spot_img
Trang chủLời khuyênCho người mua1 sào bằng bao nhiêu m2? Sự khác nhau ở Bắc, Nam...

1 sào bằng bao nhiêu m2? Sự khác nhau ở Bắc, Nam và Trung Bộ

Bạn đang thắc mắc sào là gì? 1 sào bằng bao nhiêu m2? Điều này sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền. Cùng Mogi tìm hiểu rõ hơn về đơn vị đo đất này tại Bắc, Trung, Nam sẽ được quy đổi như thế nào tại bài viết sau đây!

Sào là gì?

Sào là đơn vị đo diện tích người nông dân thường dùng để đo diện tích đất canh tác nông nghiệp. Cụ thể là đất canh tác ruộng lúa, hoa màu hay các loại cây lương thực mà người nông dân sở hữu. Hiện nay, đây vẫn là đơn vị đo phổ biến tại các vùng nông thôn Việt Nam.

Sào Là gì
Sào Là gì

Ở mỗi vùng mỗi miền tại Việt Nam sẽ quy đổi sào theo những cách khác nhau. 1 sào bằng bao nhiêu m2, ha, thước, công, mẫu… Sẽ phù thuộc vào từng vùng Bắc, Trung hay Nam Bộ. Theo quy ước của mỗi vùng thì sào đổi ra đơn vị khác có sự chêch lệch ít nhiều. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ được cách quy đổi của từng vùng miền để tính diện tích đất tránh bị sai lệch.

1 sào bằng bao nhiêu m2?

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển từng ngày và hướng đến sự hội nhập Quốc tế rộng rãi. Vì thế, đơn vị đo cũng không ngoại lệ. Điều rất quan trọng là giúp mọi người dễ dàng tính toán và quy đổi chi phí từ đơn vị đo này sang đơn vị đo khác.

Sau đây là các quy đổi từ sào sang mét vuông của từng vùng miền tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và ứng dụng vào thực tiễn công việc liên quan đến đo đạc đất đai, bất động sản nhé!

Bắc Bộ

1 sào Bắc Bộ bằng 360 m2
1 sào ở Bắc Bộ bằng 360 m2

Một sào Bắc Bộ được quy đổi như sau:

1 mẫu Bắc = 3600 m2 = 10 sào

Suy ra, 1 sào Bắc Bộ = 360 m2

1 sào tại khu vực Bắc Bộ có diện tích nhỏ nhất trong ba miền.

>>>Xem thêm: 1 mẫu đất bao nhiêu m2? Cách quy đổi chuẩn xác nhất

Trung Bộ

Một sào của Trung Bộ được quy đổi như sau:

1 mẫu Trung = 5000 m2 = 10 sào

Suy ra, 1 sào Trung Bộ = 500 m2

1 sào tại khu vực Trung Bộ có diện tích lớn hơn phía Bắc.

Nam Bộ

Một sào của Nam Bộ được quy đổi như sau:

1 mẫu Nam = 10.000 m2 = 10 sào

Suy ra, 1 sào Nam Bộ = 1000 m2

Ở các tỉnh phía Nam thì khái niệm sào rất ít được sử dụng.

1 sào bằng bao nhiêu hecta?

Hecta là một trong những đơn vị đo được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến diện tích. Ký hiệu là Ha và được sử dụng vô cùng phổ biến trong các lĩnh vực như quy hoạch, quản lý đất đai, bất động sản.

1 sào bao nhiêu ha
1 sào bằng bao nhiêu ha

Khi diện tích đất quá lớn, Hecta thường dùng thay thế cho các đơn vị đo khác như m2, km2. Theo quy ước chuẩn quốc tế thì 1ha = 10.000m2. Để đổi từ 1 hecta sang sào, bạn đơn giản chỉ cần lấy 10.000m2 chia cho số m2 tương ứng với sào ở tại mỗi vùng Bắc, Trung, Nam. Là ra được kết quả 1 sào bằng bao nhiêu hecta.

Bắc Bộ

Ta có phép quy đổi như sau:

1 sào Bắc Bộ = 360 m2 = 0,036 hecta

Trung Bộ

Ta có phép quy đổi như sau:

1 sào Trung Bộ = 500 m2 = 0.05 hecta

>>>Xem thêm: Đất lên thổ cư bao nhiêu tiền 1m2 – Giá chuẩn xác nhất

Nam Bộ

Ta có phép quy đổi như sau:

1 sào Nam Bộ = 1.000m2 = 0.1 hecta

Khám phá một số đơn vị đo cổ tại Việt Nam

Để có thể định lượng được những sự vật như đất đai, vải vóc…. Ở mỗi quốc gia sẽ có cách đo lường khác nhau. Việt Nam ta cũng vậy, lịch sử về thước đo cũng như đơn vị đo lường truyền thống của nước ta rất đa dạng.

Đo cột nhà, mái nhà
Ngày xưa người ta dùng nhiều đơn vị để đo cột nhà, mái nhà

Trước khi đơn vị đo lường quốc tế mét được áp dụng và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Thì tại Việt Nam đã có thước đo riêng và đơn vị đo lường của riêng mình.

Trong thời kỳ nhà Nguyễn trở về trước, người Việt sử dụng 3 loại thước (quan) chính để đo lường. Với thước đo vải gọi là Phùng Xích. Còn thước đo đạc đất đai thì được gọi là Điền Xích. Và thước dùng trong ngành mộc gọi là Mộc Xích.

Hệ thước vải

Một số nghệ nhân truyền thống trong nghề dệt cho rằng, giới hạn của hệ thước đo vải sẽ phụ thuộc vào khuôn khổ của khung cửi truyền thống. Nên hệ thước may theo thời gian được dự đoán là không có nhiều thay đổi.

Thước đo vải
Thước vải phụ thuộc vào khuôn khổ của khung cửi

Theo thông số trên cây thước may cổ đang được lưu giữ ở bảo tàng mỹ thuật tại cung đình Huế. Thì trên 3 mặt của cây thước được khắc giá trị là Kinh Xích, Chu Nguyên và Phùng Xích (xấp xỉ 0,6m). Thế nhưng theo lời kể của một số thợ may truyền thống từ thời kỳ trước. Rằng giá trị của thước may có thể dao động từ 0,6m cho đến 0,65m. Và những chiếc thước được ra đời sau này thường có giá trị thấp hơn so với dưới thời Nguyễn.

Hệ thước đo ruộng

Theo sử sách ghi lại, do trước đây hệ thước đo ruộng đất cổ ở nước ta rất phức tạp và có nhiều sai số. Nên vào năm Gia Long thứ 5, nhà vua đã cho chế tác ra cây thước Trung Bình đầu tiên để đo đạc ruộng đất, vườn tược.

thước điền xích cổ
Hiện vật của cây thước cổ được giữ gìn

Cho đến năm 1801, cây thước Điền Xích hay Chu Nguyên vốn đã có từ thời nhà Lê lại vua Nguyễn cho xác minh lại và ban hành áp dụng thước này làm thước đo đạc đất đai tiêu chuẩn. Được biết 1 thước Điền Xích có giá trị khoản 47cm ngày nay. Và 1 mẫu ruộng thời đó được tính bằng diện tích 1 hình vuông có mỗi cạnh là 150 thước. Suy ra, giá trị cho ra là 1 mẫu sẽ bằng 4.970m2. Tính ra 1 sào bằng 497m2.

Hệ thước mộc

Theo quyết định toàn quyền Paul Doumer ( thời Pháp thuộc), đã hợp nhất hệ thước mộc với hệ thước điền của nước ta lại thành một đơn vị đo. Cụ thể giá trị của cây thước này vào thời đó rơi vào khoảng 40cm. Hệ thước mộc cũng được chia thành 3 loại thước là thước đo độ dài, thước tín ngưỡng và thước kỹ thuật.

thước đo ngành mộc
Thước đo trong ngành mộc

Hệ thước đo độ dài

Hệ thước đo độ dài thời kỳ nhà Nguyễn có độ dài trong khoảng 42,4cm đến 42,5cm. Được gọi với cái tên là thước Kinh. Đến khi thực dân Pháp cho hợp nhất thước Kinh với thước Điền thì độ dài của thước chỉ còn lại 40cm. Thước này thường được sử dụng để đo chiều dài của đường đi, khoảng cách giữa các khu vực hay cột, gian nhà.

>>>Xem thêm: Đo diện tích trên Google Map nhanh và chuẩn nhất

Hệ thước kỹ thuật

Hệ thước kỹ thuật sẽ bao gồm các loại thước như thước đinh, thước sàm, thước vuông, thước nách…. Các thước này thường thấy được sử dụng trong nghề mộc, chế tác thủ công mỹ nghệ từ gỗ là chủ yếu. Tuy chúng có hình dáng khác nhau thế nhưng lại có giá trị ngang nhau. Và dùng chung giá trị độ dài của thước Kinh.

Hệ thước tín ngưỡng

Hệ thước tín ngưỡng còn được gọi là thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên. Có từ Trung Hoa cổ đại và được lưu truyền từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay. Đây là loại thước phức tạp nhất trong hệ thống đo lường của nước ta. Hệ thước này được áp dụng với những vấn đề liên quan đến phong thuỷ trong công tác xây sửa nhà cửa, bàn thờ……

Kích thước lỗ ban

Thước lỗ ban đóng vai trò quan trọng nhất là đối với lĩnh vực sản xuất đồ gỗ và bất động sản. Đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản, nhà đất…. Người ta quan niệm rằng những thông số về nhà đất phải tương ứng với những thông số may mắn trên thước để cầu tài lộc. Với kích thước chiều dài 46cm, chiều rộng 5,5cm và độ dày 1,36cm. Hai mặt trên thước Lỗ Ban được chia thành 16 trực khác nhau, mỗi bên tương ứng có 8 trực được chia đều.

kích thước lỗ ban
Mô phỏng bảng đo kích thước lỗ ban

Một mặt khắc 8 chữ Tài Đại Tinh, Chấp Hoả Tinh, Hại Hoả Tinh, Cát Kim Tinh, Bệnh Thổ Tinh, Ly Thổ Tinh. Nghĩa Thuỷ Tinh, Quan Kim Tinh. Và được khắc lần lượt ở giữa các trực. Các câu dự báo điềm cát hung tương ứng với 8 chữ này sẽ khắc 2 bên tương ứng. Mặt còn lại cũng được chia thành 8 trực. Và khắc các chữ như Thiên Hội Tinh, Quý Nhân Tinh, Tể Tướng tinh…

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bạn có thể nắm rõ được thông tin về giá trị 1 sào bằng bao nhiêu m2. Từ đó có thể có áp dụng hiệu quả trong việc đo đạc và mua bán đất đai nhà cửa, bất động sản. Tham khảo thêm các thông tin thú vị về lĩnh vực về lĩnh vực mua bán, cho thuê bất động sản tại Mogi.vn nhé!

>>Xem thêm:

Ngô Thị Huỳnh Như
Ngô Thị Huỳnh Như
Huỳnh Như - hiện là content writer của Mogi.vn - trang thông tin, mua bán bất động sản uy tín!
spot_img

TIN LIÊN QUAN