spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnKết cấu thép sàn 1 lớp: Cách bố trí và những lưu...

Kết cấu thép sàn 1 lớp: Cách bố trí và những lưu ý cần nhớ

Trong xây dựng, bố trí thép sàn nhà chính là một trong những kỹ thuật, giai đoạn quan trọng. Nó quyết định phần lớn chất lượng công trình. Cho nên dù công trình lớn hay nhỏ thì đây đều là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, kết cấu thép sàn 1 lớp là điều được quan tâm hơn cả. Vậy kết cấu thép sàn 1 lớp là gì? Đặc điểm, ứng dụng và thi công ra sao? Mời bạn đọc cùng Mogi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

I. Thép sàn 1 lớp là gì? 

Thép sàn 1 lớp là lớp thép sàn được sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong các công trình xây dựng hiện nay. Đây là lớp thép sàn có kết cấu đặc biệt. Nhằm mục đích làm tăng khả năng chịu lực tải trọng trực tiếp từ ngôi nhà.

Như đã biết, trong xây dựng công trình, dầm sẽ truyền tải trọng đến cột. Đồng thời cột truyền tải trọng nhận được xuống phần móng công trình. Vậy nên thép sàn 1 lớp thường được kết hợp với cột và dầm để tạo thành phần khung xương, chống đỡ cho công trình.

thép sàn 1 lớp là gì?
Thép sàn 1 lớp được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay.

Tuy nhiên, để kết cấu thép sàn 1 lớp đạt hiệu cao và an toàn. Khi sử dụng các kỹ sư cần lưu ý nhiều điều và có những phương pháp bố trí phù hợp nhất. 

II. Các phương pháp bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp

Ngày nay, thép sàn 1 lớp được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xây dựng. Để nó đạt hiệu quả cao khi thi công. Kỹ sư công trình cần xác định rõ cách bố trí thép sàn phù hợp. Có 2 phương pháp bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp hiện nay. Cụ thể là: bố trí thép sàn 1 phương và bố trí thép sàn 2 phương.

1. Bố trí thép sàn 1 phương

Tên gọi khác của phương pháp này là thép sàn bản dầm. Đây là kiểu kết cấu thép sàn hoạt động theo một phương. Hoạt động 1 phương ở đây có nghĩa là tất cả tải trọng sẽ truyền xuống phần dầm theo phương vuông góc. 

Bố trí thép sàn 1 phương
Thi công bố trí thép sàn 1 phương

Lý giải nguyên nhân tạo ra thép sàn 1 phương (thép sàn bản dầm) là do chiều dài của thép sàn quá khác nhau. Nên tải trọng công trình không truyền được hết đến dầm mà chỉ truyền được theo một phương.

Ngoài ra, trong trường hợp tỉ lệ chiều dài, chiều rộng của sàn lớn hơn 2 thì phần sàn cũng được gọi là thép sàn 1 phương. 

2. Bố trí thép sàn 2 phương

Cách bố trí thứ hai là bố trí thép sàn 2 phương. Hay còn gọi là thép sàn bản kê 4 cạnh. Đối với dạng thép sàn này, kết cấu thép sàn hoạt động theo 2 phương truyền tải trọng đồng đều cho các dầm. 

Tỷ lệ chiều rộng, chiều dài của thép sàn bản kê 4 cạnh bắt buộc phải bằng hoặc lớn hơn 2, tuyệt đối không được nhỏ hơn 2. Đây là loại thép sàn thường được nhiều kỹ sư sử dụng trong các công trình xây dựng có tải trọng nhỏ hơn 1000kg/m2.

Bố trí thép sàn 2 phương
Các công trình xây dựng có tải trọng nhỏ hơn 1000kg/m2 sẽ sử dụng thép sàn 2 phương.

Trên đây được xem là 2 cách được áp dụng rộng rãi trong xây dựng công trình vừa an toàn vừa đơn giản hiện nay. Tuy nhiên, để hai phương pháp này có thể đạt hiệu quả tối đa, kỹ sư cần quan tâm đến nội lực của mỗi loại thép sàn. Nếu không chắc chắn về nội lực của từng phương pháp, kỹ sư có thể đo bằng cách truyền thống.

III. Thi công kết cấu thép sàn 1 lớp có an toàn không?

1. Ưu điểm của thép sàn

Với ưu điểm là tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình cao. Cho nên, dù cấu trúc tải trọng có lớn bao nhiêu thì phần thép sàn đều nhỏ, nhẹ hơn so với các vật liệu xây dựng khác.

Ngoài ra, thép sàn còn mang ưu điểm là có kết cấu linh hoạt, dễ chế tạo, sản xuất hàng loạt. Cùng với giá thành thấp hơn, độ bền cao hơn, có khả năng chịu được các tác động từ bên ngoài cao. Thép sàn 1 lớp là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình xây dựng. Đặc biệt, nhiều loại thép sàn tốt còn có tuổi thọ lên tới vài chục năm.

2. Nhược điểm của thép sàn 

Mặc dù thép sàn 1 lớp có nhiều ưu điểm như thế nhưng nó cũng có những khuyết điểm mà người dùng cần chú ý. 

Vì thép sàn 1 lớp là hợp kim của sắt nên về lâu dài nó dễ bị ăn mòn. Đặc biệt, trong những ngày có nhiệt độ cao, thép sàn sẽ bị mất đi tính chất vốn có của mình và dễ bị giãn nở. Điều này sẽ gây ra bất lợi cho cấu trúc tổng thể công trình xây dựng của bạn.

Nhược điểm của thép sàn
Thép là hợp kim của sắt nên trong thời gian dài dễ bị ăn mòn, giãn nở.

Ngoài ra, không thể kết luận ngay rằng sàn nhà kết cấu 1 lớp có đảm bảo hay không. Bởi điều này còn cần căn cứ nhiều vấn đề, đặc điểm khác của công trình. 

3. Về độ an toàn khi thi công thép sàn

Độ an toàn khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp còn phụ thuộc vào tải trọng cũng như phần dầm của công trình. 

Cụ thể, bạn có thể hiểu đơn giản đó là kết cấu thép sàn có 2 lớp. Trong đó, một lớp thép chịu lực mô men âm, kết hợp với lớp thép còn lại ở phía trên và chịu mô men dương. Lớp thép còn lại ở dưới, được bố trí theo phương cạnh ngắn và lớp bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc. Do đó giúp tính chịu lực của công trình đạt chuẩn an toàn, chất lượng.

Nếu phần dầm chắc chắn thì kỹ sư có thể thi công thép sàn 1 lớp. Chẳng hạn như xây dựng nhà cấp 4, nhà 1 tầng, … Còn riêng với các công trình nhà cao tầng thì việc sử dụng thép sàn 1 lớp là rất nguy hiểm. Bởi vì công trình nhiều tầng có phần móng và phần dầm yếu.

độ an toàn của thép sàn 1 lớp
Với các công trình nhà cao tầng thì việc bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp là cực kỳ nguy hiểm.

IV. Một số lưu ý cần nhớ khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp

Việc thi công kết cấu thép sàn 1 lớp là giai đoạn vô cùng quan trọng cho mọi công trình. Để đảm bảo chất lượng, an toàn cho công trình, các kỹ sư cần lưu ý:

1. Xác định vị trí nối và hình thức nối của thép sàn

Điều này sẽ giúp kỹ sư tính toán được khả năng chịu tải trọng của công trình. Tránh trường hợp phá huỷ cấu trúc ban đầu của tải trọng kết cấu thép sàn.

2. Cần kết hợp kết cấu thép sàn của bố trí dầm

Với mục tiêu giảm tình trạng phải lắp thêm, gây hư hại cho kết cấu thép. Các kỹ sư công trình nên kết hợp giữa kết cấu thép sàn với phần thiết kế gác mái, lắp đặt cũng như trang trí.

3. Không sử dụng thép vuông, thép rỗng làm thép sàn 1 lớp

Đây là một lưu ý quan trọng, là lời cảnh báo khi xây dựng kết cấu thép sàn 1 lớp. Đó là không nên sử dụng thép vuông, thép rỗng làm thép sàn 1 lớp. Bởi loại này có khả năng chịu tải trọng kém hơn thép đặc. Nên dễ gây nguy hiểm nghiêm trọng trong quá trình thi công công trình.

lưu ý cần nhớ khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp
Không sử dụng thép vuông, thép rỗng làm thép sàn 1 lớp

4. Bố trí thép sàn 1 lớp rõ ràng

Nên bố trí thép sàn 1 lớp rõ ràng như cách tính toán lực truyền tải chính xác. Ngoài ra, khi thi công, các kỹ sư cũng cần đặc biệt lưu tâm về vấn đề tần số và độ rung. Nhằm đem lại sự an toàn cho công trình tối đa nhất. Kiến trúc sư cần phải tìm cách phải loại bỏ sự cộng hưởng giữa kết cấu thép sàn và hoạt động của con người.

5. Chỉ sử dụng thép tiêu chuẩn làm thép sàn

Thép không đạt tiêu chuẩn là các loại thép giòn, có độ dẻo thấp, độ cứng cao và không dễ để cắt khoan. Nếu công trình sử dụng thép không đạt tiêu chuẩn, công trình sẽ không đảm bảo được độ an toàn, chắc chắn về lâu dài.

Chỉ sử dụng thép tiêu chuẩn làm thép sàn
Chỉ sử dụng thép tiêu chuẩn làm thép sàn để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.

6. Kiểm tra kỹ càng

Một lưu ý cuối cùng trong quá trình sản xuất và lắp đặt kết cấu thép sàn 1 lớp. Đó là các kỹ sư nên kiểm tra kỹ lưỡng từng liên kết để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cần xác nhận các chi tiết nối, vật liệu được liên kết với nhau chặt chẽ nhất trước khi tiến hành thi công công trình.

V. Ứng dụng của kết cấu thép sàn 1 lớp 

Kỹ thuật kết cấu thép sàn 1 lớp hiện nay được rất nhiều kỹ sư áp dụng. Tuy nhiên, để có được một kết cấu chất lượng như thế. Các doanh nghiệp cần có dây chuyền sản xuất kết cấu nhanh chóng, chính xác, nhằm đạt những tiêu chuẩn cần thiết. Vậy khi nào nên áp dụng kết cấu thép sàn 1 lớp? Mời bạn tiếp tục theo dõi!

Ứng dụng của kết cấu thép sàn 1 lớp
Ứng dụng của kết cấu thép sàn 1 lớp

Kết cấu thép sàn 1 tầng thường được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Bởi kết cấu của nó khá yếu. Cho nên, đối với các công trình không quá đồ sộ, có độ chịu trọng lực lớn. Chẳng hạn như nhà cấp 4, nhà một tầng, hiên nhà,… đều có thể ứng dụng kết cấu thép sàn 1 tầng. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng thi công.

Ngoài ra, với một số công trình cần sự hỗ trợ kết cấu của dầm tường chắc chắn như công trình mặt sàn bản kê 4 cạnh (có kết cấu bố trí thép 2 phương) vẫn có thể ứng dụng kết cấu thép sàn 1 tầng. Tuy nhiên, điều này cần được đảm bảo kỹ thuật của chuyên gia trong quá trình thi công.

Có thể thấy, chọn thép sàn 1 lớp để ứng dụng thi công công trình không phải điều đơn giản. Có thể chọn được thép sàn 1 lớp phù hợp hay không còn cần có sự khảo sát và đo đạc thực tế. Nếu bạn không thể tính toán chuẩn xác để tự đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy tìm đến các chuyên gia, kỹ sư trong ngành để xin tư vấn và hỗ trợ. Họ sẽ giúp tính toán, lựa chọn thép sàn 1 lớp hợp lý, an toàn cho căn nhà và gia đình bạn.

VI. Tóm lại

Như vậy, thép sàn chính là yếu tố nền tảng không thể thiếu trong quá trình thi công và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng công trình. Bài viết trên đây bạn đọc đã được tìm hiểu từ A-Z những thông tin liên quan đến thép sàn 1 lớp. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin có ích để áp dụng vào cuộc sống. 

Nếu bạn đang muốn tìm mua, thuê nhà, phòng trọ, quán cafe, mặt bằng, …nhanh chóng thì hãy liên hệ ngay với Mogi. Đây là chuyên trang đăng tin rao vặt bất động sản uy tín nhất hiện nay. Hàng ngày Mogi đều có rất nhiều tin bán, cho thuê nhà đất chất lượng được đăng tải, phù hợp với đa dạng nhu cầu của người mua.

Trần Thanh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm xây nhà một tầng đẹp ở nông thôn

Lien.Nguyen
Lien.Nguyen
Liên Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN