spot_img
Trang chủLuật nhà đấtBằng Khoán Đất Là Gì? Có Thể Dùng Bằng Khoán Để Làm...

Bằng Khoán Đất Là Gì? Có Thể Dùng Bằng Khoán Để Làm Sổ Đỏ Được Không?

Hiện nay, bằng khoán đất được coi là một loại giấy tờ cũ nhưng vẫn có giá trị hiện hành. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin về nó. Cùng Mogi giải đáp câu hỏi bằng khoán đất là gì hay bằng khoán là gì nhé!

bằng khoán đất
bằng khoán đất

Bằng khoán đất là gì?

Bằng khoán đất là một loại giấy tờ đất đai chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư. Bằng khoán thường được bắt gặp trong xã hội cũ vì nó xuất hiện từ thời Pháp thuộc, có hiệu lực trước ngày 30/04/1945.

bằng khoán đất
Bằng khoán đất vẫn được công nhân với tên gọi “bằng khoán điền thổ”

Hiện nay vẫn còn nhiều người sở hữu loại giấy tờ này do sử dụng đất được cấp từ thời Pháp thuộc. Theo thông tư 02/2-15/TT điều 15 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, bằng khoán đất vẫn được công nhân với tên gọi “bằng khoán điền thổ”.

>>>Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản nhất ai cũng xem được

Bằng khoán đất có những đặc điểm cơ bản nào?

Bằng khoán đất (Bằng khoán điền thổ) có một số đặc điểm cơ bản theo từng giai đoạn như sau:

Đầu những năm 1930, bằng khoán đất bao gồm 16 cột thông tin (11 cột ở mặt trước và 5 cột ở mặt sau) với tiêu đề được đánh theo tiếng Pháp, nội dung được đánh bằng chữ quốc ngữ.

Từ năm 1950, bằng khoán điền thổ đã sử dụng hoàn toàn 100% bằng tiếng Việt.

Về kích thước, bằng khoán điền thổ có những quy định rõ ràng như sau:

  • Chiều rộng là 20cm, chiều dài là 25cm.
  • Trang đầu chứa nội dung bao gồm thông tin là tên chủ sở hữu của thửa đất, tên cơ quan cấp bằng khoán đất đương thời.
  • Những trang sau đó bao gồm các thông tin chi tiết về: diện tích đất, vị trí đất, tọa độ thửa đất theo bản đồ, số trang, ranh giới tiếp giáp của thửa đất theo đúng thực tế,…
  • Mặt sau được bố trí những trang trống với mục đích để viết thêm ghi chú liên quan đến Pháp lý về việc sử dụng đất hay chuyển đổi chủ sở hữu.

Giống như những giấy tờ nhà đất khác, bằng khoán đất có tác dụng lâu dài. Nó đóng vai trò quan trọng trong giao dịch. Là bằng chứng chứng minh quyền sử dụng trước pháp luật giúp các cơ quan công quyền nắm bắt được lý lịch và thông tin cơ bản của mảnh đất.

bằng khoán đất
Đặc điểm của bằng khoán đất

Có thể dùng bằng khoán đất để xin cấp sổ đỏ hay không?

Nếu bạn đang thắc mắc rằng có thể dùng bằng khoán đất để xin cấp lại sổ đỏ được hay không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bởi hiện nay, căn cứ vào điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và điều 15 trong Thông tư 02/2015/TT- Bộ Tài nguyên môi trường có quy định: Hộ gia đình, cá nhân sở hữu một trong các giấy tờ do cơ quan thẩm quyền của chế độ cũ cung cấp hoàn toàn có thể sử dụng chúng để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất.

Vậy nên, nếu bạn sở hữu bằng khoán điền thổ thì bạn nên xin cấp lại các giấy tờ phổ biến hiện nay như sổ đỏ, sổ hồng,… để dễ dàng hơn trong việc giao dịch bất động sản hay vay vốn ngân hàng khi cần.

bằng khoán đất
Có thể dùng bằng khoán đất để xin cấp sổ đỏ hay không?

Ai có thể xin cấp bằng khoán đất?

Những cá nhân và hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định và sở hữu những giấy tờ được quy định tại Khoản 2, Điều 100 Luật đất đai 2013 sẽ được cung cấp bằng khoán đất như sau:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước 15/10/1993 được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của  Nhà nước.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và phê duyệt hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993.
  • Giấy tờ về việc tặng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, về thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.
  • Giấy tờ sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán tài sản gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993. Giấy tờ này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo đúng quy định pháp luật.
  • Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo đúng quy định, giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với thửa đất.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp cho chủ sở hữu bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ xã hội xưa theo đúng quy định đương thời.
  • Một số loại giấy tờ khác được xác lập theo quy định của Chính phủ trước ngày 15/10/1993.
Ai có thể xin cấp bằng đất?
Ai có thể xin cấp bằng đất?

Để xin cấp bằng khoán đất, những giấy tờ trên của bạn phải đảm bảo là giấy tờ gốc có chứng thực. Thông tin trên giấy tờ bằng đỏ chuẩn khớp với thực tế để tránh việc mất thời gian cho cơ quan công quyền phải kiểm chứng lại nhiều lần.

>>> Xem thêm: Cơ Sở Hạ Tầng Là Gì? Thông Tin Đầy Đủ Và Mới Nhất Về Cơ Sở Hạ Tầng 2023

Hướng dẫn làm thủ tục bằng khoán cho đất đai.

Để làm thủ tục bằng khoán cho đất đai, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hay các tài sản khác có gắn liền với đất.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất có hiệu lực theo yêu cầu của pháp luật.
  • Bản photo có công chứng về thẻ căn cước công dân, hộ khẩu.
  • Trích lục bản đồ địa hình liên quan đến mảnh đất.

Thông thường, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp, nếu hồ sơ bạn chuẩn bị không có vấn đề gì, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản liên quan đến đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

bằng khoán đất
Thủ tục xin như thế nào?

Chi phí làm bằng khoán đất khoảng bao nhiêu?

Làm bằng khoán đất bao nhiêu tiền là một câu hỏi thường gặp. Để làm bằng khoán đất, người sử dụng đất cần nộp lệ phí trước bạ.

Lệ phí trước bạn hiểu đơn giản là một khoản lệ phí mà người sở hữu tài sản cố định phải kê khai. Lệ phí này phải nộp cho cơ quan thuế trước khi đưa tài sản cố định này vào sử dụng.

Đối với nhà đất, lệ phí trước bạ được thu theo nguyên tắc như sau:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x diện tích)

Điều kiện:

  • Diện tích đất là toàn bộ diện tích thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người đăng ký và được Phòng đăng ký đất đai xác nhận, cung cấp cho cơ quan thuế.
  • Giá đất trên 1m2 áp dụng theo bảng giá của UBND cấp tỉnh, thành phố TTTW tại thời điểm kê khai.

Trước khi làm bằng khoán đất, bạn nên tính toán trước những khoản chi phí này để chuẩn bị sớm giúp tránh mất thời gian.

bằng khoán đất
Chi phí làm bằng khoán đất

>>>Xem thêm: Mất Sổ Đỏ Nhà Đất Có Làm Lại Được Không? Hướng Dẫn Quy Trình, Thủ Tục Làm Lại Sổ Đỏ

Bằng khoán đất bị mất có được cấp lại không?

Trong một số trường hợp hi hữu, bạn vô tình làm mất bằng khoán đất. Bạn hoàn toàn có thể xin cấp lại với những giấy tờ cần chuẩn bị theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

  • Đơn xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ chứng minh việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc mất giấy tờ trong 15 ngày. Nếu lý do bị mất bởi thiên tai, bạn cần xin Ủy ban nhân dân cấp xã về giấy chứng minh việc thiên tai, hỏa hoạn đã xảy ra.

Tuy nhiên việc xin cấp lại bằng khoán đất khá mất thời gian và công sức vì có nhiều hồ sơ cần phải chứng minh. Chính vì vậy khi sở hữu bằng khoán đất, bạn nên bảo quản chúng thật cẩn thận để đảm bảo sự việc này không xảy ra.

Tách bằng khoán đất được không?

Theo quy định dựa vào khoản 1 điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-Bộ Tài Nguyên Môi Trường, bạn hoàn toàn có thể tách bằng khoán đất.

Để tách giấy tờ này, bạn phải đảm bảo đủ các điều kiện:

  • Bạn phải sở hữu Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất có hiệu thực.
  • Mảnh đất của bạn không nằm trong khu vực tranh chấp.
  • Đất phải còn thời hạn sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
  • Dựa vào quy định từng địa phương mà thửa đất của bạn phải đáp ứng được diện tích tối thiểu.

bằng khoán đất

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn bỏ túi cho mình được những thông tin cơ bản về bằng khoán đất. Hãy theo dõi Mogi.vn để được cập nhật thêm những thông tin thú vị khác nhé!

Nguyễn Khánh Ly
Nguyễn Khánh Ly
Ly Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN