spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnXây dựngMóng nhà cấp 4: Tiêu chuẩn lựa chọn loại móng trong xây...

Móng nhà cấp 4: Tiêu chuẩn lựa chọn loại móng trong xây nhà cấp 4

Móng nhà cấp 4 là mấu chốt quan trọng để giúp bạn có được một căn nhà bền vững theo thời gian. Vậy có những loại móng nhà nào để bạn chọn lựa?

Khi lựa chọn loại móng nhà cấp 4 để xây dựng cần chú ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này một cách cặn kẽ và chi tiết nhất.

Móng nhà cấp 4 là gì?

Để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng vững chắc cho ngôi nhà cấp 4. Việc lựa chọn móng nhà đóng vai trò rất quan trọng. Dù là lựa chọn loại móng nhà nào thì cũng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết yếu. 

Tại Việt Nam, nhà cấp 4 vẫn rất phổ biến. Do đó, vấn đề nên sử dụng loại móng nào cho nhà cấp 4 vẫn luôn được nhiều người quan tâm? Bởi không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về vấn đề lựa chọn móng nhà khi xây dựng nhà cấp 4. 

móng nhà cấp 4 phù hợp
Lựa chọn móng nhà phù hợp

Vai trò của móng nhà cấp 4

Móng nhà quyết định tới tính chắc chắn và bền vững của cả ngôi nhà. Do đó, xét về mặt tổng thể thì vai trò của móng nhà cấp 4 là quan trọng nhất. Nó là tiền đề để khởi tạo nên một ngôi nhà bền vững theo thời gian. Móng nhà được ví như một chiếc chân khổng lồ, đôi chân này có vững thì ngôi nhà mới có thể chống chọi được với thời gian và thời tiết mưa gió.

Nhất là khi khí hậu tại Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên việc xây dựng nhà cấp 4 có móng nhà vững chắc là điều bắt buộc phải thực hiện. Bởi có như vậy thì ngôi nhà đó mới có thể chống chịu được thời tiết đặc thù ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xây dựng móng nhà an toàn cũng giúp cho gia chủ an tâm hơn khi sử dụng. Nhà có chắc chắn thì mới an toàn khi sinh sống tại đó.

Các loại móng nhà cấp 4 thường được sử dụng

Có rất nhiều loại móng nhà khác nhau dành cho nhà cấp 4 để gia chủ chọn lựa. Tuy nhiên, có một số loại móng nhà phổ biến nhất hiện nay. 

Cần có sự tính toán khi lựa chọn móng nhà cấp 4
Cần có sự tính toán khi lựa chọn móng nhà

Móng bè

Móng bè là loại móng phổ biến nhất tại Việt Nam khi muốn xây dựng nhà cấp 4. Bởi nếu nền đất để xây dựng là đất cát hay đất yếu, thường bị đọng nước thì sử dụng móng bè là phù hợp nhất. Nó sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng nền nhà bị lệch và lún. Móng bè còn được gọi với tên là móng mềm là phần chiếm toàn bộ diện tích của nền nhà. 

So với các loại móng nhà cấp 4 khác thì móng bè mang lại sự chắc chắn và bền vững hơn cho ngôi nhà. Chính vì vậy, khi muốn xây nhà một tầng hay nhà cấp 4. Nhiều gia chủ thường chọn móng nhà là móng bè. Ưu điểm của móng bè là sự phân bổ đều nên phía dưới dầm móng sẽ có khả năng chịu lực tốt. 

Ngoài ra, móng bè nhà cấp 4 còn giúp rút ngắn thời gian thi công. Từ đó tiết kiệm chi phí nhân công cũng như nguyên vật liệu tốt hơn. Chính vì vậy, móng bè là loại móng nhà cấp 4 được chọn lựa nhiều nhất hiện nay. 

Để gia tăng thêm sự chắc chắn và ổn định cho nền đất. Khi làm móng bè, gia chủ có thể kết hợp gia cố nền bằng cọc tre hay tràm. Đây là cách mà nhiều gia đình áp dụng để đảm bảo an toàn kỹ thuật cho toàn bộ căn nhà.

Móng nhà cấp 4
Móng bè

Móng cọc

Với ưu điểm là chi phí rẻ, thời gian thi công nhanh. Móng cọc được rất nhiều người chọn lựa khi xây móng nhà cấp 4. Tuy nhiên, không phải nền nhà nào cũng phù hợp với móng cọc. Bởi chỉ nền đất cứng, đất rắn chắc lâu năm mới nên sử dụng móng cọc. Để xây nhà cấp 4 hay nhà 1 tầng, nhà cao tầng.

Loại móng nhà này được chia làm phần chính đó là phần đài và phần cọc. Cả hai phần này sẽ có tác dụng chịu lực chi phối của cả công trình ở phía trên. Do đó, cần phải đảm bảo nền đất tốt thì mới sử dụng loại móng nhà này.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như đưa ra quyết định chọn lựa móng nhà cấp 4 phù hợp. Bạn cần phải khảo sát địa chất. Để qua đó đánh giá nền đất đó có thực sự phù hợp để làm móng cọc hay không?

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình sử dụng cần phải tiến hành kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo móng nhà đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện cần thiết để chống chọi với môi trường cũng như áp lực trọng tải.

Với ưu điểm món chắc, giá thành rẻ và thời gian thi công nhanh, móng cọc luôn là sự lựa chọn của nhiều gia đình.

Móng nhà cấp 4
Móng cọc

Móng băng

Những ngôi nhà truyền thống thường lựa chọn móng băng để làm móng nhà. Ngày nay thay vì sử dụng gạch để làm móng băng nhà cấp 4 thì các chủ đầu tư đã có sự cải tiến lớn, xây dựng móng băng bằng bê tông. Bởi bê tông có độ bền cao hơn. Tuổi thọ cùng dài hơn. Đặc biệt, móng băng giúp cho kết cấu nhà vững chắc hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của móng băng chính là chi phí cao. Do đó, lựa chọn móng nhà cấp 4 cần có sự tính toán về mọi mặt. Từ nền đất có phù hợp không đến chi phí xây dựng…

Món băng là loại móng nông. Nó gồm có 3 loại riêng biệt đó là móng kết hợp, móng mềm và móng cứng. Do vậy, tùy theo độ lúng cũng như đặc điểm về mặt địa hình mà chủ đầu tư sẽ đưa ra lựa chọn món nhà phù hợp.

Móng băng
Móng băng

Móng đơn

Móng đơn thường được sử dụng khi xây dựng nhà 1 tầng, nhà cấp 4 hoặc nhà 2 tầng nhỏ. Loại móng này nằm riêng lẻ thường có dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Tuy nhiên để có thể xây dựng loại móng này. Cần phải chắc chắn nền đất phải chắc chắn, không bị sụt lún và ứ nước.

Lựa chọn móng theo độ nông – sâu

Móng nông

Móng nông là một trong những loại móng nhà cấp 4 có ưu điểm là dễ thi công, kết cấu đơn giản nên rất tiết kiệm chi phí thực hiện. Loại móng này phù hợp để xây dựng nhà cấp 4 hay nhà tầng trệt. 

Có 4 loại móng đơn để chủ đầu tư chọn lựa đo slaf móng bè, móng đơn, móng băng, móng đá hộc. Loại móng này chịu trọng tải qua hệ thống cột dầm, đà kiềng và tường. Do đó, chỉ nên sử dụng móng nông nếu nền đất thực sự chắc khỏe.

Móng sâu

Nếu đất nền yếu thì khi xây dựng móng nhà cấp 4 nên sử dụng loại móng sâu. Loại móng này sẽ sử dụng cọc hoặc cừ tràm để gia cố. Từ đó mang lại sự vững chắc cho ngôi nhà khi xây dựng.

Móng sâu
Móng sâu

Làm móng nhà cấp 4 bao nhiêu tiền?

Khi tiến hành xây dựng nhà cấp 4, chủ đầu tư phải có sự tính toán kỹ lưỡng chi phí xây nhà khoảng bao nhiêu? Đặc biệt là phần móng nhà bởi đây là khu vực tốn nhiều công sức và tiền của nhất. Chi phí để làm móng nhà cho nhà cấp 4 sẽ tùy thuộc vào diện tích cũng như cách thiết kế và kết cấu của móng nhà. Ngoài ra, giá cả của vật tư xây dựng cũng tác động trực tiếp đến chi phí xây dựng móng nhà.

Tham khảo thêm: Nhà cấp 4 là gì? Quy định về nhà cấp 4 và cách phân biệt

Tiêu chuẩn của các loại móng nhà cấp 4

Tiêu chuẩn của móng bè? Khi nào sử dụng

Tiêu chuẩn móng bè

Với kết cấu 3 lớp, xây dựng móng bè đạt chuẩn cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Chiều cao tiêu chuẩn của móng bè là 32cm
  • Phần bê tông sàn có độ dày là 10cm
  • Kích thước tiêu chuẩn của dầm móng nhà là 300x700mm
  • Thép móng phải là thép 2 lớp

Trường hợp nên sử dụng móng bè

Nếu phần đất nền không vững chắc thì nên sử dụng móng bè. Ngoài ra, đối với những căn nhà cấp 4 có thiết kế thêm hồ bơi, bể chứa hay tầng hầm thì nên sử dụng móng bè. Bên cạnh đó để có thể giúp cho nền móng nhà được vững chắc và chịu được tác động từ môi trường bên ngoài thì móng bè vẫn luôn là sự lựa chọn tối ưu.

Lựa chọn loại móng nhà tùy theo vị trí địa hình
Lựa chọn loại móng nhà tùy theo vị trí địa hình

Tham khảo thêm: Móng bè và 3 vấn đề quan trọng nhất bạn cần biết khi thi công!

Tiêu chuẩn móng cọc? Khi nào nên sử dụng

Tiêu chuẩn móng cọc

Có hai loại móng cọc phổ biến nhất đó là móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp. Đối với móng cọc đài thấp, tiêu chuẩn làm móng nhà theo loại này là phải đặt theo một hướng và một phương nhất định. Như vậy mới giúp cân bằng áp lực.  Riêng móng cọc đài cao, cần phải thiết kế móng phải có chiều sâu nhỏ hơn chiều cao của cọc.

Ngoài ra, khi tiến hành xây dựng móng cọc, chủ đầu tư cần phải tính toán kỹ việc san lấp và khoảng cách, độ sâu của các cọc.

Trường hợp sử dụng móng cọc

Dù là nền đất yếu hay cố định thì đều có thể sử dụng móng cọc để làm móng nhà cấp 4. Bởi loại móng này phù hợp với hầu hết mọi loại địa hình. Chỉ cần chủ đầu tư gia cố thêm phần cọc là bê tông hoặc tre là có thể đảm bảo an toàn.

Bản vẽ cấu tạo thép đài cọc
Bản vẽ cấu tạo thép đài cọc

Tiêu chuẩn móng băng? Nên sử dụng khi nào

Tiêu chuẩn móng băng

Để có móng băng vững chắc cần phải tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa lớp bê tông ở phần lót móng và bê tông ở phần sàn. Kích thước của dầm và móng cần phải đảm bảo theo đúng kích thước phổ thông. Tuy nhiên, tùy theo từng công trình và từng thiết kế nhà cấp 4. Sẽ có những thiết kế tiêu chuẩn dành riêng cho móng băng.

Trường hợp sử dụng móng băng

Nền đất ổn định thì khi xây dựng nhà cấp 4 có thể dùng móng băng. Các trường hợp, nhà xây dựng ở các khu vực gần biển, sông hồ. Không được sử dụng loại móng này. Bởi ở môi trường gần tiếp xúc với nước ngầm, móng băng sẽ không đáp ứng được các yêu về an toàn kỹ thuật.

Tham khảo thêm: Nhà đẹp 1 tầng và 5 lưu ý khi xây nhà ở nông thôn!

Tiêu chuẩn móng đơn? Nên sử dụng khi nào

Tiêu chuẩn móng đơn

Có rất nhiều loại móng đơn. Vì vậy, tùy theo từng loại địa hình và từng thiết kế nhà cấp 4. Chủ đầu tư sẽ lựa chọn loại móng đơn phù hợp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của móng băng đó là mọi loại máy móc, dụng cụ và vật liệu sử dụng đều phải đảm bảo thông số kỹ thuật. 

Trường hợp nên sử dụng móng đơn

Chỉ sử dụng móng đơn làm móng nhà cấp 4 khi nền đất xây dựng ổn định. Không có bất cứ dấu hiệu sạt lở nào khi khảo sát địa hình. Nếu nền đất yếu muốn sử dụng loại móng này thì cần phải gia cố thêm cọc bê tông và cọc tre. Để đảm bảo ổn định cho nền đất vững chắc.

Kinh nghiệm làm móng cấp 4 trên nền đất yếu

Nếu nền đất yếu, chủ đầu tư có thể xem xét tới một số yếu tố sau để gia tăng sự chắc chắn cho móng nhà cấp 4. Đó là chiều dày móng cần được tăng lên. Bên cạnh đó cần phải kết hợp thêm với một số cốt thép chịu lực để tăng tính chịu lực cho móng nhà.

Xử lý móng nhà với trường hợp bùn yếu dưới 2,5m

Cần phải tiến hành nạo vét hết lớp bùn yếu nằm ở phía dưới và rải đá khi bùn yếu dưới 2.5m. Sau đó, đặt cốt thép và làm móng đơn như bình thường.     

Xử lý móng nhà với trường hợp bùn yếu trên 2,5m

Việc gia cố nền bằng cừ tràm được xem là cách xử lý. Để giúp cho móng nhà có bùn yếu trên 2.5m được vững chắc hơn. Đặc biệt, khi lựa chọn móng nhà cấp 4 cho trường hợp này cần phải chọn lựa đúng kích thước móng đơn.

Móng nhà sâu
Móng sâu

Những lưu ý khi làm móng nhà cấp 4

Có một số điều cần lưu ý khi làm móng nhà cho căn nhà cấp 4, gia chủ nên biết.

  • Chọn lựa đơn vị xây dựng thi công uy tín. Bởi chỉ đơn vị xây dựng uy tín có kinh nghiệm trong lĩnh vực này mới có thể hoàn tất quá trình xây dựng nhà cấp 4 vững chãi.
  • Biết cách lựa chọn các loại nguyên vật liệu phù hợp để xây dựng móng nhà 
  • Lựa chọn phương án thi công móng nhà phù hợp với vị trí, đặc điểm địa hình. Để qua đó có kế hoạch gia cố kỹ càng hơn khi xây dựng móng nhà.

Trường hợp nào thì cần gia cố móng nhà cấp 4?

Ở lâu năm, nhà cấp 4 sẽ có dấu hiệu bị xuống cấp. Nền nhà có thể bị rạn nứt. Khi đó cần phải có kế hoạch gia cố lại móng nhà. Cần phải tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này. Bằng cách khảo sát địa chất, kiểm tra kỹ thuật cũng như vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, nếu muốn xây thêm tầng cho căn nhà cấp 4 của mình, gia chủ cần phải tính tới phương án gia cố lại móng nhà. Để có thể chồng tầng mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt của phần móng nhá.

Hy vọng với những thông tin tìm hiểu về các loại móng nhà cấp 4 được nêu ở trên Mogi sẽ giúp các gia chủ có phương án lựa chọn và xây dựng nhà cấp 4 hợp lý hơn.

Xem thêm: Móng đơn và những lưu ý trong thi công công trình xây dựng

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN