Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất có vai trò thế nào với chất lượng của đất và cây trồng? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm đồ phì nhiêu của đất và các thông tin liên quan để có thể cải thiện và tối ưu yếu tố này trong trồng trọt nhé!
Độ phì nhiêu của đất trong nông nghiệp vô cùng quan trọng, vì đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất mà cây trồng có thể đạt được.
Độ phì nhiêu của đất hay còn được gọi là khả năng sản xuất của đất. Đây là yếu tố được tạo nên từ các điều kiện cần để đảm bảo cây trồng có thể phát triển tốt nhất. Một vài các yếu tố được sử dụng để đánh giá độ phì nhiêu của đất bao gồm:
- Độ xốp của đất.
- Tỉ lệ chất hữu cơ trong đất.
- Không tồn đọng các kim loại nặng, chất độc, mầm bệnh và các chất không thể phân hủy.
- Khả năng trao đổi ion.
- Mật độ vi sinh vật.
- Các nguyên tố dinh dưỡng: nguyên tố vi lượng, nguyên tố trung lượng và đa lượng.
Đặc điểm độ phì nhiêu của đất
Khi tìm hiểu về độ phì của đất là gì, chúng ta cũng cần hiểu về các đặc điểm của độ phì nhiêu. Điều này sẽ giúp xác định độ phì nhiêu của đất trong thực tế tốt hơn.
Cụ thể, độ phì nhiêu của đất có đặc điểm như sau:
- Độ phì nhiêu tự nhiên của mỗi loại đất khác nhau sẽ khác nhau.
- Đất có độ phì nhiêu cao sẽ có hàm lượng chất hữu cơ và giàu mùn.
- Độ phì nhiêu của đất sẽ được hình thành thông qua quá trình rất dài và chậm.
- Sử dụng thêm phân bón ở hàm lượng phù hợp sẽ giúp tối ưu hiệu quả dinh dưỡng của đất phì nhiêu.
Độ phì nhiêu của đất có mấy loại?
Độ phì nhiêu của đất có 2 loại chủ yếu là: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
Độ phì nhiêu tự nhiên: Được hình thành từ những vùng đất có thảm thực vật, sinh vật sống trong tự nhiên mà không chịu bất kỳ sự tác động, can thiệp nào từ phía con người. Những nơi xuất hiện độ phì nhiêu tự nhiên tại Việt Nam thường nằm trong các khu rừng nhiệt đới, cạnh các bờ sông lớn như sông Hồng.
Độ phì nhiêu nhân tạo: Ngược lại với độ phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu nhân tạo ám chỉ việc có con người tác động vào đất thông qua các biện pháp tăng, giảm độ phì nhiêu như: bón phân, cánh tác,… Đây là phương pháp tạo độ phì nhiêu phổ biến trong ngành nông nghiệp hiện đại.
>>>Xem thêm: Đất Thịt Là Gì? Đặc điểm, Tính Chất Và Loại Cây Trồng Thích Hợp
Tầm quan trọng của độ phì nhiêu
Độ phì nhiêu của đất có tác động lớn đến sức khỏe và năng suất cây trồng. Nếu đất có độ phì nhiêu cao sẽ giúp cho cây trồng lớn nhanh và cho ra nông sản chất lượng cao. Nếu đất có độ phì nhiêu thấp sẽ khiến cho cây trồng không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, độ ẩm, từ đó khiến cây chậm phát triển và cho năng suất kém.
Cách đo độ phì nhiêu của đất
Trên thị trường hiện nay có đa dạng cửa hàng và thương hiệu máy đo độ phì nhiêu của đất khác nhau. Các bước thực hiện trên máy vô cùng dễ dàng và thuận tiện giúp cho việc đo độ phì nhiêu của đất không còn quá khó khăn như trước.
Đầu tiên, bạn cần bỏ đi lớp đất trên bề mặt khoảng từ 2 đến 3 cm. Sau đó, xới đều lớp đất khoảng từ 5 đến 10 cm. Tiếp đến tưới một lượng nước vừa đủ để đất chuyển sang dạng sệt như bùn. Cuối cùng, cắm máy đo xuống sâu khoảng 2 đến 3 cm và đợi trong vòng 3 phút sẽ nhận được thông số chính xác về độ phì của đất. Dựa vào các chỉ số thu được, bạn có thể tiến hành cung cấp thêm hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất.
Đặc điểm của đất có độ phì nhiêu cao
Sau khi hiểu độ phì nhiêu là gì, chúng ta có thể bắt đầu xác định đâu là đất có độ phì nhiêu cao. Cụ thể hơn, đất trồng có độ phì nhiêu cao sẽ có các đặc điểm sau:
- Đất có khả năng tự duy trì độ ẩm đủ để cung cấp cho cây trồng.
- Đất có độ thoáng tốt, cung cấp đủ oxy để cây phát triển.
- Đất có khả năng giữ được các chất dinh dưỡng, hạn chế bị rửa trôi do mưa và các loại nguồn nước khác. Đồng thời, dinh dưỡng hòa tan trong đất, dễ dàng để cây cối hấp thụ.
- Đất có độ phì tự nhiên, cây trồng vẫn có thể đạt năng suất tốt mà không cần phụ thuộc vào phân bón. Đất có độ phì nhiêu cao là đất mà dù có tăng thêm lượng phân bón, năng suất của cây trồng vẫn không cao hơn.
- Đất có khả năng thích nghi với nhu cầu của cây trồng, tự điều chỉnh và cân bằng theo đặc điểm của cây trồng.
>>> Đọc thêm: Top 10+ Mẫu Tiểu Cảnh Ban Công Chung Cư Đẹp Và Thu Hút
Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất
Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa độ phì nhiêu của đất là gì, hẳn chúng ta sẽ thắc mắc vậy trong thành phần của độ phì nhiêu có gì? Hiểu một cách đơn giản, độ phì nhiêu là tất cả những đặc điểm về vật lý, sinh học và hóa học có trong đất. Khi các thành phần có tính liên quan mật thiết này đạt được tỉ lệ lý tưởng, đất sẽ được tính là có độ phì nhiêu cao.
Cụ thể, những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất là gì? Theo như định nghĩa, chúng ta có thể xác định độ phì nhiêu của đất dựa trên các thành phần dưới đây:
- Phản ứng của đất: Là quá trình các quá trình cân bằng hóa học diễn ra trong lòng đất.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong đất: Trong đất cần chứa các chất dinh dưỡng đa dạng với hàm lượng có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau của các loài thực vật.
- Khả năng giữ chất dinh dưỡng: Đất có độ phì nhiêu cao sẽ có khả năng hòa tan chất dinh dưỡng trong phân bón và giữ lại. Trong khi đó, đất bị thoái hóa sẽ dễ bị rửa trôi chất dinh dưỡng.
- Cấu trúc của đất: Đất có độ phì nhiêu cao sẽ có các lớp sa cấu và sự sắp xếp hạt hợp lý để có độ rỗng nhất định. Chính độ rỗng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và nước cho rễ cây.
- Độ sâu tầng đất thực: Độ sâu cần thiết của tầng đất thực trong sử dụng canh tác là 1m. Cần đảm bảo trong độ sâu này không có chứa lớp đất nào bị nén chặt.
- Mật độ vi sinh vật trong đất: Tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng để tăng độ phì nhiêu cho đất, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong đất. Với một mật độ vi sinh vật hợp lý, cây sẽ có có môi trường được cung cấp dinh dưỡng hợp lý.
- Các chất ức chế cây phát triển: Bên cạnh chất dinh dưỡng, trong đất vẫn luôn tồn tại các chất có hại, ức chế quá trình phát triển của cây. Các chất đó bao gồm muối mặn, phèn, kim loại, các chất liệu không phân hủy, v.v… Đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến độ phì nhiêu của đất là gì và đạt mức độ nào.
Nguyên nhân suy giảm độ phì nhiêu của đất là gì?
Nguyên nhân
Nguyên nhân suy giảm độ phì nhiêu của đất là gì? Sau khi một mảnh đất trải qua nhiều năm canh tác, sử dụng, khai thác thì độ phì nhiêu của đất giảm dần. Bởi vì độ phì nhiêu của một mẫu đất cũng có giới hạn của riêng nó. Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu của đất bao gồm:
- Canh tác nhiều, lâu năm: Đất cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất cho cây cối trồng trên nó nhưng không thể tái tạo kịp dẫn đến hao hụt. Ngoài ra còn có các loại rác thải như: bao nilon, thuốc trừ sâu,… tạo nên sự ô nhiễm đất và giết chết các vi sinh vật tồn tại trong đất.
- Đất chịu sự xói mòn: Mưa bão, lũ lụt, thiên tại,… khiến đất bị rửa trôi đi các chất dinh dưỡng tồn tại trong đó và giảm độ phì nhiêu của đất.
- Bón quá nhiều phân: Bản chất của phân là các chất hóa học sử dụng để hỗ trợ cho cây cối phát triển. Tuy nhiên, cây thường không hấp thu hết các chất hóa học này và để chúng ngấm vào đất làm giảm sự thông thoáng và màu mỡ của đất.
Tác hại
Tác hại của việc suy giảm độ phì nhiêu của đất là gì? Hãy tìm hiểu về các tác hại sau đây:
- Tài chính: việc suy giảm độ phì nhiêu của đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của người sở hữu mảnh đất. Bởi vì để khôi phục lại độ màu mỡ, phì nhiêu của đất sẽ tốn một khoản tiền lớn.
- Đất bị thoái hóa: đất bị thoái hóa chia làm 3 loại: nhẹ, trung bình và nặng. Đối với 2 loại nhẹ và trung bình có thể khôi phục lại đất canh tác được. Tuy nhiên đối với loại thoái hóa nặng sẽ rất khó hoặc không thể khôi phục mảnh đất và người sở hữu có khả năng sẽ mất đi mảnh đất bị thoái hóa nặng.
- Cây trồng bị ảnh hưởng: các loại cây trồng trên mảnh đất bị suy giảm độ phì nhiêu sẽ chịu tác động trực tiếp đến nông phẩm. Các mặt bị tác động bao gồm: chất lượng, số lượng, tỉ lệ sinh tồn,….
Ví dụ về sự suy giảm độ phì nhiêu của đất
Trong lịch sử, sự sụp đổ của nhiều nền văn minh trong quá khứ có thể được quy cho sự cạn kiệt tài nguyên trong lớp đất bề mặt.
- Bắc Mỹ: Kể từ khi bắt đầu sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng lớn của Bắc Mỹ vào những năm 1880, khoảng một nửa lớp đất mặt của nó đã biến mất.
- Châu Phi: Châu Phi là bài học kinh điển cho sự khai thác đất quá mức nhưng không chú trọng vào việc khôi phục.
Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất
Trong trường hợp đã hiểu độ phì nhiêu của đất là gì nhưng đất trồng chưa đạt được độ phì nhiêu mong muốn, chúng ta có thể sử dụng các cách sau để làm tăng độ phì nhiêu của đất.
>>> Đọc thêm: DGD Là Đất Gì? Cập Nhật Quy Định Mới Nhất Về Đất DGD 2023 Bạn Cần Biết
Bón phân hợp lý
Thay vì lạm dụng phân bón hóa học gây nên tình trạng thái hóa đất, chúng ta có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ và vi sinh để cải tạo đất và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Dựa khái niệm độ phì nhiêu của đất là gì đã được đưa ra phía trên ta thấy rằng phân bón có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tính chất của đất. Do đó, hãy lưu ý lựa chọn các loại phân bón có ảnh hưởng thấp nhất đến chất lượng đất trồng lâu dài.
Trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh không chỉ giúp đa dạng nông sản mà còn giúp hạn chế rửa trôi, xói mòn đất trồng. Nếu có kế hoạch trồng xen canh phù hợp, thậm chí chúng ta còn có thể cải tạo độ phì nhiêu của đất một cách hiệu quả, từ đó cải thiện chất lượng đất trồng và cung cấp thêm chất hữu cơ từ đất cho cây trồng.
Cày, xới đất phù hợp
Như khái niệm độ phì nhiêu của đất là gì đã nhắc đến, yếu tố thoáng khí trong trồng trọt rất quan trọng. Cày, xới đất sẽ giúp tăng độ thông thoáng cho đất, tăng khả năng cung cấp oxy và thêm chất dinh dưỡng cho cây. Do đó, sau mỗi mùa thu hoạch nên cẩn thận cày, xới và làm tơi xốp đất để tăng độ phì nhiêu. Và đừng quên bón lót thêm các phân bón hữu cơ cho đất để tăng độ phì nhiêu.
Đảm bảo nguồn nước tưới
Tưới nước là một trong những cách để đảm bảo độ ẩm và cải thiện dinh dưỡng cho đất theo khái niệm độ phì nhiêu của đất là gì. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng nguồn nước tưới sạch, không chứa các chất độc, nhiễm các chất có hại cho chất lượng đất. Để đảm bảo độ phì nhiêu của đất, nên kiểm tra nguồn nước tưới trước khi sử dụng.
Ứng dụng các công nghệ thông minh
Hiện nay, các thiết bị nông nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ, chúng ta có thể phun thuốc, tưới nước theo lịch tự động với liều lượng phù hợp. Ứng dụng các công nghệ giúp đảm bảo độ phì nhiêu cho đất vì giúp tăng hiệu quả của bón phân, phun thuốc. Khi sử dụng hệ thống tưới nước thông minh, lượng nước cũng sẽ được phân bổ đều cho toàn bộ diện tích đất hơn so với tưới thủ công.
Qua bài viết này, Mogi.vn đã vừa cùng bạn tìm hiểu độ phì nhiêu của đất là gì? Các yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất và thế nào là độ phì nhiêu của đất. Đừng quên truy cập Mogi.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức mỗi ngày, đặc biệt là các tin tức hấp dẫn về mua bán nhà bạn nhé!
>> Tìm hiểu thêm:
- Tỉnh Nào Có Diện Tích Nhỏ Nhất Việt Nam? Top 5 Tỉnh Nhỏ Nhất Việt Nam
- Ô Nhiễm Đất Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Đất