Không phải chỉ khi bạn là người có am hiểu về lĩnh vực xây dựng thì mới nhất thiết tìm hiểu về những loại vật liệu xây dựng khác nhau hiện nay. Có khi nào bạn đã từng nghe các thợ xây hay những kỹ sư trao đổi về gạch taplo chưa? Nếu bạn vẫn chưa hiểu về nó thì hãy cùng Mogi theo dõi bài viết bên dưới nhé.
Gạch taplo là gì?
Gạch táp lô còn được gọi là gạch không nung hay là gạch xi măng cốt liệu chủ yếu là xi măng, bột đá và một số chất khác trộn các nguyên liệu cùng với nước. Hỗn hợp thành hình thì ép khuôn tạo. Gạch xây sau khi tạo hình sẽ tự động đóng rắn lại và tự nhiên sẽ được cường độ nén, độ uốn, độ hút nước… mà không cần nung với nhiệt độ cao cũng có thể bền bỉ mới được như các loại gạch truyền thống khác.
Gạch táp lô là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến được ứng dụng sử dụng rộng rãi trong trong các công trình có tầm ảnh hưởng ở nước ta hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì kích thước gạch taplo cũng có nhiều sự lựa chọn sản xuất với rất nhiều loại khác nhau.
>>>Tham khảo thêm: Gạch Viglacera và những đặc tính ưu việt tạo nên lòng tin khách hàng
Đặc điểm của gạch taplo
- Độ bền vô đối được gia tăng nhờ lực ép khi sản xuất hoặc tác động một lực rung đặc biệt lên kích thước viên gạch taplo về thành phần kết dính.
- Chức năng tiêu âm, chống thấm ẩm mốc kể cả mọi thời tiết và chống nhiệt cao.
- Đặc biệt, công nghệ sản xuất còn rất thân thiện với môi trường do không cần tới đốt nhiệt để nung gạch, góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời song song là giảm chi phí cho các công trình.
Ngày nay, với những gia chủ quan tâm tuyệt đối đến chất lượng nhiều người chọn gạch táp lô hơn do có nhiều ưu điểm vượt trội. Ở nước ta hiện nay có những nơi có sản xuất gạch này nổi tiếng như: gạch taplo Gia Lai, gạch taplo Đà Nẵng,…
>>>Xem thêm: Gạch ceramic là gì? Ứng dụng ra sao trong kiến trúc nhà ở
Ưu điểm của gạch taplo
Gạch có nhiều hình dáng khác nhau
Gạch taplo được rung ép thủy lực cao nên thiết kế được đa dạng khác nhau phù hợp với yêu cầu nhiều công trình. Do ngày càng có sự yêu cầu cao không những về thẩm mỹ mà còn về độ bền bỉ về chất lượng, nguyên vật liệu để đáp ứng hết yêu cầu khắt khe đó. Gạch taplo có nhiều hình dạng nên càng chiếm được nhiều thiện cảm cho nhiều sự lựa chọn từ chủ đầu tư và kiến trúc sư.
Chất lượng gạch tương đối đồng đều
Chất lượng của mỗi viên gạch tương đối đồng đều và tiêu chuẩn, chúng có khả năng chống thấm cao, cách âm và cách nhiệt.
Các thành phần của bảng điều khiển nguyên liệu chung từ các nhà máy gạch taplo tương đối đồng nhất với vữa. Vì vậy, độ bám dính giữa vữa và các viên gạch khác là khá tốt, làm giảm khả năng nứt nẻ lâu năm và tăng cường độ tường.
Khả năng chống chịu khá tốt
Sức mạnh chịu lực của gạch taplo khá cao, đặc biệt nhất chính là loại gạch taplo này chịu lực cao có thể lên đến gấp 2 lần so với gạch truyền thống cũ.
Gạch taplo chống cháy tương đối tốt do thành phần của gạch hoàn toàn là chất vô cơ nên hiển nhiên sẽ không bị bắt lửa.
>>>Xem thêm: TOP 10+ Mẫu Gạch Ốp Tường Phòng Khách Nhà Ống Được Ưa Chuộng Nhất
Giảm chi phí thi công
Khi gia chủ chọn xây nhà bằng gạch taplo thì mặc nhiên có thể giảm thiểu tối đa chi phí nhân công vì khi thi công loại gạch này sẽ giúp tiết kiệm hơn phần nào hơn so với gạch thông thường là 2.5% vữa xây thậm chí là nhiều hơn. Kích thước riêng của gạch taplo lớn mà giá gạch taplo không quá cao nên giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.
>>>Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Gạch Ốp Tường Ngoài Trời Thông Dụng Và Rẻ Nhất 2023
Thân thiện với môi trường
Gạch được làm từ nguyên liệu không độc hại, hoàn toàn thân thiện với môi trường do sản xuất gạch không trải qua nhiệt độ cao, không nung tạo ra chất thải hoặc khí thải ô nhiễm, không sử dụng vật liệu đốt từ cây hay chất đốt khác làm ảnh hưởng đến môi trường và tiết kiệm nhiều khâu xử lí chất thải cho nhà sản xuất. Đây là những viên gạch thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng ngôi nhà của gia đình bạn.
>>>Xem thêm: 22+ mẫu gạch thẻ ốp tường HOT đa dạng phong cách
Nhược điểm của gạch taplo
Gạch taplo có cân nặng khá nặng, có thể so là nặng hơn nhiều so với loại gạch nung truyền thống. Vì vậy, trong khâu vận chuyển sẽ gây ra nhiều phức tạp hơn một chút cho việc vận chuyển và thi công xây dựng.
Ứng dụng của gạch taplo
- Khi xây nhà bằng gạch taplo được thiết kế bởi phần khung nhằm đảm bảo độ được hoàn toàn sự chắc chắn và an toàn cùng với nền móng của công trình.
- Một số gia chủ biết được loại này cách nhiệt tốt nên cho sử dụng làm mái, tường cách nhiệt, cách âm ở những ngôi nhà lớn.
- Gạch này còn được chủ thầu có yêu cầu cao trong việc khả năng chịu tải trọng lớn, lực tác động cao ở các dự án như các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng công nghệ cao, trung tâm thương mại, trường học hay là ký túc xá…
- Khi kết hợp cùng sắt sẽ càng làm tăng độ cứng nên dùng lót nền nhà hoặc kiêng cố cho móng nhà, bờ kè, đê chắn lũ cực kỳ thích hợp.
Kích thước và giá thành gạch táp lô
Loại gạch |
Kích thước |
Giá |
Gạch taplo đặc |
200x95x60
|
850đ/viên, 746.000/m3 |
210x100x60
|
950đ/viên, 754.000/m3 |
|
220x105x60
|
1.050đ/viên, 758.000/m3 |
|
220x120x60
|
1.250đ/viên, 789.000/m3 |
|
220x150x60
|
1580đ/viên, 798.000/m3 |
|
Gạch taplo 3 lỗ |
400x100x190
|
4.890đ/viên, 643.000/m3 |
400x150x190
|
7.290đ/viên, 639.000/m3 |
|
400x200x190
|
9590đ/viên, 631.000/m3 |
|
Gạch taplo 2 lỗ |
220x105x120
|
2.090đ/viên, 754.000/m3 |
390x200x190
|
7.990đ/viên, 539.000/m3 |
Gạch taplo dạng rãnh
Trong các loại thì gạch taplo dạng rãnh thường dùng là gạch taplo xây móng, cấu tạo là xỉ than cùng một lượng nhỏ vôi hoặc xi măng kết dính. Loại này dày dặn, công dụng tốt nhất là cách âm, cách nhiệt và giảm thiểu được khoảng hơn 15% chi phí thi công công trình.
Gạch taplo dạng đặc
Gạch taplo đặc không nung làm từ xi măng khâu định hình tự kết rắn lại, nén, uốn, hút nước không qua nhiệt nhưng lại cực bền dưới nhiều tác động lên viên gạch. Trong các loại gạch, gạch đặc không nung dùng rộng rãi từ phụ trợ nhỏ đến kiến trúc phức tạp cao tầng. Gạch taplo đặc không nung thân thiện với môi trường nhưng xung quanh chất liệu này vẫn còn đang nhiều dấu hỏi về chất lượng, khả năng chống thấm, dột.
Quy trình sản xuất gạch taplo
Để hiểu rõ hơn về khâu sản xuất loại gạch taplo thì sau đây là hai quy trình sản xuất nổi bật nhất bao gồm: nguyên liệu đá mạt và xi măng; nguyên liệu đất và cát.
Nguyên liệu sản xuất gạch taplo
Gạch sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên và không nung nấu mà dùng máy ép gạch để đạt được độ cứng nhất định đến tiêu chuẩn chung. Sản phẩm hợp chuẩn của quốc tế về lĩnh vực xây dựng dần tăng độ bền là lựa chọn hoàn hảo nhất trong xây dựng hiện nay.
Vật liệu sản xuất gạch taplo không nung bao gồm như sau: cát trắng, cát vàng, xi măng trắng, đá dăm, bột màu các loại và các chất phụ gia cần thiết. Nguyên liệu làm gạch này rất dễ tìm không làm ảnh hưởng gì tài nguyên khác trong thiên nhiên mà khâu sản xuất gạch lại cực kỳ an toàn cho người thợ và môi trường.
Quy trình sản xuất gạch taplo
Quy trình sản xuất gạch taplo từ nguyên liệu đá mạt và xi măng:
- Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu vào máy nhào trộn đảo đều, khâu này bắt buộc phải có dụng cụ chuyên dụng là điều cần thiết.
- Bước 2: Tiến hành ép khuôn để tạo hình gạch.
- Bước 3: Ép chặt xong lấy ra và chuyển gạch đi phơi nắng cuối cùng hoàn tất quy trình.
Quy trình sản xuất gạch taplo từ nguyên liệu là đất và cát:
- Bước 1: Nguyên liệu mang đi hong khô đến khi còn khoảng 15% độ ẩm dưới ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy chuyên dụng.
- Bước 2: Tiến thành sản xuất bằng việc nghiền và trộn các chất phụ gia. Trong đó, đất chiếm 80% còn lại là chất phụ gia nên phải chú ý liều lượng để ra thành phẩm được chuẩn.
- Bước 3: Ủ hỗn hợp với vôi từ 15-20% trong nhà xưởng sản xuất nền làm bằng xi măng hoặc bê tông khô ráo.
- Bước 4: Tiếp theo ủ với cát, hòa lẫn với chất thải xây dựng tăng độ kết dính định lượng khuyến cáo nên làm theo thông thường là 3 khô 2 ướt là chuẩn.
- Bước 5: Ép chặt hình định hình tạo lỗ cho viên gạch là bước quyết định cuối cùng về chất lượng gạch sau khi làm.
>>>Xem thêm: Gạch Tuynel là gì? Kinh nghiệm ứng dụng gạch Tuynel trong xây nhà
Những lưu ý khi sử dụng gạch taplo
Tuy loại gạch này có nhiều ưu điểm tốt, rất được nhiều kỹ sư xây dụng tin dùng. Nhưng để bản thân mình là một người tiêu dùng thông minh thì nên tìm hiểu thật kĩ về cấu tạo, kích thước, đặc điểm, giá thành,… Trong đó, đáng chú ý nhất khi sử dụng gạch taplo như sau:
Nên tìm mua sản phẩm tại nơi sản xuất uy tín
Khi xây nhà cần chú ý chọn sản phẩm phù hợp với kết cấu nên chọn sản phẩm uy tín, được phép từ nhà nước cho phép lưu hành hợp pháp.
Thuê thợ xây giàu kinh nghiệm
Bên cạnh chọn nơi mua uy tín bạn còn cần tìm thợ xây kinh nghiệm dày dặn vì kích thước lớn nặng hơn các loại nung thông thường nên cần phải có kinh nghiệm sẽ giúp nhà của bạn rút ngắn thời gian thi công hơn.
Vị trí sử dụng gạch taplo
Gạch có thể hút ẩm cao nên giúp cho tường hạn chế thấm nước, mốc do thời tiết nên tốt nhất có thể cân nhắc để xây tường bao quanh hoặc tường ngăn cách giữa các phòng, phòng bếp. Nói chung là nơi nào trong nhà mà dễ bị thấm nước nhất là nơi thích hợp để sử dụng gạch taplo.
Lưu ý dùng gạch taplo trong khi thi công điện nước
Gạch taplo khá chắc chắn nên làm cho hệ thống điện nước ngầm sẽ gặp nhiều khó khăn nên để khắc phục thì phải dùng đến máy khoan. Vì vậy cần có thợ xây cao tay lâu năm trong nghề và sự giám sát của kỹ sư điện song song để đưa ra phương pháp về cách xây gạch taplo phù hợp.
Cám ơn bạn đã đến với Mogi.vn để tìm hiểu về gạch taplo. Để tra cứu thêm nhiều thông tin khác về những lĩnh vực bất động sản, nhà đất, phong thủy, mẹo vặt,… cực kì hấp dẫn và cần thiết cho cuộc sống hàng ngày hãy truy cập Mogi, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề.
>>>Xem thêm:
- Gạch Porcelain Là Gì? Phân Loại Gạch Porcelain Với Granite Và Ceramic
- Kích Thước Gạch Kính Lấy Sáng Tiêu Chuẩn Cho Từng Thiết Kế Nhà