spot_img
Trang chủLuật nhà đấtSổ đỏ và sổ hồng giống hay khác nhau - Cách phân...

Sổ đỏ và sổ hồng giống hay khác nhau – Cách phân biệt

Sổ đỏ và sổ hồng là những thuật ngữ không quá xa lạ, đặc biệt là đối tượng làm việc trong lĩnh vực bất động sản. Đây là hai thuật ngữ đề cập đến quyền sở hữu, sử dụng đất và nhà ở. Vậy sổ đỏ và sổ hồng là gì? Những điểm khác biệt giữa hai loại sổ này cũng như giá trị pháp lý ra sao? Cùng Mogi tìm hiểu hai khái niệm trên qua bài viết bên dưới.

Phân biệt Sổ đỏ và Sổ hồng

Sổ đỏ và sổ hồng không chỉ khác biệt ở tên gọi mà nó còn khác nhau về nội dung, giá trị, mục đích sử dụng.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là tên gọi tắt của khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên màu sắc. Ngoài ra thuật ngữ này còn được gọi với một số tên khác như bìa đỏ, giấy đỏ.

Tham khảo>>> Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ? Cập nhật mới nhất 2022

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng được gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở dựa vào màu sắc. Thuật ngữ sổ hồng được sử dụng phổ biến vì dễ hiểu, ngắn gọn chứ không được pháp luật đất đai quy định.

Hình ảnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hình ảnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng

Sổ đỏ và sổ hồng được phân biệt dựa trên những đặc điểm sau:

Đơn vị ban hành và thời gian cấp phát sổ

Sổ hồng được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005. Sau này được đổi tên thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng”. Cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài Nguyên và Môi trường được ban hành trước ngày 10/12/2009.

Đối tượng sử dụng

  • Sổ hồng thuộc sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, căn hộ trong nhà chung cư.
  • Sổ đỏ thuộc chủ sở hữu đất, bảo vệ lợi ích, quyền hạn của chủ sở hữu đất.
Thủ tục nhà đất liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng
Thủ tục nhà đất liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng

Khu vực được cấp sổ

  • Khu vực được cấp sổ đỏ thuộc ngoài đô thị
  • Khu vực được cấp sổ hồng là đô thị

Loại đất được cấp sổ

Sổ đỏ được cấp cho loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu vực làm muối, đất ở nông thôn. Còn sổ hồng sẽ được cấp cho đất ở đô thị.

Có thể bạn quan tâm>>> Sổ đỏ và 05 quy định mới áp dụng từ 08/02/2021

Sổ đỏ và Sổ hồng – Sổ nào có giá trị hơn?

Giá trị pháp lý

Sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý được thể hiện ở tài sản ghi nhận các quyền gồm:

  • Quyền sử dụng đất
  • Quyền sử dụng nhà ở
  • Quyền sử dụng những tài sản khác được gắn liền với đất

Tuy nhiên sổ không có giá trị độc lập, chỉ là giấy ghi nhận quyền gắn liền với đất đai.

Giá trị pháp lý của sổ đỏ và sổ hồng
Giá trị pháp lý của sổ đỏ và sổ hồng

Giá trị thực tế

Giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng gồm có:

  • Giá trị thực tế của nhà ở, thửa đất và tài sản gắn liền với đất như diện tích thửa đất, vị trí, tình trạng mới hay cũ của nhà ở
  • Số lượng tài sản gắn liền với đất như cây trồng…

Sổ hồng mới – kết hợp của sổ đỏ và sổ hồng

Mẫu Giấy chứng nhận mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành từ ngày 10/12/2009 có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất”. Sổ hồng mới là sự kết hợp giữa sổ đỏ và sổ hồng với nhiều sự thay đổi mới.

Xem thêm>>> Xác định vị trí thửa đất trên bản đồ trong sổ hồng bằng Google Map

Điểm khác biệt giữa sổ hồng mới và sổ hồng, sổ đỏ

Sổ hồng mới sẽ khác biệt về tên gọi pháp lý, thời gian cấp sổ, mở rộng khu vực cấp sổ ra phạm vi cả nước. Đồng thời bổ sung thêm tài sản bao gồm đất, nhà ở và tài sản khác được gắn liền với đất vào sổ hồng mới.

Khác biệt của sổ hồng mới
Khác biệt của sổ hồng mới

Ưu, nhược điểm khi ban hành sổ hồng mới

Sổ hồng mới mang đến sự thuận tiện cho người dân liên quan đến giấy tờ hành chính về đất đai. Tuy nhiên việc thay đổi sổ hồng mới cũng tồn tại một số hạn chế do sổ đỏ và sổ hồng đã thông dụng từ lâu. Sự thay đổi mới khiến người dân chưa kịp nắm bắt được nội dung và quy tắc sử dụng mới.

Đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới có bắt buộc không?

Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải cấp đổi Giấy chứng nhận. Trường hợp người sử dụng đất hay chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không yêu cầu cấp đổi thì giấy chứng nhận vẫn có giá trị pháp lý.

Như vậy không bắt buộc việc đổi sổ đỏ sang loại sổ hồng mới. Sổ đỏ vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Quan trọng là sổ đỏ ghi nhận loại đất gì? Thửa đất nông thôn hay đô thị. Diện tích bao nhiêu? Nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu có giá trị bao nhiêu?

Một vài câu hỏi thường gặp về sổ đỏ và sổ hồng

Thủ tục hành chính về đất đai nhà ở
Thủ tục hành chính về đất đai nhà ở

Điều kiện để được cấp sổ đỏ

Để được cấp sổ đỏ phải có đầy đủ điều kiện theo Luật đất đai năm 2013. Theo đó điều kiện cấp sổ đỏ bao gồm:

  • Người hiện đang sử dụng đất
  • Đất được nhà nước cho thuê hoặc giao đất
  • Người được thừa kế, chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  • Người nhận quyền sử dụng đất trường hợp xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ
  • Theo kết quả hòa giải thành về đất đai có tranh chấp; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tố cáo, tranh chấp, khiếu nại đất đai. Quyết định hay bản án từ Tòa án nhân dân. Quyết định của cơ quan thi hành án.
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất
  • Người sử dụng đất thuộc cụm hay khu công nghiệp, khu vực chế xuất, khu vực công nghệ cao, khu kinh tế…
  • Người mua nhà ở và những tài sản khác được gắn liền với đất; nhà ở thuộc về sở hữu của nhà nước.
  • Nhà ở gắn liền với đất được Nhà nước hóa giá hoặc thanh lý.
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa.
  • Các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, nhóm người hoặc tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp mới lại sổ đỏ bị mất

Được cấp sổ hồng khi nào?

Điều kiện cấp giấy tờ sổ hồng
Điều kiện cấp giấy tờ sổ hồng

Theo Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp sổ hồng cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất
  • Người được Nhà nước cho thuê đất, giao đất (sau ngày 01/7/2014).
  • Người được thừa kế, chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bởi quyền sử dụng đất.
  • Người nhận quyền sử dụng đất khi tiến hành xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất nhằm mục đích thu hồi nợ.
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về đất đai tranh chấp. Quyết định/bản án của Tòa án nhân dân. Quyết định của cơ quan thi hành án.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Người sử dụng đất trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế.
  • Người mua nhà ở và những tài sản khác được gắn liền với đất.
  • Nhà ở gắn liền với đất được Nhà nước hóa giá hoặc thanh lý.
  • Người mua nhà thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người sử dụng đất hợp thửa, tách thửa. Các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, nhóm người sử dụng đất, tổ chức sử dụng đất hợp nhất, chia tách quyền sử dụng đất hiện có.
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi sổ hồng bị mất.

Thủ tục, hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu

  • Đơn đăng ký/ xin cấp sổ đỏ lần đầu theo mẫu quy định.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; Các loại giấy tờ liên quan đến việc miễn/giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).

Người nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ có thể lựa chọn nộp bản chính hoặc bản sao giấy tờ.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu gồm các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ tại một trong các cơ quan hành chính sau:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký thủ tục đất đai cấp huyện
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (Dành cho địa phương chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai).
  • Nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người đảm nhiệm tiếp nhận hồ sơ bắt buộc phải ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận. Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp kèm ngày hẹn trả kết quả.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu
  • Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo khi nhận được thông báo của chi cục thuế gồm có:
    • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
    • Tiền sử dụng đất (nếu có)
    • Lệ phí trước bạ
    • Phí thẩm định hồ sơ (nếu có)
  • Giữ chứng từ, hóa đơn để xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính. Xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao sổ đỏ cho người được cấp. Hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Uỷ ban nhân dân cấp xã. Sau đó sẽ trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời gian cấp Sổ đỏ mất bao lâu?

  • Thời gian cấp sổ đỏ lần đầu không quá 30 ngày tính từ lúc cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận cho đến khi được cấp sổ.
  • Thời gian cấp lại sổ đỏ mới cho chủ sử dụng đất khi bị mất là không quá 10 ngày. Cấp đổi sổ đỏ không quá 7 ngày.
Xác nhận quyền sử dụng đất, nhà ở
Xác nhận quyền sử dụng đất, nhà ở

Sổ đỏ, Sổ hồng có phải là tài sản không?

Sổ đỏ và sổ hồng không phải là tài sản mà thực chất chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hay các tài sản khác được gắn liền với đất hợp pháp. Trên thực tế nếu như sổ đỏ hay sổ hồng không tồn tại (ví dụ như bị cháy, hủy hoại,…) thì quyền sử dụng của người sử dụng đất vẫn không bị chấm dứt.

Hy vọng những giải đáp từ Mogi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai khái niệm sổ đỏ và sổ hồng. Hiểu biết về hai loại sổ này còn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền hạn, quyền lợi và giá trị sử dụng của tài sản đất đai mà mình đang sở hữu. Hãy truy cập Mogi.vn để thường xuyên cập nhật thông tin nhà đất, thủ tục giấy tờ hành chính hữu ích nhé.

>>>Xem thêm:

Lê Trâm Anh
Lê Trâm Anh
Mình là Trâm Anh, hiện đang là content writer của website Mogi.vn - Trang thông tin mua bán bất động sản uy tín hàng đầu
spot_img

TIN LIÊN QUAN