spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnLưu ý và cách trang trí bàn thờ ngày Tết hợp phong...

Lưu ý và cách trang trí bàn thờ ngày Tết hợp phong thuỷ (Phần I)

Trang trí bàn thờ ngày Tết thế nào để thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm và yếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên? Ngoài việc chuẩn bị đồ thờ, bạn nên bày biện chúng thế nào để ý nghĩa và thuận phong thuỷ? Tất cả những băn khoăn đó của bạn khi trang trí nhà đẹp và bàn thờ ngày Tết sẽ được Mogi.vn hướng dẫn ngay dưới đây.

1. Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết Nguyên Đán

Về vấn đề bày trí bàn thờ ngày Tết, nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường từng chia sẻ: “Việc thờ cúng tổ tiên vốn là phong tục có từ lâu đời ở Việt Nam, là biểu hiện của lòng hiếu thảo, ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của các vị tiền nhân cũng như nhớ đến nguồn cội của chính mình”. Xuất phát từ đạo lý đó mà vào ngày 23 đến ngày 29 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà đều sắp xếp thời gian để tham gia vào việc dọn dẹp và trang hoàng nơi thờ tự.

trang trí bàn thờ ngày Tết
Việc trang trí bàn thờ ngày Tết thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên

Thông thường, việc dọn dẹp sửa sang hoặc trang trí bàn thờ sẽ bắt đầu ngay sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” (ngày 23 tháng Chạp) bởi người Việt quan niệm rằng đó là thời gian mà các vị thần linh “đi vắng”. Việc bày biện nơi thờ tự sẽ được hoàn thiện một cách đẹp đẽ, sạch sẽ vào trước đêm 30 Tết để đón các vị thần linh trở về.

2. Thứ tự sắp xếp đồ thờ tự trên bàn thờ ngày Tết

Công việc dọn dẹp, trang trí bàn thờ ngày Tết bao gồm: đốt chân nhang cũ, treo đèn, kết hoa và bày biện đồ lễ. Sau một năm thờ cúng, lúc này bạn có thể hạ các đồ thờ tự xuống để lau chùi và đánh bóng. Khi hoàn tất, bạn hãy nấu sẵn một nồi nước thơm ngũ vị hương để “tẩy uế” cho chúng thêm một lần nữa, rồi sau đó xếp đặt chúng lên bàn thờ theo thứ tự và quan niệm về phong thuỷ.

cách trang trí bàn thờ ngày Tết
Tham khảo ngay thứ tự bày trí đồ thờ trong dịp Tết

Việc sắp đặt bàn thờ ngày Tết cần tuân thủ đúng theo các quy tắc sau:

  • Phía trong bàn thờ luôn tối và cao, còn phía ngoài cần sáng và thấp. Thứ tự đồ thờ cũng được sắp xếp theo thứ tự cao thấp đó, tuyệt đối không nên sắp đặt chỗ cao, chỗ thấp.
  • Khi bày biện ban thờ thì bài vị hoặc ảnh thờ của gia tiên, người thân đã khuất trong gia đình sẽ được đặt ở vị trí cao nhất tuỳ theo ngôi thứ mà đặt đúng theo thứ tự trái – phải – trước – sau.
  • Xác định điểm chính giữa của bàn thờ chính là 1 cạnh vuông trong tam giác vuông. Từ điểm đó, bạn kéo dài ra mép ban thờ và xếp đồ thờ theo thứ tự: Bát hương đặt trên đế sẽ nằm ở trước ảnh thờ hoặc bài vị, tiếp đó tới đỉnh đồng đằng trước (đỉnh đồng thường có thất bảo được chạm khắc long, lân, mai, trúc và thường được dùng để đốt trầm mỗi dịp Lễ, Tết hoặc cúng giỗ).

Lưu ý dành cho bạn khi bày trí đỉnh đồng này là chúng chỉ được cao ngang hình mặt nguyệt in trên bát hương chứ không được phép để cao quá mà che mất bát hương. Ngoài ra, nếu bạn muốn xếp đỉnh đồng theo lối “vạn sơn” với 3 bát hương trước còn đỉnh đồng ở trong cùng thì đỉnh đồng sẽ luôn ở vị trí cao nhất, 3 bát hương phía trước phái thấp hơn đỉnh, ở vị trí cao ngang mặt định chứ tuyệt đối không được để cao hơn.

gợi ý trang trí bàn thờ ngày Tết
Việc bài trí đồ thờ và lễ vật ngày Tết cần được tiến hành theo quy tắc nhất định
  • Thứ tự của 3 choé trước bát hương lần lượt sẽ là nước – gạo – muối.  Sau 2 đến 3 tuần thì thay gạo trong choé một lần nhưng không được đổ đi mà đổ vào thùng gạo ăn của gia đình. Quan niệm rằng gạo đó là tài lộc mà tổ tiên cho phép con cháu được hưởng.
  • Hai góc bàn thờ phía trong có thể xếp hai tháp nước để chúng không bị trống. Một bên có thể xếp 1-3-5-7 chai nước suối, bên còn lại xếp các lon nước nhiều màu. Tiếp đó là bày thêm 2 lọ hoa ở hai bên, chú ý không để cho hoa bị héo trong những ngày Tết.
  • Các đĩa ở giữa hai lọ hoa sẽ bày bánh kẹo, hoa quả. Tiếp đó là 3 đến 5 ly nước (tuỳ thuộc vào mục đích cúng gia tiên (3 ly nước) hay tế thần (5 ly nước) của gia đình. Nếu như không thắp hương thì đặt đĩa và ly nước xuống, tuyệt đối không nên để ly không và đĩa không trên ban thờ.

Quy tắc chuẩn bị ly nhỏ trên bàn thờ như sau: Nếu bày 3 ly thì ly ở giữa sẽ đựng rượu để dâng thần, ly thứ 2 đựng trà khô không pha nước, ly thứ 3 mới đựng nước. Nếu bày 5 ly thì sắp lần lượt rượu – trà – nước – gạo – muối. Khác với gạo và muối ở choé, gạo và muối trong ly này sẽ được vãi ngay sau khi cúng xong chứ không được sử dụng.

  • Ở hai bên góc bàn thờ ngoài cùng, nên đặt đôi chân đèn lớn để thắp nến hoặc đặt 2 chiếc đèn dầu ở hai bên tuỳ phong tục từng miền hoặc điều kiện của gia chủ. Ngoài ý nghĩa mang lại sự ấm cúng cho nơi thờ phượng, đôi chân đèn này còn là tượng trưng cho đôi vầng nhật nguyệt và linh hồn của gia tiên sẽ không bao giờ tắt.
  • Ở phía trước bát hương, gia chủ có thể bày biện thêm trầu cau, hoa quả tươi, tiền vàng mã.
trang trí bàn thờ ngày Tết
Sự cẩn trọng khi sắp đặt và bày trí ban thờ giúp gia đình bạn có được sự bình an, sức khỏe và tài lộc trong năm mới

Ngoài các hạng mục trên, tùy theo điều kiện của gia đình, bạn có thể bày biện thêm các đồ thờ tự quý giá khác như Song hạc, Chân đèn,…Tuy nhiên, tất cả chúng đều phải được bài trí ở trước và thấp hơn lư hương theo nguyên tắc Âm Dương (tả dương, hữu âm; tả nam, hữu nữ…)

(còn nữa)

Tổng hợp: Thảo Trần

Xem thêm

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN