spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnXây dựngBản Vẽ Hoàn Công Là Gì? Khái Niệm, Vai Trò Và Quy...

Bản Vẽ Hoàn Công Là Gì? Khái Niệm, Vai Trò Và Quy Định Trong Xây Dựng

Để có thể hoàn chỉnh mọi công trình từ nhỏ đến lớn thì bản vẽ hoàn công rất quan trọng. Giúp kế hoạch cũng như quy trình được thực hiện theo trình tự nhất định. Thể hiện đầy đủ các chi tiết không khác bản gốc ban đầu. Cùng Mogi tìm hiểu rõ hơn dưới bài viết này nhé.

1. Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn chỉnh. Phác họa rõ ràng các chi tiết, kích thước, thiết bị sử dụng thực tế, nguyên vật liệu… Bản vẽ hoàn công thể hiện chính xác với kích thước thực tế so với bản vẽ ban đầu (Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP).

bản vẽ hoàn công là gì
Bản vẽ hoàn công là gì? Cách đo chuẩn

2. Lập bản vẽ hoàn công có vai trò gì?

Giúp chủ nhà có thể theo dõi về thực trạng quá trình đang xây dựng cũng như dễ tu sửa diễn ra trên thực tế. Hơn nữa để rõ ràng trước pháp lý, các cơ quan chính quyền kiểm tra và xem xét cấu trúc của công trình. Có được thi hành đúng với giấy phép xây dựng được cấp từ trước. Đây cũng là giấy tờ cần thiết để thanh toán các chi phí công của các nhà thầu.

>>> Tham khảo thêm: Nhà cấp 4 là gì? Quy định về nhà cấp 4 và cách phân biệt

3. Phân loại bản vẽ hoàn công

Vì có nhiều công trình xây dựng có quy mô và tính chất khác nhau. Bản vẽ hoàn công phân theo các loại như sau:

  • Công việc xây dựng.
  • Bộ phận công trình.
  • Giai đoạn xây dựng.
  • Lắp đặt thiết bị.
  • Từng hạng mục công trình.
  • Tổng thể công trình.

4. Bản vẽ hoàn công có khác bản vẽ thiết kế không?

Bản vẽ thiết kế là bản vẽ của công trình trước khi được thi công xây dựng. Còn bản vẽ hoàn công được dùng khi đã hoàn thành. Một số công trình xây dựng sẽ sử dụng luôn bản vẽ thiết kế vì không có thay đổi nhiều so với hiện trạng thực tế. Còn nếu công trình phải chỉnh sửa hay thay đổi lại kích thước, chi tiết, vị trí.. thì cần làm lại bản vẽ khác.

Đơn vị thi công sẽ có đảm nhiệm đóng dấu hoàn công vào bản vẽ.

5. Quy định về bản vẽ hoàn công theo Thông tư 26/2016/TT-BXD của Nhà nước

Điều 11. Bản vẽ hoàn công

  1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất. Phải được lập bản vẽ hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
  2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện. Không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
  3. Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.

Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình

  1. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình. Công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
  2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A. 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B. 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
  3. Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này. Bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
  4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ. Quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
  5. Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

6. Mẫu bản vẽ hoàn công tiêu chuẩn

Mẫu bản vẽ hoàn công
Mẫu bản vẽ hoàn công.

>>> Tham khảo thêm: Móng đơn và những lưu ý trong thi công công trình xây dựng

7. Yêu cầu của bản vẽ hoàn công

  • Phải phản ánh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài công. Không được tự ý bỏ qua các sai số bất cứ hình thức nào.
  • Bản vẽ phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu và không được hồi ký hoàn công.
  • Phải được lập đúng và xác nhận theo quy định pháp lý đưa ra..
  • Phải đưa ra những chỉnh sửa, thay đổi chi tiết rõ ràng. Để về sau sử dụng bản vẽ sẽ thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng và bảo dưỡng công trình.

8. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công đúng chuẩn

Thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

a) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu.

b) Tại hiện trường, người phụ trách ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế. Thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ copy và ký tên. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế đúng với thiết kế bản vẽ thi công đó là bản vẽ hoàn công.

c) Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công. Người giám sát của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo, ký tên xác nhận.

Nộp bản vẽ nơi mình sinh sống
Nộp bản vẽ huyện mình sinh sống

Thể hiện và lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình

  1. Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt. Phải giữ nguyên khung tên và số hiệu bản vẽ thiết kế .
  2. Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo như sau:

Trong trường hợp trị số thiết kế có thay đổi thì ghi lại trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế. Khoanh vùng rõ ràng, bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi.

Trong bản vẽ phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân.

  1. Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo phản ảnh đúng thực tế thi công. Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hay của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.
Thể hiện rõ các phần phụ trách các liên doanh.
Thể hiện rõ các phần phụ trách các liên doanh.

Những bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công?

  • Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng là lập bản vẽ khi xây dựng hoàn thành. Còn các bộ phận công trình bị che khuất phải được liệt kê đúng với thực tế trước khi tiến hành công việc khác.
  • Trường hợp nhà thầu liên danh với nhau thì từng thành viên có trách nhiệm lập bản vẽ phần công việc của mình được đảm nhiệm. Không được đưa cho thành viên khác thực hiện. Để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
  • Việc lập bản vẽ và xác nhận được thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 26/2016/TT-BXD.

9. Một số câu hỏi thường gặp

a. Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công?

Vì bản vẽ thể hiện cụ thể các chi tiết và kích thước thực tế của công trình xây dựng. Có vai trò giúp chủ nhà theo dõi được vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa hay bảo trì. Đây cũng là giấy tờ cần thiết để thanh toán chi phí công cho chủ thầu khi hoàn thành xong công trình.

Chủ nhà phải làm đúng theo giấy phép xây dựng mà pháp luật ban hành. Bản vẻ là cơ sở để cơ quan Nhà nước xác định và xem xét.

b. Nộp hồ sơ hoàn công ở đâu?

Hồ sơ hoàn công khi được hoàn chỉnh được nộp tại ủy ban nhân dân quận hoặc huyện nơi mình sinh sống.

Nộp bản vẽ nơi mình sinh sống
Nộp bản vẽ nơi huyện mình sinh sống

c. Lệ phí hoàn công khoảng bao nhiêu?

Lệ phí hoàn công hiện nay khoảng 15 – 30 triệu. Trong đó có lệ phí lập bản vẽ và lệ phí trước bạ. Tùy thuộc vào từng đơn vị thực hiện, lệ phí lập bản vẽ thường rơi vào khoảng 10.000 – 15.000 đồng/m² sàn xây dựng. Còn lệ phí trước bạ là 1% tổng giá trị căn nhà.

d. Thủ tục hoàn công khi xây dựng nhà ở

  • Xin giấy phép xây dựng.
  • Giữa chủ nhà và các nhà thầu, đơn vị thi công phải có hợp đồng xây dựng ký kết.
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Báo cáo kết quả cơ quan và giấy tờ kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Báo cáo kết quả kiểm định (nếu có).
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan.

e. Khi nào phải tiến hành thủ tục hoàn công?

Khi công trình đã hoàn tất trên thực tế thì thủ tục hoàn công sẽ được tiến hành.

Công trình hoàn thành thủ tục sẽ được tiến hành.
Công trình hoàn thành thủ tục sẽ được tiến hành.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu được khái niệm bản vẽ hoàn công. Cũng như nhiều kiến thức để thi hành đúng với pháp luật. Còn vấn đề nào thắc mắc vui lòng liên hệ Mogi để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé.

>>> Xem thêm:

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN