spot_img
Trang chủPhong thuỷNam Tả Nữ Hữu Là Gì? Giải Mã Ý Nghĩa Và Ứng...

Nam Tả Nữ Hữu Là Gì? Giải Mã Ý Nghĩa Và Ứng Dụng Trong Đời Sống

Nam tả nữ hữu là một quan niệm không còn xa lạ trong văn hoá của người phương Đông và được áp dụng rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này và biết cách áp dụng vào đời sống sao cho đúng để mang lại điều lợi cho bản thân. Vì vậy, trong nội dung dưới đây Mogi sẽ giúp bạn giải đáp nam tả nữ hữu là gì và cách vận dụng nguyên tắc này vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống.

Nam tả nữ hữu là gì?

“Tả” và “hữu” là hai từ Hán Việt được dịch sang tiếng Việt sẽ có nghĩa là “trái” và “phải”. Vì vậy, nguyên câu nam tả nữ hữu sẽ có nghĩa là nam trái, nữ phải hay cụ thể hơn là nam bên trái, nữ bên phải. Câu nói nay có thể được lý giải theo hai cách sau:

Theo lý giải dân gian 

nam tả nữ hữu
Nam tả nữ hữu là gì?

Theo dân gian, nam tả nữ hữu là quan niệm bắt nguồn từ truyền thuyết thuỷ tổ Bàn Cổ của người Trung Hoa phi thăng thành tiên. Sau đó, các bộ phận trên thân thể ông hóa thành sông núi, đất trời, mặt trời, mặt trăng cùng vạn vật sinh linh.

Trong đó, mắt trái hoá thành Thần Mặt Trời, còn mắt phải hóa thành Thần Mặt Trăng. Do đó bên trái là dương, tương ứng với đàn ông; còn bên phải là âm, tương ứng với phụ nữ. 

Theo cơ sở khoa học

Ngày nay, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nam tả nữ hữu không hẳn là một quan niệm dân gian mà nó xuất phát từ cơ sở khoa học của hai quy luật:

  • quy luật Tâm lý giới tính 
  • quy luật Sinh lý của con người.

Theo quy luật Tâm lý giới tính thì khi đi ngủ, nếu người vợ nằm bên trái và gối đầu lên tay phải của người chồng thì sẽ cảm thấy an tâm và có giảm giác an toàn, được che chở, bảo bọc hơn. Còn về phía người chồng sẽ thấy hãnh diện và tự hào vì là người chở che vợ.

Còn theo quy luật Sinh lý, thì khi đi ngủ nếu người chồng nằm ở bên trái và để vợ nằm ở bên phải mình thì việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn, thức ăn trong dạ dày đi xuống ruột non cũng thuận lợi hơn. Đồng thời, ở tư thế này người chồng cũng duy trì được lâu hơn.

Còn nếu người chồng nằm nghiêng về phía bên phải vợ thì sẽ rất khó duy trì được lâu do tim bị chèn ép.

>>> Xem thêm: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Là Gì? Cách Tính Và Xem Vận Mệnh Ngũ Hành

Quan niệm nam tả nữ hữu có nguồn gốc từ đâu?

Ngoài câu chuyện về thuỷ tổ Bàn Cổ, câu nói nam tả nữ hữu còn có nguồn gốc từ học thuyết Âm dương của Đạo gia. 

Trong học thuyết, ban đầu dùng Mặt Trời là trung tâm để phân chia âm dương, hướng về Mặt Trời sẽ là dương, còn đối nghịch với Mặt Trời thì là âm. Về sau, “âm dương” được mở rộng ra, bao gồm cả phương vị cao hay thấp, trái phải, trong ngoài, sự nóng lạnh của khí hậu, trạng thái vận động hay tĩnh lặng,…

nam tả nữ hữu
Nam tả nữ hữu chính là biểu trưng cho âm dương trong văn hoá truyền thống

Cũng theo học thuyết, âm dương là hai mặt đối lập nhưng cũng là hai mặt thống nhất với nhau trong vạn vật. Âm dương cũng là khởi đầu cho mọi sự hình thành biến hoá. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại, là động lực cho mọi sự vận động và phát triển.

Trong đó, khái niệm nam tả nữ hữu chính là biểu trưng cho âm dương trong văn hoá truyền thống hay còn gọi là “nam dương nữ âm”. Nguyên tắc này khi được chiếu vào trong đời sống xã hội sẽ thấy được rất nhiều điều.

Nam tả nữ hữu được ứng dụng như thế nào trong đời sống

Hiểu được nam tả nữ hữu theo hướng nào sẽ giúp bạn vận dụng thành công nguyên tắc này vào trong cuộc sống. Vậy nguyên tắc này có thể được áp dụng trong những lĩnh vực nào?

Trong việc cưới hỏi

nam tả nữ hữu
Trong đám cưới chú rể sẽ đứng bên trái, còn cô đứng bên phải theo nguyên tắc nam tả nữ hữu

Ngoài ra, nguyên tắc nam tả nữ hữu còn thường thấy trong việc cưới hỏi, khi cô dâu chú rể làm lễ. Dù ở bàn thờ gia tiên hay trong lễ đường thì chú rể đều sẽ đứng bên trái, còn cô đứng bên phải. Đây là nghi thức mà bất kỳ cặp đôi nào khi về chung một nhà cũng nên thực hiện đầy đủ. 

Nếu những người trẻ còn nhiều bỡ ngỡ không biết đến quy tắc này thì sẽ được người lớn trong nhà nhắc nhở.

Trong đời sống vợ chồng

Nam tả nữ hữu là bên nào trong đời sống vợ chồng? Theo nguyên tắc này thì người chồng ở bên trái và người vợ ở bên phải là tốt nhất. 

Như đã giải thích ở trên, khi đi ngủ nếu người chồng nằm bên trái và vợ nằm bên phải thì việc hô hấp sẽ thông suốt và thoải mái hơn.

>>> Xem thêm: Hầu Đồng Là Gì? Ý Nghĩa Hầu Đồng Trong Văn Hóa Và Tín Ngưỡng

Trong việc đeo nhẫn

nam tả nữ hữu
Nguyên tắc nam tả nữ hữu được áp dụng rất nhiều trong việc đeo nhẫn

Nam tả nữ hữu đeo nhẫn thì như thế nào? Đối với việc đeo nhẫn, quy tắc này sẽ được áp dụng như sau: 

  • Với người chưa kết hôn: Theo nguyên tắc này, nam giới đeo nhẫn ở tay trái sẽ đại diện cho bản thân họ. Còn nữ giới sẽ đeo nhẫn ở tay phải để đại diện cho bản thân.
  • Với người đã kết hôn: Nguyên tắc nam tả nữ hữu trong đeo nhẫn ở người đã kết hôn sẽ ngược lại với người chưa kết hôn. Nghĩa là, phái mạnh nên đeo nhẫn cưới ở tay phải nếu muốn mang đến nhiều thuận lợi cho bản thân và vợ của mình. Còn nữ giới nên mang nhẫn cưới ở bên tay trái khi đã kết hôn.

Bày trí bàn thờ cúng tổ tiên

Quy tắc nam tả nữ hữu trong bày trí bàn thờ tổ tiên đã được áp dụng từ lâu đời để đem lại hài hoà âm dương và phong thuỷ tốt. Việc để ảnh thờ không hề đơn giản và không phải đặt sao cũng được. 

Ảnh thờ phải được đặt đúng quy định nam tả nữ hữu bàn thờ. Theo đó, ảnh thờ ông sẽ được đặt ở bên trái, ảnh thờ bà đặt ở bên phải theo hướng bàn thờ nhìn ra ngoài. Như vậy, khi nhìn lên bài thờ mới thấy được sự hài hòa, tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.

Nguyên tắc đặt mộ

nam tả nữ hữu
Đặt mộ cũng cần áp dụng nguyên tắc nam tả nữ hữu theo hướng từ mộ nhìn ra ngoài

Tương tự như bày trí bàn thờ, đặt mộ cũng cần áp dụng nguyên tắc nam tả nữ hữu theo hướng từ mộ nhìn ra ngoài. Nghĩa là khi đứng ở ngoài nhìn vào mộ ông bà thì mộ ông sẽ nằm bên trái còn mộ bà sẽ nằm ở bên phải.

Theo quan niệm của người xưa, nữ bên phải tượng trưng cho Bạch Hổ, còn nam bên trái sẽ tượng trưng cho Thanh Long. Gia thế dòng họ thường rất chú trọng đến việc xây dựng mộ phần ông bà, gia tiên sao cho đúng phong thuỷ. Như vậy con cháu mới được ông bà phù hộ may mắn, làm ăn thuận lợi và bình an trong cuộc sống.

>>> Xem thêm: Tỵ Là Con Gì Trong 12 Con Giáp – Chi Tiết Vận Mệnh Của Người Tuổi Tỵ

Trong tranh mừng thọ

Nguyên tắc song hành nam tả nữ hữu cũng xuất hiện rất nhiều trong chế tác tranh mừng thọ với ý nghĩa biểu trưng cho Thanh Long và Bạch Hổ để thể hiện rõ vai trò của đàn ông và phụ nữ trong gia đình.

Trong đó, Thanh Long tạo nên cuộc sống tốt đẹp và Bạch Hổ củng cố, duy trì sự lâu dài. 

Trong nghi thức, nghi lễ quốc gia

nam tả nữ hữu
Trong các nghi lễ quốc gia, nước chủ nhà là dương nên quốc kỳ, thủ tướng, nguyên thủ quốc gia sẽ luôn đứng ở bên trái

Trong các nghi thức, nghi lễ quốc gia, nước chủ nhà là dương nên quốc kỳ, thủ tướng, nguyên thủ quốc gia sẽ luôn đứng ở vị trí bên trái.

Ngược lại, nước ngoài là khách mời là âm nên sẽ đứng ở vị trí bên phải. Nếu bạn hay theo dõi các nghĩ lễ hợp tác của quốc gia sẽ dễ dàng nhận thấy quy tắc nam tả nữ hữu được áp dụng khá nhiều.

Trong các văn kiện, hợp đồng

Trong các văn kiện, hợp đồng, người sử dụng lao động hoặc người bán sẽ luôn có chữ ký ở bên trái, còn người lao động hay người mua sẽ có chữ ký phía bên phải. 

Trong trường hợp này, nguyên tắc nam tả nữ hữu sẽ được diễn giải theo hướng bên làm chủ hoặc bên có sức mạnh, thế lực thường đặt ở bên trái; còn bên yếu thế hơn sẽ ở bên phải. 

nam tả nữ hữu
Nguyên tắc nam tả nữ hữu cũng được áp dụng phổ biên trong các văn kiện, hợp đồng

Nam tả nữ hữu trong xây nhà

Quy tắc nam tả nữ hữu cũng nên được áp dụng phù hợp trong việc xây dựng nhà cửa. Vì ngôi nhà là nơi sinh sống cả đời nên việc chọn hướng nhà hợp phong thuỷ là vô cùng quan trọng. Chọn đúng hướng nhà hợp với gia chủ sẽ giúp đem lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình.

Nam tả nữ hữu trong điềm báo mắt giật đúng hay sai?

nam tả nữ hữu
Thực tế, quan niệm nam tả nữ hữu không liên quan gì đến điềm báo mắt giật

Hiện tượng mắt giật là hiện tượng xảy ra tự nhiên và bản thân không thể điều khiển dừng lại được. Tuy nhiên, lại có nhiều người nhầm lẫn hiện tượng này là một điểm báo và truyền rằng con trai giật mắt trái là xấu, mắt phải là tốt và ngược lại con gái giật mắt phải là xấu, mắt trái là tốt.

Trên thực tế, quan niệm nam tả nữ hữu không liên quan gì đến điềm báo mắt giật. Đối với cả nam và nữ thì việc nháy mắt phải hay mắt trái đều có giá trị tương đồng nhau, không phân biệt giới tính. 

Trên đây là những thông tin về nam tả nữ hữu là gì và một số áp dụng của quy tắc này trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn quan niệm này và học được cách áp dụng vào cuộc sống. Đừng quên theo dõi Mogi.vn để khám phá thêm nhiều kiến thức mới.

>>> Tham khảo thêm:

 

Trương Linh
Trương Linh
Mình là Ngọc Linh, hiện đang là content writer của website Mogi.vn - Trang thông tin mua bán bất động sản uy tín hàng đầu hiện nay tại Việt Nam
spot_img

TIN LIÊN QUAN