Giấy tờ pháp lý về quyền sở hữu đất thường được gọi là sổ đỏ hoặc sổ hồng dựa vào màu sắc của bìa. Tuy nhiên, do thiếu thông tin hoặc hiểu biết không đầy đủ về hai loại sổ này mà nhiều người thường cảm thấy phân vân khi mua nhà. Trong bài viết này, Mogi sẽ giúp bạn hiểu rõ sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào, cũng như giải đáp thắc mắc nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng.
Phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng
Trước khi đi tìm lời giải cho câu hỏi nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bìa hồng và bìa đỏ là gì, cũng như sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào.
Đầu tiên, sổ hồng có tên gọi pháp lý đầy đủ là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở”. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, sổ hồng được sử dụng để ghi nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cũng như các tài sản khác gắn liền với đất. Và vì loại giấy tờ này có bìa màu hồng nên được mọi người quen gọi là sổ hồng nhà đất.
Trong khi đó, sổ đỏ có tên gọi pháp lý đầy đủ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và vì có bìa màu đỏ nên được người dân quen gọi là sổ đỏ. Loại giấy tờ này được sử dụng để xác nhận quyền sử dụng đất, bao gồm đất thuộc khu vực ngoài đô thị, đất nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản và. Người đứng tên trên sổ đỏ là chủ gia đình.
Vậy nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng và sổ hồng khác gì sổ đỏ? Bìa đỏ và bìa hồng thực chất đều là cách gọi của người dân dựa trên màu sắc của giấy tờ
- Sổ đỏ: Sử dụng để ghi nhận quyền sử dụng đất và được ban hành bởi Bộ Tài nguyên Môi trường, do cơ quan nhà nước cấp cho chủ sở hữu.
- Sổ hồng: Sử dụng để ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và được ban hành bởi Bộ Xây dựng ban hành. Sổ hồng chỉ được áp dụng với nhà đất ở đô thị cấp hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy.
Xem thêm: Những điều cần biết khi vay thế chấp sổ hồng
Sổ đỏ và sổ hồng cái nào có giá trị hơn?
Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn? Để lựa chọn được nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng, bạn cần nắm được giá trị của sổ đỏ và sổ hồng.
Giá trị pháp lý
Ở thời điểm hiện tại, cả sổ đỏ và sổ hồng đều được công nhận có giá trị pháp lý tương đương. Trên hệ thống quản lý chi tiết, các cơ quan có thẩm quyền đều ghi nhận các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với căn hộ, chung cư, nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất. Cả sổ hồng và sổ đỏ đều ghi nhận chính xác các quyền này.
Xem thêm: Nhà đất TPHCM với 12 kinh nghiệm mua bán an toàn, nhanh chóng
Giá trị thực tế
Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng? Giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng phụ thuộc vào giá trị của mảnh đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Bản thân sổ sẽ không thay đổi được giá trị này, trừ trường hợp sổ giả.
Trong sổ, các thông tin như diện tích, vị trí, tình trạng nhà ở, số lượng tài sản gắn liền với đất,… đều được nêu chi tiết và kèm theo các vấn đề như tính chính xác của sổ, quyền sở hữu chung, có thuộc diện tranh chấp hay dự án cần giải tỏa không,… Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến giá trị thực tế của sổ.
Trong trường hợp bạn cần vay tiền ngân hàng bằng việc thế chấp tài sản là căn nhà của mình, ngân hàng sẽ xem xét các thông tin trong sổ để xác định giá trị thực tế. Dựa vào đó, hạn mức tín dụng sẽ được xác định một cách cụ thể và rõ ràng.
Tóm lại, cả hai loại sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên, giá trị cụ thể của mỗi cuốn sổ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào đánh giá thực tế về đất, nhà/căn hộ và các tài sản gắn liền với đất.
Xem thêm: Sổ hồng chung cư và 3 quy trình để làm thủ tục cấp sổ
Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng?
Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng? Việc mua nhà đất có bìa hồng hay bìa đỏ đều được công nhận có giá trị pháp lý như nhau và được chấp nhận bởi pháp luật. Do đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất khi có sổ đỏ hoặc sổ hồng đều được xem là hợp pháp.
Tuy nhiên, quan trọng là bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin được ghi trên sổ đỏ hoặc sổ hồng để so sánh với tình trạng thực tế của bất động sản, nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh. Điều này bao gồm kiểm tra thông tin về người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, tài sản liên quan nếu có và xem xét vấn đề tranh chấp hoặc khiếu nại liên quan đến bất động sản.
Nhìn chung, việc nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng đều như nhau, song điều quan trọng nhất là sổ đỏ hoặc sổ hồng phải là sổ thật và được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Bằng Khoán Đất Là Gì? Có Thể Dùng Bằng Khoán Để Làm Sổ Đỏ Được Không?
Kinh nghiệm mua nhà có sổ đỏ/ sổ hồng
Hiện nay, tình trạng sổ đỏ và sổ hồng giả xuất hiện khá phổ biến và tinh vi. Vì vậy, bên cạnh việc nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng, người mua cũng cần nắm vững kinh nghiệm khi mua bán nhà đất có sử dụng các loại sổ này để tránh rơi vào tình trạng bị lừa đảo, dưới đây là một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo:
- Khi tiến hành giao dịch mua nhà hoặc căn hộ chung cư có sổ hồng hoặc sổ đỏ, bạn cần tìm hiểu về chủ sở hữu của căn nhà, căn hộ đó. Sau khi gặp gỡ, bạn nên kiểm tra chứng minh nhân dân cũng như các loại giấy tờ tùy thân khác để xác nhận thông tin có khớp với những ghi chú trong sổ hay không.
- Bạn cũng cần đến trung tâm địa chính để xác minh quy hoạch của căn nhà đó. Lưu ý, khi kiểm tra quy hoạch, không nên chỉ dựa vào thực địa mà phải thực hiện so sánh với thông tin trên sổ đỏ hoặc sổ hồng trước. Điều này là cần thiết vì nhiều trường hợp thực tế có thể khác biệt so với thông tin trong sổ.
- Hãy kiểm tra xem có bất kỳ tranh chấp hay khiếu nại nào đang diễn ra đối với thửa đất không. Bạn có thể thu thập thông tin qua nhiều phương tiện khác nhau như thăm hỏi địa phương, tìm kiếm trên internet, hỏi hàng xóm xung quanh khu vực đất,…
- Kiểm tra xem thửa đất có bị thế chấp hay vay nợ không. Nếu thửa đất đã được thế chấp bởi ngân hàng, thông tin này sẽ được ghi rõ tại bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ, hoặc có thể có một tờ giấy riêng đi kèm ghi chú thông tin thế chấp có xác nhận của cơ quan đăng ký đất đai.
- Cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc công chứng. bạn có thể đến trực tiếp văn phòng công chứng hoặc liên hệ qua điện thoại để được tư vấn và hướng dẫn về các giấy tờ cần thiết để thực hiện giao dịch mua bán.
Xem thêm: Cách xem sổ đỏ đơn giản, dễ hiểu, chính xác nhất mà bạn phải biết
Cách nhận diện sổ đỏ/ sổ hồng giả
Như vậy chúng ta đã biết được giá trị pháp lý của sổ đỏ, sổ hồng và nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng, vậy làm thế nào để nhận diện sổ đỏ/ sổ hồng giả?
Đầu tiên, bạn cần chú ý kiểm tra số seri hoặc mã vạch ở cuối trang 4 của sổ hồng.
Mã vạch được sử dụng để quản lý và tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận cũng như hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sẽ có cấu trúc MV = MX.MN.ST.
Trong đó, MX là mã xã (phường) cấp Giấy chứng nhận, MN là mã năm cấp Giấy chứng nhận, ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai.
Trường hợp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì dãy số sẽ có 15 chữ số, còn các trường hợp khác sẽ có 13 chữ số.
Thứ hai, bạn cũng cần kiểm tra mẫu Giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư 23/2014/TT TT-BTNMT.
Giấy chứng nhận được phát hành theo một mẫu thống nhất, áp dụng cho mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên toàn quốc.
Giấy chứng nhận bao gồm một tờ có bốn trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng, với mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm và chứa các nội dung như sau:
Trang 1 bao gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ. Mục I ghi tên chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất và số seri gồm hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số, được in màu đen và có dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trang 2 in chữ màu đen và bao gồm Mục II về thông tin của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cùng với đó là ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận, cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận.
Trang 3 cũng in chữ màu đen và bao gồm Mục III về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Mục IV là các thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
Trang 4 bao gồm nội dung tiếp theo của Mục IV và các lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận và mã vạch.
Các nội dung này được in hoặc viết bởi Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tuân thủ quy định của pháp luật khi chuẩn bị hồ sơ hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận.
Thứ ba, bạn cũng nên kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai.
Tại các cơ quan này, bạn có thể kiểm tra chính xác thông tin thửa đất, đồng thời xác định được tính hợp pháp của sổ đỏ hoặc sổ hồng. Điều này là đặc biệt quan trọng để tránh mua phải sổ giả trong bối cảnh tình trạng sổ giả ngày càng phổ biến.
Trên đây là các giải đáp xoay quanh chủ đề nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được sổ hồng khác sổ đỏ như thế nào và nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng. Đừng quên theo dõi Mogi.vn để đón đọc thêm nhiều bài viết hay khác.
Tham khảo thêm:
- Cho Thuê Nhà Nguyên Căn Giá Rẻ, Vị Trí Đẹp, Đầy Đủ Tiện Nghi T3/2024
- Mua Bán Nhà Đất Việt Nam Cập Nhật Mới Nhất T3/2024
- Tham khảo giá nhà đất tại Hà Nội & Hồ Chí Minh