Nhà cổ Tấn Ký là một nơi được rất nhiều khách du lịch ghé thắm và đây cũng là công trình đầu tiên được vinh danh trong Di sản Quốc Gia ở Hội An. Nhà cổ Tấn Ký không những mang đậm nét kiến trúc của Việt Nam – Trung Hoa – Nhật Bản mà đây còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật đắt giá. Hãy cùng Mogi khám phá ngôi nhà độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký tiếng Anh là “Tan Ky Ancient House” – tọa lạc tại số 101 phố Nguyễn Thái Học, Hội An, tỉnh Quảng Nam, là khu vực sầm uất của khu phố cổ du lịch Hội An. Nơi đây được xem như “Bảo tàng sống” minh chứng cho giá trị văn hóa từ lâu đời và lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị hàng trăm năm.
Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1741 và thuộc sở hữu của nhà họ Lê, trải qua hơn 200 năm lịch sử với 7 đời đã và đang sinh sống, Chính vì vậy công trình thực sự là một không gian văn hóa lâu đời rất chân thực, gần gũi với mỗi người.
Trước kia, ông Lê Công là thương nhân người Hoa tới Hội An để kinh doanh buôn bán mặt hang nông sản. Mặt trước là phố Nguyễn Thái Học sầm uất tấp nập người mua kẻ bán, đằng sau là sông Thu Bồn vô cùng thuận tiện cho việc nhập hàng.
Sau tới thời con của ông Lê Công thì mới đặt tên cho ngôi nhà, vậy nhà cổ Tấn Ký tiếng Trung là gì? Ý nghĩa của cái tên Tấn Ký chính là phát đạt, với mong muốn việc kinh doanh buôn bán luôn phát triển mạnh mẽ. Căn nhà đã trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, để có sự vững chắc hiên ngang như hiện nay gia chủ chắc chắn đã phải rất tốn công tu tạo.
Năm 1990, ngôi nhà đã được UNESCO cấp bằng di sản văn hóa thế giới đồng thời cũng là công trình ngôi nhà cổ đầu tiên được công nhận là di sản Quốc Gia. Hiện nay, chủ nhân của ngôi nhà vẫn sinh sống ở tầng trên, còn tầng dưới mở cửa cho khách tham quan.
>>>Tham khảo thêm: Kiến trúc Nhật Bản có nét đặc trưng gì? Vì sao được ưa chuộng?
Những nét độc đáo trong kiến trúc của nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký là một ngôi nhà được xây dựng theo lối nhà cổ Trung Hoa nhưng lại được kết hợp khéo léo với phong cách kiến trúc Việt Nam và Nhật Bản. Chính vì vậy đã tạo nên một công trình đặc sắc, riêng biệt – điều mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Nét kiến trúc Việt Nam
Nét nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam tại nhà cổ Tấn Ký đó là nhà có 3 gian và phần mái được lợp ngói Âm – Dương với ý nghĩa hòa hợp trong chính ngôi nhà. Đặc biệt và rõ nét hơn phải kể tới những cột, kèo, xuyên, trính được ghép với nhau qua các mối nối chứ không hề dùng bất kỳ chiếc đinh nào.
Ngoài ra các chi tiết chạm khác rất tinh xảo với hình ảnh: con dơi, trái bí đỏ, quả lựu, quả đào, đầu rồng đuôi cá… biểu tượng cho sự giàu sang, sung túc, phát triển. Đây là điều mà bất kỳ ai trong kiếp nhân sinh đều mong muốn có được trong cuộc sống.
Nét kiến trúc Trung Hoa
Đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa được thể hiện tại chi tiết nhà có hình ống cùng với nhiều phòng riêng thiết kế theo lối Trung Hoa. Điểm khác biết nhất là ngôi nhà không hề có cửa sổ nhưng lại vô cùng thoáng mát và không hề bị ngột ngạt là do ở giữa có giếng trời. Đây là nơi tận dụng lấy ánh sáng tự nhiên cũng như để hút gió tạo nên sự thoáng mát cho các gian phòng.
Nét kiến trúc Nhật Bản
Đặc trưng của lối kiến trúc cổ ở Nhật Bản được thể hiện ở phòng khách của nhà cổ Tấn Ký Hội An, được xây theo phong thủy 5 mệnh ngũ hành. Cộng với sự kết hợp với ngói âm dương để tạo sự ấm cúng trong mùa đông lại mát mẻ vào mùa hè.
>>>Tham khảo thêm: Kiến trúc là gì? Vài trò của kiến trúc trong đời sống, xã hội
Bên trong nhà cổ Tấn Ký có gì?
Nguyên liệu chính trong ngôi nhà là các loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ mít… kết hợp với gạch Bát Tràng, đá Thanh Hóa… Tất cả tạo nên vẻ đẹp truyền thống vừa riêng biệt mà lại vẫn rất thân thuộc và gần gũi với cuộc sống.
Những đồ trang trí trong ngôi nhà cổ cũng rất độc đáo và mang nhiều ý nghĩa may mắn, sung túc tài lộc cho gia đình và đời con cháu. Ngoài ra có rất nhiều những tấm hoành phi, câu đối cổ như “Tâm thường thái” (cuộc sống an yên, hạnh phúc) hay “Tích đức lưu tôn” (gìn giữ đạo đức cho thế hệ sau). Bộ đối “Bách Điểu” với 100 nét chữ Hán giống như chim bay, được cho là có một không hai ở Việt Nam.
Bên cạnh đó không gian ngôi nhà trưng bày rất nhiều thuyền buồm và các cổ vật liên quan tới thương cảng Hội An – thương cảng quốc tế đã từng sầm uất hơn 400 năm về trước. Ngoài ra còn có bản dịch từ văn bia mộ của ông Lê Tấn Ký- người đầu tiên thành lập thương hiệu buôn bán Tấn Ký. Bản dịch cho thấy cuộc đời và sự vươn lên từ một cậu bé mồ côi trở thành người thành đạt, giàu có và có lòng thương người.
Quý giá nhất không thể không nhắc tới chiếc “Chén Khổng Tử” với khoảng 550 đến 600 năm niên đại. Chiếc chén được gắn với tích Khổng Tử vô cùng quý hiếm và ở Việt Nam chỉ có duy nhất một chiếc.
Ở hai góc nhỏ của ngôi nhà được bày rất nhiều món quà lưu niệm nho nhỏ để khách tham quan có thể mua về làm kỷ niệm hoặc dành tặng bạn bè, người thân.
Giá vé tham quan nhà cổ Tấn Ký
Giờ mở cửa nhà cổ Tân Ký từ 8h30 đến 17h45 và giá vé tham quan là 35.000 VNĐ/người. Thời gian tham quan một lượt trong 20 phút, trẻ em dưới 10 tuổi được miễn phí vé.
>>>Tham khảo thêm: Nhà 5 gian là gì? Tổng hợp các mẫu nhà đẹp ở vùng nông thôn Bắc Bộ
Tham quan nhà cổ Tấn Ký vào mùa nào là đẹp nhất
Thời điểm từ tháng 3 tới tháng 8 rất phù hợp để đi du lịch Hội An, do vậy đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để tới tham quan các khu nhà cổ. Ánh nắng vàng sẽ cho bạn những bức ảnh check in đẹp hoàn hảo. Sau khi kết thúc chuyến tham quan nhà cổ bạn có thể đi tắm biển An Bàng.
Nếu như bạn không thích đi vào mùa du lịch cao điểm thì có thể chọn khoảng thời gian tháng 1 và tháng 2. Thời điểm này sẽ có nhiệt độ se lạnh, các dịch vụ ăn uống, lưu trú không quá đắt đỏ.
Vào ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng phố cổ Hội An tổ chức lễ hội đèn lồng rực rỡ sắc màu sẽ khiến bạn mê mẩn vẻ đẹp nơi đây. Hãy lưu ý điều này để có thể tới đúng dịp và hòa mình vào lễ hội đèn lồng sắc màu này nhé.
Một số lưu ý khi tham quan nhà cổ Tấn Ký
Để có chuyến đi hoàn hảo nhất hãy lưu lại những kinh nghiệm khi tham quan nhà cổ Tấn Ký ngay sau đấy nhé:
- Các hiện vật trong căn nhà đều có giá trị cao, dễ vỡ nên bạn đừng sờ vào chúng để tránh bị rơi vỡ. Nếu có trẻ nhỏ nên dặn dò và canh chừng trẻ thường xuyên để không có sự cố đáng tiếc xảy ra.
- Gia chủ của ngôi nhà vẫn sinh sống ở trên tầng nên khi đến tham quan không nên quá ồn ào và tự ý lên khu vực phía trên để làm ảnh hưởng tới chủ nhà.
- Đoàn khách từ 8 người trở lên sẽ được miễn phí thuyết minh, còn nếu có nhu cầu có thể thuê hướng dẫn viên.
- Trang phục nên nhã nhặn và tránh hở hang quá để thuận tiện khi di chuyển và đảm bảo nét tôn kính nơi đây.
- Đừng quên ghé thăm khu quà lưu niệm vì có rất nhiều món đồ để du khách có thể mua về làm quà.
Bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ thông tin chi tiết về nhà cổ Tấn Ký tại Hội An, Quảng Nam. Hy vọng các bạn đã biết thêm nhiều nét đẹp độc đáo riêng biệt nơi đây và nếu có dịp ghé thăm nhà cô Tấn Ký thì đừng quên chụp những bức hình check-in thật ấn tượng. Chờ đón thêm nhiều bài viết hấp dẫn và bổ ích về phong thủy, kiến trúc và nhà đất trên Mogi.vn nữa nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm:
- 10 công trình kiến trúc cổ đại phương Đông nổi tiếng
- Phong Cách Chiết Trung Là Gì? Gợi Ý Thiết Kế Nội Thất Theo Phong Cách Chiết Trung Độc Đáo Nhất
Nguyễn Trà My