spot_img
Trang chủLuật nhà đấtĐất TIN là đất tín ngưỡng phải không? Thủ tục pháp lý...

Đất TIN là đất tín ngưỡng phải không? Thủ tục pháp lý và quy định hiện hành

Đất TIN là đất tín ngưỡng, một loại đất đặc biệt được Nhà nước giao cho các cơ sở tín ngưỡng, để phục vụ các hoạt động tâm linh của cộng đồng. Mang đậm giá trị và bản sắc của văn hóa Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng đất phải đúng với các quy định của nhà nước. Do đó, hãy cùng Mogi.vn tìm hiểu về việc cấp phép, cấp sổ đỏ và những quy định có liên quan đến đất TIN thông qua bài viết sau đây nhé!

Đất có ký hiệu TIN là gì?

Ký hiệu TIN trên bản đồ địa chính nghĩa là đất Tín Ngưỡng, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp Việt Nam. Tại điều 160 Đất Tín Ngưỡng của luật đất đai 2013 có quy định rõ: 

Đất Tín Ngưỡng bao gồm: “đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.”

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất tín ngưỡng TIN

Hiện nay, việc cấp sổ đỏ vẫn được thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền thuộc huyện, xã, thị trấn, thành phố trực thuộc tỉnh như: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc văn phòng đăng ký đất đai. Bên cạnh đó, người dân có thể xin cấp sổ đỏ bằng hình thức trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Quốc Gia. Dưới đây là quy trình các bước xin cấp sổ đỏ cho đất tín ngưỡng TIN mà bạn cần biết. 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Việc chuẩn bị hồ sơ cần phải đúng với các yêu cầu và quy định của nhà nước theo từng trường hợp như sau: 

Trường hợp 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận 

  • Đơn xin cấp sổ đỏ theo mẫu số 04a/ĐK 
  • Bản in thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính
  • Chứng từ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có) 

 Trường hợp 2: Đăng ký quyền sử dụng đất 

Nộp một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Trường hợp 3: Đăng ký quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất 

Điều này có nghĩa là bạn đang xây dựng một công trình hay nhà ở trên đất TIN và muốn đăng ký quyền sử dụng tài sản trên loại đất này. Do đó, bạn cần bổ sung thêm vào hồ sơ của mình các loại giấy tờ chứng minh như: 

  • Giấy phép xây dựng 
  • Hợp đồng mua bán, cho thuê, sang nhượng 
  • Biên bản bàn giao tài sản
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo từng trường hợp

Bươc 2: Nộp hồ sơ 

Hồ sơ có thể được nộp ở những nơi sau:  

  • Các cá nhân, gia đình và cộng đồng nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, phường, thị trấn 
  • Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất cấp huyện 
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 
  • Bộ phận Một cửa (nơi tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính) 

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ 

Cơ quản chức năng có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký. Sau đó, chuyển hồ sơ lên ủy ban nhân dân cấp xã 

Bước 4: Giải quyết yêu cầu

Về phía cơ quan chức năng thẩm quyền là văn phòng đăng ký hoặc UBND cấp xã, phường sẽ tiến hành do đạc, kiểm tra và xác nhận tình trạng pháp lý của lô đất đó. Việc này đảm bảo đất tín ngưỡng TIN được sử dụng đúng vơi mục đích.

Bước 5: Trả kết quả 

Đối với đất lần đầu được cấp sổ đỏ, thời gian thực hiện cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản không quá 3 ngày. 

Trả kết quả, cấp giấy phép
Kết quả được trả về chỉ trong thời gian ngắn

Tham khảo thêm: Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng Nhà Ở Riêng Lẻ Và Công Trình Chuẩn Quy Định 

Những quy định mới nhất về sử dụng đất TIN

Trước đây, để biết các quy định liên quan đến việc sử dụng đất tín ngưỡng TIN, chúng ta thường căn cứ vào luật đất đai 2013. Tuy nhiên, mới đây bộ luật đất đai 2024 vừa được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, có nhiều điểm sửa đổi như sau: 

Đối tượng sử dụng đất TIN

Những trường hợp được cấp phép sử dụng đất tín ngưỡng TIN là:

  • Các trụ sở, cơ sở tín ngưỡng tại từng địa phương 
  • Các cấp lãnh đạo, trường đào tạo tín ngưỡng (có thể là ngành học) 
  • Người đại diện cho một tín ngưỡng được pháp luật Việt Nam công nhận có mong muốn mở miếu, đền, am phục vụ cho việc thờ cúng
  • Cơ sở, tổ chức được chuyển quyền để xây dựng cơ sở tín ngưỡng 
Đối tượng sử dụng đất TIN
Các quy định về những đối tượng được phép sở hữu đất TIN

Quy định về việc sở hữu và quản lý 

Để tránh các trường hợp lạm quyền, cắt xén đất và chiếm dụng với mục đích riên nên việc quản lý đất tín ngưỡng phải do các cơ quan Nhà nước và người đại diện của cơ sở tín ngưỡng chịu trách nhiệm. Cụ thể:

  • Chủ đất: là người đại diện nhà nước có trách nhiệm thống nhất và quản lý mã số thuế. (được nhà nước trao quyền) 
  • Chủ thể quản lý: đa phần là những ngường đứng đầu các cơ sở tín ngưỡng đình, đền, miếu,… Đi cùng với UBND các cấp hỗ trợ trong việc quản lý đất đai và mã số thế.
Người quản lý đất TIN
Người quản lý phải là người có trách nhiệm, được nhà nước trao quyền để quản lý

Quy định về việc thu hồi đất TIN

Về cơ bản, đất tín ngưỡng vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, các cá nhân tổ chức hiện nay chỉ được trao quyền lại. Do đó, việc thu hồi đất vẫn sẽ xảy ra nếu rơi vào các trường hợp sau: 

  • Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thay đổi mục đích sử dụng đất mà không báo trước 
  • Nhà nước cần để phục vụ cho an ninh, quốc phòng 
  • Có quy hoạch mới trên đất TIN
Thu hồi đất TIN
Việc thu hồi đất có thể diễn ra bất kỳ lúc nào sau khi được thông báo

Phân biệt đất tín ngưỡng TIN và đất tín ngưỡng TON 

Đất TON là ký hiệu của đất cơ sở Tôn Giáo, cũng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp như đất TIN. Tuy nhiên, đất sẽ được sử dụng với mục đich xây dựng các cơ sở tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường, phật đường và một vài cơ sở mang tính tôn giáo khác được cấp phếp hoạt động. Để phân biệt được hai loại đất này, bạn có thể tham khảo bản so sánh sau đây:

  Đất tín ngưỡng TIN  Đất tín ngưỡng TON
Đối tượng sử dụng 

Cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn, thôn, làng, ấp, buôn, bản, sóc, phum, tổ dân phố, dân cư có cùng tín ngưỡng, phong tục, tập quan hoặc chung dòng họ 

Cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo

Hình thức sử dụng Được nhà nước giao, công nhận hoặc được chuyển quyền sử dụng đất  Được chuyển nhượng; được trao tặng, nhận, cho; mượn từ các tổ chức, cá nhân sở hữu
Mục đích sử dụng Xây dựng đền, đình, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ  Xây dựng các công trình tôn giáo: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, các cơ sở trường học chuyên về tôn giáo 

Nguồn: Tổng hợp

Tham khảo thêm: 

Bài viết trên là những quy định có liên quan đến đất TIN là đất tín ngưỡng, bên cạnh đó là việc so sánh cụ thể giữa hai loại đất dễ nhầm lẫn và đất TIN và đất TON. Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu thêm về hình thức sở hữu và nắm được quy trình cấp sổ đỏ cho đất TIN. Đừng quên truy cập Mogi.vn mỗi ngày để cập nhật thêm các quy định mới nhất về đất đai và theo dõi thị trường mua bán nhà đất bạn nhé!

Tham khảo thêm một vài ký hiệu đất phi nông nghiệp khác: 

 

 

 

 

 

spot_img

TIN LIÊN QUAN