Xói mòn đất là gì? Nước ta là một đất nước mạnh về các ngành chế biến nông, lâm, ngư nghiệp. Nhờ vào sự phát triển của ba ngành mũi nhọn này đã mở ra con đường phát triển cho các ngành công nghiệp khác vì có được sự đa dạng nguồn nguyên vật liệu khác nhau. Trong bài viết này, Mogi xin được chia sẻ về hiện tượng xói mòn đất, nó có những tác hại gì cũng như các biện pháp để khắc phục. Mời bạn đọc cùng xem và tham khảo nhé.
Xói mòn đất là gì?
Xói mòn đất là gì? Xói mòn đất được nhận định là một hiện tượng của tự nhiên làm ảnh hưởng đến đất ở tất cả các loại địa hình khác nhau. Là sự rửa trôi các dưỡng chất cần thiết trên bề mặt đất và chính điều này làm giảm chất lượng đất gây ra giảm năng suất cây trồng, phá vỡ cân bằng của môi trường đất tự nhiên.
Khi đất bị xói mòn quá nhiều thì sẽ dẫn đến việc sa mạc hóa và không thể canh tác bất cứ loài thực vật nào ở trên khu vực đã bị sa mạc hóa. Vì vậy xói mòn đất là một hiện tượng mà không ai mong muốn xảy ra.
>>> Xem thêm: Các loại đất ở Việt Nam – Phân loại đất theo luật đất đai năm 2024
Nguyên nhân gây xói mòn đất
Xói mòn đất do nước
Đây là một loại xói mòn đất chiếm tỷ lệ trong tự nhiên là tương đối cao do tác động của nước chảy trên bề mặt đất và thường xảy ra tại khu vực nhiệt đới ẩm. Những người đang có ý định mua đất nông nghiệp nên lưu ý điều này.
Có rất nhiều tác nhân dẫn đến việc xói mòn này, về tự nhiên thì việc hình thành những dòng chảy thường xuyên như sông, suối những dòng chảy tạm thời như lũ, nước chảy tràn,… điều này vô tình cuốn trôi đi những dưỡng chất và thậm chí có một số trường hợp xói mòn các khe rãnh làm tách rời các hạt đất và di chuyển chúng đến các khu vực khác phụ thuộc vào mức độ của dòng chảy có thể đưa đi bao xa.
Chính sự phân hóa này đã tạo ra những loại địa hình vô cùng đa dạng trong tự nhiên, đặc biệt có thể nói tới đó là thung lũng nơi có sự giao thoa giữa rừng, núi, sông và hồ.
Mưa là một trong những nguyên nhân chính chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây xói mòn đất do nước. Chỉ cần khu vực đó có lượng mưa tính từ 10 mm trở lên và có độ dốc trên 99 thì đã bắt đầu tạo tiền đề cho việc xói mòn đất ra đời. Tính xói mòn chịu ảnh hưởng bởi độ dốc, khối lượng nước chảy, tốc độ chảy, lực quán tính. Các yếu tố này có tổng hợp lực càng cao thì xói mòn đất càng mạnh.
Xói mòn đất do gió
Loại xói mòn đất này được hình thành do sức gió tác động. Các điều kiện làm xói mòn đất do gió: Đất phải khô và tơi, có những kẽ hở để gió có thể luồn vào, ít thực vật sinh sống ở khu vực đó để không có một vật cản nào làm giảm sức gió, diện tích càng rộng thì việc xói mòn do gió sẽ càng dễ dàng diễn ra hơn. Thường xảy ra ở các khu vực đất cát vùng ven biển hoặc khu vực đồng bằng khô hạn.
>>> Xem thêm: 1 công đất bao nhiêu m2? Hướng dẫn đổi đơn vị đo đất chuẩn nhất
Xói mòn hóa học
Là sự vận chuyển các hoạt chất, vật liệu hòa tan. Dưới vùng đất, thì có nhiều tầng dòng chảy ngầm và khi xói mòn hóa học xảy ra sẽ đưa các hoạt chất, vật liệu từ khu vực này sang một khu vực khác. Do chỉ xảy ra trong khu vực ngầm, nên khó nhận biết được để xác định nguyên nhân chỉ sau khi các loại xói mòn khác xuất hiện thì ta mới đào sâu và phát hiện.
Xói mòn đất do nhiệt độ
Nhiều người đã biết xói mòn đất là gì nhung cũng sẽ không nghĩ đến hình thức xói mòn đất này. Hình thức xói mòn chỉ xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ, gây ra bởi sự giao thoa của bề mặt đất với ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc đã tích tụ trong một thời gian dài.
Một ví dụ mang tính bao quát đó là viên đá, khi được chiếu sáng trong một khoảng thời gian, thì nhận được nhiệt độ cao mở rộng và bắt đầu vỡ tạo ra các vết nứt từ bề mặt len lõi vào phía trong sâu, các vết nứt làm ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng riêng của đá, đủ để các tác nhân như gió, nước, trọng lực di chuyển chúng khỏi vị trí ban đầu của chúng.
>>> Xem thêm: 1 sào bằng bao nhiêu m2? Sự khác nhau ở Bắc, Nam và Trung Bộ
Xói mòn do trọng lực
Trọng lực định nghĩa lực hút Trái đất tác động lên một vật bất kỳ, có phương thẳng đứng. Việc xói mòn do trọng lực được xem xét khi một khối đất ở phía trên cao và một khối đất nằm dưới nó, cách nhau khoảng một độ cao bất kỳ.
Do quá trình hình thành và thay đổi, bào mòn do các yếu tố tự nhiên nên xảy ra lở đất và khối đất phía trên rơi xuống tác động trực tiếp đến khối đất phía dưới, thì hiện tượng xói mòn này xảy ra ở hai khối đất vì cấu tạo đất ở phía trong đã bị bào mòn, mỏng hơn gây lở đất và xói mòn.
Xói mòn do con người gây ra
Đối với nguyên nhân này thì có thể nói rằng chiếm từ 70 đến 80% tỷ lệ xói mòn đất. Vì trong quá trình khai thác, sử dụng thì các hoạt động này có những tác động tích cực lẫn tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai.
Các hoạt động mà con người đã làm đó là đốt rừng làm rẫy; chăn nuôi gia súc; khai thác gỗ trái phép và bừa bãi; xây dựng đường xá; sử dụng đất để đầu tư xây dựng; khai thác hầm mỏ; khoáng sản làm thay đổi kết cấu tự nhiên của đất ngầm; công nghiệp hóa gây ô nhiễm;… Vì phần lớn người dân vẫn chưa hiểu xói mòn đất là gì và có nguy hại hay không.
Những tác hại do xói mòn gây ra
- Mất đất canh tác: Ở nước ta tỷ lệ mất xói mòn đất ở các khu vực đồi núi ngày càng nhiều, đất trở nên sa mạc hóa dẫn đến không còn được sử dụng để trồng trọt và chính vì điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân ở đó. Thậm chí ở các khu vực đồi dốc hiện tượng xói mòn còn tác động mạnh hơn vì vừa do tự nhiên, các tác nhân kể trên và con người dẫn đến việc xói mòn nhanh hơn.
- Tàn phá gây mất cân bằng môi trường: đi hệ sinh thái bị tác động làm cho môi trường bị đảo lộn. Cây cối có chức năng hạn chế xói mòn và ngăn lũ ở các khu vực dốc. Nhưng khi không còn cây cối nữa, do quá trình khai thác bừa bãi của con người, thì khi mưa lớn đổ xuống, dẫn đến cuốn trôi tất cả dưỡng chất có trong đất, gây ra hiện tượng xói mòn, sức nước mạnh thậm chí có thể cuốn trôi luôn những ngôi nhà của người dân sống ở khu vực dốc hoặc dưới dốc.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng: Khi không còn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng nữa thì cây trồng sẽ trở nên thiếu sức sống, hiệu suất mang lại giảm hoặc thậm chí có những mùa vụ trắng tay, vì không thể thu hoạch được những sản phẩm đạt yêu cầu của người tiêu dùng. Chính vì thế người dân phải biết xói mòn đất là gì để có những giải pháp phòng chống hợp lý.
>>> Xem thêm: Sào là gì? 1 sào đất ruộng thì bằng bao nhiêu tiền?
Một số giải pháp chống xói mòn đất
Thấm nước mưa vào trong đất
Hiện tại vì con người đang ngày càng mở rộng khu vực sống của mình nên đã san lấp đất dẫn đến sự bê tông hóa làm cho nước mưa không để thẩm thấu xuống lòng đất và cứ sau mỗi cơn mưa thì sẽ bị ngập lụt hoặc sạt lở. Ta cần phải cố gắng tạo điều kiện để thời gian nước mưa nói riêng và nước nói chung, thấm vào đất càng nhiều càng tốt vì khi đó đất sẽ mềm và tơi ngăn lại các kẽ hở và hạn chế gió luồn vào trong và đẩy các dưỡng chất đi mất.
Giảm lực xói mòn của mưa rơi xuống
Để hạn chế lực xói mòn của mưa thì chọn trồng các loại cây có cấu trúc lá to hoặc nhỏ nhưng số lượng nhiều và khi mưa xuống, lá cây sẽ hạn chế lực của hạt mưa rơi xuống và thêm việc chảy xuống thân cây nên giảm được tỷ lệ xói mòn đất do nước.
Giảm tốc độ nước chảy xuống dốc
Việc trồng, tái tạo lại các loại thảm thực vật và trồng những loài cây lớn là điều cần xem xét để chúng có thể hút nước và giảm tốc độ nước chảy từ đỉnh dốc xuống. Có thể trồng thêm các loại cây chắn gió để giảm thiểu khả năng gây xói mòn, không những do nước mà còn gió.
Luôn duy trì độ ẩm thích hợp cho đất. Có thể xây dựng ruộng bậc thang, bờ đá, trồng cây theo đường đồng mục đích phân tán dòng chảy. Thiết lập thêm các đập, ao hồ giữ nước để sử dụng tưới tiêu. Khi hiểu được các cách để cải thiện thì câu hỏi xói mòn đất là gì chỉ đơn là một câu hỏi đã có câu trả lời hoặc gọi là đã khắc phục được những tác hại của nó.
Lời kết
Qua bài đọc này, các bạn sẽ hiểu phần nào được thế nào là xói mòn đất là gì, các tác nhân và tác hại của việc xói mòn nếu xảy ra. Mogi.vn hy vọng đã có thể cung cấp phần nào những kiến thức mới cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung liên quan, về các mẹo trong, gia đình thì có thể tham khảo tại đây nhé.
>>> Xem thêm: Có nên mua đất trồng cây hàng năm không? Những lưu ý khi mua đất