A-di-đà, Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong hai người thị vệ bên cạnh Đức Phật. Khi chúng sanh gặp nạn, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài sẽ cứu vớt, dẫn đường cho chúng sanh. Nhiệm vụ của Ngài là giải cứu chúng sanh trong cõi Tây Phương Cực Độ.
- Quán Thế Âm Bồ Tát theo kinh Pháp Hoa có 33 hóa thân. Ngài thường biến hóa giữa các hóa thân, sử dụng 14 năng lực vô ủy để cứu vớt chúng sanh khỏi khổ đau, hoạn nạn.
Ý nghĩa của danh hiệu Quan Thế Âm
Theo Phật giáo, khi tu thành chính quả, thì ngũ giác tương thông. Lúc đó, mắt có thể thấy, tai có thể nghe, mũi có thể ngửi được đau khổ, lầm than của chúng sanh. Theo đó, danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát mang ý nghĩa vị Bồ Tát luôn nhìn và nghe thấy nỗi đau của loài người. Và Người luôn sẵn sàng cứu giúp những người đang trong khốn cảnh đó.
>>>Xem thêm: Thờ Quan Công Có Ý Nghĩa Gì? Có Nên Thờ Quan Công Trong Nhà?
Những điều cần làm vào ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm
Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện cho đại từ đại bi và lòng yêu thương chúng sinh. Do đó, Phật tử khắp nơi trên thế giới đều thể hiện lòng kính trọng tới Người vào ngày vía Quan Âm. Vậy vào ngày vía Quan Âm, chúng ta nên làm gì? Dưới đây là một số hành động mà bạn có thể làm vào ngày vía mẹ Quan Âm.
Làm việc thiện và ăn chay vào ngày vía Quan Âm
Các Phật tử hay những người có lòng yêu thích Phật giáo thường phát nguyện ăn chay và đi chùa vào ngày vía Quan Âm. Nếu không thể đi chùa, họ thường in ấn kinh, phóng sinh, làm từ thiện hoặc tụng Chú Đại Bi để thể hiện niềm tôn kính và tạo phước lành.
Làm những việc này rất tốt trong ngày vía Quan Âm. Dù không phải một Phật tử, bạn cũng hãy thử xem sao nhé! Bên cạnh đó, vào ngày này tuyệt đối không tạo thêm tội (như sát sinh), cần luôn giữ tâm ý tĩnh lặng, trong sạch và hãy học cách bao dung, tha thứ.
>>>Xem thêm: Ngày hắc đạo là gì? Cách tính ngày và giờ hắc đạo trong năm 2023
Hãy học cách yêu thương chính mình vào ngày vía Quan Âm
Vào ngày vía Quan Âm, hãy thử ngồi lại và quan sát thâm và tâm. Quan sát cơ thể lẫn tâm trí để thấy yêu thương và trân trọng chính bản thân mình. Đây không phải việc gì quá cao siêu mà chỉ là chấp nhận bản thân. Chấp nhận và bao dung cả tính xấu lẫn tính tốt.
Khi nhận thức được điều đó, mới có thể biết mình còn thiếu sót ở đâu mà tìm cách phát triển và hoàn thiện chính mình. Cũng như nhận thấy những điều tốt để tiếp tục phát huy. Vào ngày vía của Quan Âm, khi yêu thương bản thân chúng ta mới có thể yêu thương và bao dung đến những người bên cạnh mình.
Nguyện lắng nghe niềm đau của mọi người xung quanh vào ngày vía Quan Âm
Ngày vía Quan Âm là một thời điểm rất tốt để chúng ta học cách lắng nghe những nỗi đau, sự thống khổ của những người bên cạnh ta. Khi lắng nghe một cách thật tâm, ta hiểu rõ và thông cảm những nỗi phiền muộn của người khác. Từ đó, ta phát sinh lòng từ bi và bao dung tựa như điều mà Quán Thế Âm đại diện.
Cách trưng bày bàn thờ Quan Thế Âm
Vào ngày vía Quan Âm, làm sao để bày bàn thờ một cách chỉn chu nhất? Bàn thờ Quan Thế Âm thường có những thứ sau: tượng Phật Bà Quán Thế Âm. Bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng ảnh hoặc tranh của Người và bát hương, đĩa trái cây, kỷ nước, lọ hoa, nến…
Cách cúng lễ ngày vía mẹ Quan Âm
Quán Thế Âm Bồ Tát xuất thân từ Phật giáo. Vậy nên khi bày biện mâm cúng vào ngày vía Quan Âm, bạn cần chuẩn bị đồ chay. Bạn có thể tham khảo những đồ lễ dưới đây: hoa tươi (nên chọn những loài hoa có màu đỏ như hoa hồng, hoa cúc vàng…); quả tươi (nên chọn hoa quả tươi, tròn, màu sắc tươi sáng như bưởi, lê, cam, quýt…); xôi chay; oản; bánh kẹo và chắc chắn không thể thiếu hương.
Văn khấn vía Quan Âm Bồ Tát
Dưới đây là văn khấn ngày vía Quan Âm. Bạn hãy tham khảo nhé!
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ..… tháng ..… năm …..
Tín chủ (chúng) con là: …………………
Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Ngày vía Quan Âm mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh. Vì thế, khi thực hiện lễ vía Quan Âm, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng mâm cúng và văn khấn để bày tỏ lòng thành với Quan Thế Âm Bồ Tát. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về ngày vía Quan Âm. Hãy cập nhật Mogi thường xuyên để đón đọc những bài viết mới nhất về phong thủy, mẹo vặt và nhà đất nhé!
>>>Xem thêm:
- Lễ tạ đất là gì? Bật mí 3 lễ tạ đất quan trọng nhất bạn nên biết!
- Lễ tạ mộ là gì? Sắm lễ tạ mộ và văn khấn lễ tạ mộ chi tiết nhất