Để tránh ngột ngạt và đem ánh sáng tự nhiên chan hòa giữa các tầng của ngôi nhà nhiều gia đình đã lựa chọn thiết kế giếng trời cho công trình của mình. Vậy giếng trời cuối nhà ống là gì? Thiết kế giếng trời cuối nhà ống có những ưu – nhược điểm nào? Hãy cùng Mogi tìm hiểu và xem những mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp nhất trong bài viết này để có thêm ý tưởng thiết kế giếng trời cho căn nhà của gia đình bạn nhé.
>>> Xem thêm ngay: 22+ mẫu nhà mái ngói truyền thống và hiện đại đẹp, ấn tượng
Giếng trời cuối nhà ống là gì?
Giếng trời cuối nhà ống là thuật ngữ trong kiến trúc dùng để chỉ khoảng không gian từ tầng trệt tới mái nhà tính theo phương đứng và nằm ở vị trí cuối cùng của căn nhà. Không gian này có chức năng lấy ánh sáng tự nhiên đưa vào toàn bộ căn nhà.
Tại sao nên có giếng trời cuối nhà ống?
Thẩm mỹ cho cả ngôi nhà
Sự xuất hiện của một chiếc giếng trời giúp căn nhà sáng bừng, ấm áp và chan hòa ánh nắng tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn làm đẹp cho khu vực giếng trời bằng những tiểu cảnh, hoa cỏ. Thậm chí là xây nguyên cả hòn non bộ. Do đó tạo nên không gian xanh mát và tô điểm cho cả nhà.
Với những thiết kế giếng trời trơn thì gia chủ còn có thể làm đẹp bằng cách trang trí khảm nạm với vật liệu là gốm, sành, sứ. Hoặc tô điểm cho không gian này bằng những hình vẽ đầy nghệ thuật để không gian này thêm sinh động hơn.
Ý nghĩa phong thuỷ
Giếng trời là nơi đem ánh nắng tự nhiên vào cả căn nhà nên không gian sống luôn ấm cúng. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của gia chủ mà còn rất có lợi về mặt phong thủy. Giúp xua đuổi tà khí đồng thời thu hút vượng khí và đem đến những may mắn, tài lộc cho cả gia đình.
Không gian và ánh sáng
Ai cũng biết là giếng trời có tác dụng đưa ánh sáng tự nhiên vào cả căn nhà. Do đó, sự xuất hiện của giếng trời chính là giải pháp giúp tiết kiệm tối đa điện năng cho các gia đình. Tất nhiên, điều này cũng tiết kiệm được chi phí sinh hoạt hàng tháng. Điều này có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn bão giá như hiện nay.
>>> Xem thêm ngay: 11+ mẫu nhà mái Nhật 2 tầng tối giản nhưng vẫn siêu tiện nghi
Lợi ích và những hạn chế khi xây giếng trời cuối nhà ống
Việc xây dựng giếng trời dù là ở cuối nhà hay giữa nhà thì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Lợi ích
Giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên:
Như đã chia sẻ bên trên, giếng trời giúp lấy ánh sáng tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Do được thiết kế thông từ tầng lầu cao nhất xuống tầng trệt nên ánh sáng từ miệng giếng xuống chân giếng đồng thời sẽ lan tỏa đến tất cả các tầng của ngôi nhà. Ánh sáng tự nhiên đem đến nguồn năng lượng dồi dào và rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình.
Đem nguồn không khí trong lành:
Bên cạnh ánh sáng thì giếng trời cũng cung cấp cho cả căn nhà không khí trong lành, xanh, sạch. Giúp đem đến một không gian sống thực sự thoải mái. Điều này càng tuyệt vời hơn đối với những căn nhà ống diện tích hẹp và được xây giữa lòng thành phố chật chội, đông đúc.
Tiết kiệm điện năng:
Tất nhiên, khi căn nhà có đủ ánh sáng và không khí tự nhiên thì chúng ta không cần dùng quá nhiều đèn chiếu sáng và quạt. Nhờ vậy mà tiết kiệm điện năng và chi phí sinh hoạt kha khá.
Tăng tính thẩm mỹ:
Chưa hết, giếng trời còn giúp ngôi nhà tăng tính thẩm mỹ. Giảm bớt cảm giác ngột ngạt và bí bách.
Hạn chế
Khó cách âm:
Việc xây dựng giếng trời sẽ khiến âm thanh bị dội vang khắp cả căn nhà khiến gia chủ đôi khi cảm thấy mất đi sự riêng tư.
Có thể bị văng nước vào nhà:
Nếu các gia đình để trống miệng và không thiết kế mái che bên trên thì khi mưa nước có thể sẽ văng vào các khu vực khác trong nhà. Theo thời gian có thể gây mốc tường hoặc làm tường nhanh mọc rêu. Thậm chí có thể làm công trình nhanh hư hỏng hơn. Do đó, các gia đình nên thiết kế che phần miệng giếng lại để hạn chế nhược điểm này.
Thừa ánh sáng vào mùa hè:
Trường hợp ngôi nhà nằm ở vị trí chịu ánh nắng mạnh vào mùa hè mà trong nhà lại có giếng trời thì sẽ xuất hiện tình trạng thừa ánh sáng. Khi ánh sáng trong nhà quá nhiều và gắt sẽ khiến cả nhà sáng tưng bừng. Điều này vừa khiến cả gia đình cảm thấy khó chịu vừa làm nội thất nhanh hư hỏng, bạc màu.
Một số kinh nghiệm khi thiết kế giếng trời cuối nhà ống
Thiết kế kiến trúc đồng bộ
Mặc dù chỉ là công trình phụ của căn nhà nhưng giếng trời cần được thiết kế sao cho đồng bộ với kiến trúc tổng thể. Điều này yêu cầu các kiến trúc sư cần cân nhắc và thiết kế giếng trời cuối nhà ống sao cho có kiểu dáng, phù hợp và đồng nhất với lối kiến trúc của cả ngôi nhà. Điều này sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho cả căn nhà của bạn.
Hệ thống cách âm
Nhược điểm của căn nhà có giếng trời đó là cách âm kém. Do đó, nếu muốn có sự riêng tư, tránh ồn ào khó chịu thì gia chủ nên cân nhắc việc loại bỏ những thiết kế phẳng trơn. Thay vào đó hãy chọn những thiết kế các mảng nhám, sần như: Ốp đá, sơn giả, gạch thẻ,…để tiêu âm hiệu quả hơn.
Mái che
Mái che của giếng trời không chỉ có tác dụng tránh nước mưa văng vào các khu vực khác trong nhà mà còn là vật dụng để điều chỉnh ánh sáng từ giếng trời vào nhà sao cho hài hòa nhất. Với mái che, gia chủ có thể chọn thiết kế mái che di động hoặc cố định, tùy vào nhu cầu sử dụng của mình.
Tiểu cảnh
Đa số các gia đình có thiết kế giếng trời phía sau nhà ống đều tận dụng khu vực này để bày trí thêm vài cây xanh, chậu hoa, tiểu cảnh. Về tiểu cảnh thì gia chủ có thể linh hoạt chọn loại tiểu cảnh khô (cây xanh, đá, hòn non bộ) hoặc tiểu cảnh nước ( thác nước/hồ nước, sỏi, đá, cây xanh) để trang trí cho khu vực này.
Các lưu ý để thiết kế giếng trời tiện nghi
Hướng đặt
Theo quan niệm phong thủy thì hướng Đông Nam hoặc hướng Nam rất thích hợp để thiết kế giếng trời. Vì 2 hướng này nhận được nguồn sáng ổn định và có không khí mát mẻ hơn nhiều so với các hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc,…
Gia chủ có thể bố trí giếng trời ở gần cầu thang giữa nhà hoặc bố trí giếng trời phía sau nhà. Nhưng tựu trung thì giếng trời dù xuất hiện ở vị trí nào, hướng nào thì đều có mục đích chung là đem lại sự thông thoáng, mát mẻ cho cả căn ngôi nhà.
Kích thước, diện tích
Nhiều người cũng băn khoăn không biết nên thiết kế giếng trời diện tích bao nhiêu là phù hợp. Thực ra, diện tích giếng trời phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà và mảnh đất xây ngôi nhà đó. Nhưng các kiến trúc sư khuyên rằng không nên xây giếng trời cuối nhà quá bé. Vì nếu diện tích của giếng trời quá nhỏ thì sẽ không đảm bảo được các luồng khí lưu thông như mong muốn của gia chủ.
Ngược lại, nếu chủ nhà chọn diện tích giếng trời quá lớn thì sẽ tạo cảm giác trống trải cho căn nhà. Kích thước phù hợp để xây dựng giếng trời thông thường dao động từ 4 – 6m2.
>>> Xem thêm ngay: Nhà lệch tầng – bí kíp tiết kiệm diện tích, tối ưu hóa không gian
Tham khảo những mẫu giếng trời cuối nhà ống hiện đại và sang trọng
Những công ty thiết kế giếng trời uy tín và đẹp
- Công ty CP Đầu Tư Kiến Trúc Xây Dựng Thiết Thạch. Địa chỉ: Trụ sở chính: i4 Châu Thới, P.15, Quận 10, TP. HCM.
- Công Ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Thanh Thịnh. Địa chỉ: 631/5 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP. HCM
- Công ty CP Tư Vấn Và Xây dựng AFTA. Địa chỉ: Trụ sở chính: 626 Núi Thành, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Công ty Thiết Kế Nhà Đẹp Kiến An Vinh. Địa chỉ: |434 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, Gò Vấp, TP.HCM.
- Công Ty CP XD & TM Kiến Tạo Việt. Địa chỉ Trụ sở: Số 11, Khu Nhà Ở Thương Mại Hoàng Gia, Hà Đông, Hà Nội.
Bên trên là chia sẻ của Mogi về giếng trời cuối nhà ống, ưu – nhược điểm, một số lưu ý khi thiết kế và gợi ý các mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm mua những mẫu nhà ống đẹp, giá tốt trên khắp 63 tỉnh thành toàn quốc nhé.
Trần Thanh – Content Writer
>>> Xem thêm ngay: Chiêm ngưỡng 22+ mẫu nhà Hàn Quốc đẹp từ truyền thống đến hiện đại