spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnGiằng Tường Là Gì? Khi Nào Cần Giằng Tường? Cách Giằng Tường...

Giằng Tường Là Gì? Khi Nào Cần Giằng Tường? Cách Giằng Tường Chuẩn Nhất

Thế nào là giằng tường? Việc giằng tường có quan trọng hay không và làm sao để bố trí việc này được hiệu quả? Đây  là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này thì Mogi mời bạn đọc theo dõi thông qua bài viết này.

Giằng tường là gì?

Giằng tường được hiểu đơn giản là một lớp bê tông cốt thép có chức năng liên kết các đỉnh tường của tầng nhà trước khi bắt đầu việc đổ bê tông tấm sàn. Trong quá trình chọn vật liệu xây tường nhà thì cần lưu ý đó là giằng tường sẽ chiếm trọng lượng của vật liệu xây dựng xấp xỉ từ 45 – 65% đối với công trình nhà ở.

Khái niệm về giằng tường
Khái niệm về giằng tường

Tầm quan trọng của việc giằng tường

Giằng tường là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng công trình. Bộ phận này tạo cho tường ngang và tường dọc trở thành một khối thống nhất và sẽ hạn chế tối đa khả năng làm góc tường bị rạn nứt theo thời gian.

Do đó, trong quá trình thi công, chủ nhà cần chú ý theo dõi và giám sát quá trình làm giằng tường. Điều này giúp đảm bảo rằng ngôi nhà của họ đạt được chất lượng tốt nhất và tránh các vấn đề tiềm ẩn. Càng quan tâm đến việc thực hiện giằng tường sẽ càng đảm bảo tính an toàn và ổn định của công trình xây dựng.

Có thể nói rằng việc giằng tường vô cùng quan trọng và là một phần không thể thiếu
Có thể nói rằng việc giằng tường vô cùng quan trọng và là một phần không thể thiếu

Chức năng của việc giằng tường

Một số chức năng cũng như là tác dụng của giằng tường mà Mogi muốn chia sẻ với bạn đọc đó là:

  • Giúp kết nối các đỉnh tường với trần nhà trước khi thi công móng và xây tầng. Tăng độ vững chãi cho phần tường nhà và sàn nhà phía trên
  • Giằng tường giới hạn tác động từ lực ngoại và lực trong, ngăn chặn cong vênh, nứt rạn và biến dạng của nhà
  • Ngăn chặn sự xô lệch vị trí các nút chân cột, đảm bảo toàn bộ tòa nhà vững chắc, bền bỉ và an toàn trong suốt nhiều năm sử dụng
  • Tăng khả năng chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà, đặc biệt là khi nhà có nhiều tầng
  • Chịu các lực ứng kéo, mô-men và lực cắt khi nhà bị lún, lệch hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Giằng tường có 5 chức năng chính
Giằng tường có 5 chức năng chính

>>>Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà 2 Mặt Tiền Hiện Đại, Độc Đáo Và Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Hướng dẫn thi công đai tường

Để có thể đai tường một cách chắc chắn và hiệu quả thì quá trình thi công cần phải đảm bảo sự tuân thủ của một số công đoạn, bao gồm:

Chuẩn bị khung thép

Khi thi công các công trình lớn, nếu muốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thi công giằng tường thì nhà thầu có thể đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn sẽ dùng cốp pha. Phương án này có thể tăng chi phí nhưng đem lại tính ổn định và tốc độ thi công nhanh chóng. Dưới đây là các bước chuẩn bị khung thép:

  • Buộc thép thành khung thép giằng tường và lắp vào vị trí buộc
  • Thực hiện gia công và lắp dựng các thanh thép cốt thép theo kích thước và hình dạng đã được thiết kế
  • Tiến hành gia công và lắp đặt các thanh thép cốt dọc và cốt đai theo kích thước và vị trí quy định trong thiết kế, nhằm tạo nên sự chắc chắn
  • Sau khi hoàn thành gia công và lắp đặt các thành phần thép, tiến hành lắp khung thép đã buộc vào vị trí đã được quy định trong thiết kế
Thép sẽ được buộc thành các khung
Thép sẽ được buộc thành các khung

Gia công và lắp ván khuôn

Tiếp theo là gia công ván khuôn thành hộp và tập kết lại để chuẩn bị thi công giằng tường. Quá trình này sẽ bao gồm những bước sau:

  • Đặt ván khuôn vào vị trí đã được xác định trong thiết kế và điều chỉnh cho đúng vị trí yêu cầu. Ván khuôn được cố định bằng cây gỗ có kích thước 3x5cm để đảm bảo vị trí ổn định
  • Buộc các viên kê có độ dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Viên kê được đặt và buộc chặt vào cốt thép trong quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông
  • Trộn và đổ đà giằng tường vào khuôn hình hộp đã được chuẩn bị. Bê tông giằng tường được đổ đều và cẩn thận để đảm bảo chất lượng và độ đều trong quá trình thi công
  • Cuối cùng là đầm kỹ lại bằng đầm dùi để loại bỏ bọt khí và đảm bảo bề mặt bê tông được phẳng và đều
Giai đoạn tiếp theo là gia công và lắp khuôn
Giai đoạn tiếp theo là gia công và lắp khuôn

Lắp đặt cốt thép và cốp pha

Trong quá trình lắp đặt cốt thép và cốp pha, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ta cần tuân thủ các bước sau:

  • Sau khi đã dựng cốt thép, tiến hành lắp đặt ván khuôn đài cọc và dầm móng theo thiết kế
  • Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để đảm bảo chuẩn xác vị trí lắp đặt cốt thép để giằng tường móng.
  • Dựa vào kích thước cụ thể của từng móng, ghép khuôn phù hợp để tạo ra một khung cốp pha chắc chắn và đảm bảo kích thước thiết kế.
  • Xác định và đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau tại các vị trí trung điểm của từng cạnh ván khuôn. Điều này giúp tăng độ chắc chắn và định vị chính xác cho ván khuôn.
  • Sử dụng các thanh chống cọc cừ để cố định ván khuôn, đảm bảo vị trí và độ chắc chắn của cốp pha trong quá trình thi công.

>>>Xem thêm: Cốp Pha Là Gì? Cách Tháo Dỡ Cốt Pha Chuẩn Trong Xây Dựng

Đối với lắp đặt cốt thép, cốp pha cần người xây dựng am hiểu về kỹ thuật
Đối với lắp đặt cốt thép, cốp pha cần người xây dựng am hiểu về kỹ thuật

Trộn, đổ bê tông và đầm bằng máy

  • Giằng tường được xem là hiệu quả nhất khi dầm bê tông được đầm và không xảy ra hiện tượng rỗ trên bề mặt.
  • Thời gian cho việc đầm ở từng vị trí phải cố định và phải thật tỉ mỉ, dấu hiệu để nhận biết khu vực này đã đầm xong đó là vữa bê tông đã nối liền với bề mặt và không có bọt khí nổi lên
  • Khi di chuyển thì đầm bằng máy tối đa 1,5 lần bán kính và độ sâu của lớp bê tông chuẩn phải bằng 10cm
  • Góc đầm bằng máy phải là 90 độ là hợp lý nhất vì nếu để góc nghiêng thì sẽ làm bê tông bị phân tầng
  • Vòi của đầm phải xuống sâu 12 -15cm và cứ 35-40 giây cho một khu vực bất kỳ. Đối với đầm bàn thì tăng lên thành 45-50 giây vệt trước rồi gối vào vệt sau 10cm để tránh việc nổi bọt khí trên bề mặt
Việc trộn bê tông đòi hỏi sự tỉ mỉ của người lao động
Việc trộn bê tông đòi hỏi sự tỉ mỉ của người lao động

Tháo dỡ ván khuôn

Ở bước cuối cùng này thì sẽ là tháo dỡ các ván khuôn sau khi đã đổ bê tông được 1 ngày. Lưu ý rằng việc tháo dỡ này đòi hỏi đúng những yêu cầu kỹ thuật để hạn chế tối đa việc bị sức mẻ cấu kiện.

Việc tháo dỡ ván khuôn cần đúng kỹ thuật
Việc tháo dỡ ván khuôn cần đúng kỹ thuật

>>>Xem thêm: Phù Điêu Là Gì? 20 Mẫu Phù Điêu Mặt Tiền Nhà Được Ưa Chuộng Nhất Năm 2023

Tiêu chí thi công đai tường

Để đảm bảo chất lượng trong việc thi công giằng tường, bạn cần tuân thủ các tiêu chí sau:

Cường độ chống chịu lực

Khi thi công cần đảm bảo rằng giằng tường có chiều dài giống với tường xây dựng và có khả năng chịu tải cao. Phải đảm bảo giằng tường có khả năng chống đỡ toàn bộ tường bao và tường ngăn, cũng như chống đỡ được toàn bộ tải trọng của sàn nhà. Hơn nữa, giằng tường cần đảm bảo cường độ chịu lực khi đối mặt với tác động của thời tiết như mưa, bão và gió giật.

Tiêu chí về cường độ chống chịu lực vô cùng quan trọng
Tiêu chí về cường độ chống chịu lực vô cùng quan trọng

Độ bền và độ cứng tường nhà

Một số tiêu chí mà bạn cần phải lưu ý để đảm bảo độ bền và cứng của tường nhà đó là: Sự tương quan của Mác và vật liệu chịu tải, nền đất và phần giằng tường móng, chiều cao, chiều dài và độ dày của tường nhà, kỹ thuật xây dựng, mạch vữa và chất lượng đi kèm.

Một tiêu chí khác của đai tường đó là độ bền, cứng của bức tường nhà
Một tiêu chí khác của đai tường đó là độ bền, cứng của bức tường nhà

Cách bố trí giằng tường hiệu quả

Khi thiết kế và thực hiện giằng tường, cần chú ý đến cách bố trí phù hợp để đạt được hiệu quả tối đa. Đây là một số yếu tố quan trọng được xem là những tiêu chuẩn về bổ trụ giằng tường cần xem xét, đó là:

  • Áp dụng bố trí giằng tường dựa trên công năng cụ thể trong cấu trúc công trình và tuân thủ bản vẽ thiết kế đã tính toán trước.
  • Đặt giằng tường ở những vị trí cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, chẳng hạn như ban công, tấm ô văng.
  • Sử dụng ở những nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, hoặc có tải trọng động nguy hiểm, để tăng khả năng chịu lực và gia cố đáng tin cậy.
Hướng dẫn các giằng tường hiệu quả
Hướng dẫn các giằng tường hiệu quả

>>>Xem thêm: Top 15 Tòa Nhà Cao Nhất Đông Nam Á Mới Nhất Có Thể Bạn Chưa Biết

Những câu hỏi thường gặp

Ở phần cuối cùng, Mogi sẽ bắt đầu giải đáp một số thắc mắc của quý bạn đọc liên quan đến vấn đề đổ giằng tường. Mời bạn đọc cùng Mogi tiếp tục theo dõi.

Kích thước giằng tường là bao nhiêu?

Trong xây dựng đã quy định kích thước của giằng tường sẽ có chiều dài bằng chiều dài tường, độ dày sẽ xấp xỉ từ 7 đến 14cm.

Kích thước giằng tường sẽ từ 7cm đến tối đa là 14cm
Kích thước giằng tường sẽ từ 7cm đến tối đa là 14cm

Khi nào thì cần giằng tường?

Một số trường hợp mà gia chủ cần cân nhắc đến việc giằng tường khi:

  • Khi xây dựng tường chịu lực và gia tăng sự cứng cáp: Giằng tường được sử dụng để cung cấp sự ổn định cho tường chịu tải
  • Khi xây dựng tường ngăn trong nhà: Giằng tường để tăng độ cứng cáp và chịu lực
  • Khi có tải trọng động: Bao gồm tác động của gió, động đất, hoặc nguy cơ sụt lún, giằng tường để gia cố cho toàn bộ công trình
  • Khi muốn giằng tường chống thấm: Giúp hạn chế việc bị thấm, ứ đọng nước gây ố vàng bức tường trong nhà
Khi xây dựng tường trong nhà thì gia chủ nên giằng tường
Khi xây dựng tường trong nhà thì gia chủ nên giằng tường

Ngoài ra còn có thêm một câu hỏi cần được Mogi giải đáp đó là “tường cao bao nhiêu thì có giằng tường?” Câu trả lời là với những bức tường có chiều cao khoảng 300 đến 400cm thì sẽ được đai tường để có thể gia tăng độ vững chắc của toàn bộ công trình. Tùy vào đặc điểm của công trình mà các chuyên gia về xây dựng sẽ quyết định cần bao nhiêu số lượng đai tường tương ứng. 

Lấy một ví dụ cụ thể đó là giằng tường nhà cấp 4 thì cần bao nhiêu đai tường? Thì thông thường, một ngôi nhà cấp 4 sẽ cần ít nhất 2 đai tường để đảm bảo độ chắc chắn và ổn định của cấu trúc. Đai tường thường được đặt ở các vị trí chiến lược trên tường, như gần đỉnh tường, gần đáy tường hoặc ở vị trí chuyển đổi giữa các tầng

Giằng tường là một việc cần thiết khi xây dựng bất kỳ công trình nào
Giằng tường là một việc cần thiết khi xây dựng bất kỳ công trình nào

Qua bài viết này, Mogi đã chia sẻ cho bạn đọc về chủ đề giằng tường là gì và các thông tin liên quan như chức năng của giằng tường, khi nào cần bố trí giằng tường,… Hy vọng bạn đọc đã có thể bỏ túi thêm cho bản thân một kiến thức thực tế vô cùng hữu ích. Đừng quên truy cập vào Mogi.vn để cập nhật những bài viết mới với đa dạng chủ đề như phong thủy, kiến thức bất động sản, luật nhà đất,… được đăng tải mỗi ngày.

Trần Hoàng Chương
Trần Hoàng Chương
Tôi là Trần Hoàng Chương, hiện tại là Content Writer của Mogi - Trang thông tin mua bán và cho thuê bất động sản uy tín!
spot_img

TIN LIÊN QUAN