spot_img
Trang chủTin bất động sảnPhân tích - Nhận địnhỒ ạt cảnh doanh nghiệp ngoài ngành chuyển hướng sang đầu tư...

Ồ ạt cảnh doanh nghiệp ngoài ngành chuyển hướng sang đầu tư bất động sản

Đầu năm 2017, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều “ông lớn” ngoài ngành chen chân vào đầu tư. Đây là dấu hiệu tích cực hay tiêu cực? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Sự hồi sinh của thị trường bất động sản

5 tháng đầu năm 2017 chứng kiến những chuyển mình tích cực trên thị trường bất động sản Việt Nam. Các dự án bị đình trệ đã sống lại nhờ những thương vụ mua bán, sáp nhập của nhà đầu tư trong ngành lẫn ngoài ngành. Đây là một điểm mới của bất động sản.

Hàng loạt dự án “khủng” được hồi sinh giúp cho thị trường bất động sản tìm lại vinh quang năm nào. Có thể kể đến những cái tên từng gây ra “địa chấn” trên thị trường như dự án Kenton, khu dân cư phức hợp Lacasa, River City…

Một điểm đặc biệt là các công ty xây dựng ngày càng lấn sân sang địa ốc để tận dụng tối ưu lợi thế của họ. Điển hình như công ty CP xây dựng Coteccons đã lấn sân bằng công ty con là công ty TNHH Convestcons.

Bên cạnh các dự án cao cấp thì Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt các dự án nhà ở xã hội và căn hộ giá rẻ để kích thích thị trường. Đồng thời với đó là mức lãi suất ưu đãi khi mua trả góp là 4,8%/năm. Các dự án đất nền cũng rầm rộ được triển khai tại các khu quy hoạch đô thị mới như Long Thành, Bình Dương, khu đô thị Tây Hà Nội…

Các doanh nghiệp ngoài ngành rót tiền tỷ vào thị trường bất động sản

Quý I năm 2017 là thời điểm thị trường bất động sản được ghi dấu ấn bởi các “ông lớn” ngoài ngành. Hàng loạt doanh nghiệp trên cả nước đồng loạt rót tiền vào các dự án đầu tư bất động sản, họ có thể có một phần liên quan như các tập đoàn xây dựng hoặc thậm chí trái ngành hoàn toàn như Công ty CP thủy san Hùng Vương mạnh tay mua 10ha đất ở KCN Tân Tạo – TP.HCM để xây nhà kho.

dau tu bat dong san trai nganh
Doanh nghiệp trái ngành rót tiển tỷ vào dự án “khủng”

Bitis cũng đã ghi dấu giày của họ bằng việc đầu tư vào các căn hộ và tái cấu trúc các quỹ đất của họ tại khu vực phía Tây thành phố Hồ Chí Minh. Một bom tấn khác được kích nổ bởi công ty CP đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi) khi thông qua chiến lược khai thác các dự án khách sạn và văn phòng của tòa nhà Bamboo Prince Court.

Đáng chú ý nhất trong số các doanh nghiệp ngoài ngành khi đầu tư vào bất động sản là cuộc chay đua đổi vai từ nhà thầu sang chủ đầu tư của các ông trùm xây dựng. Điển hình nhất ở khu vực miền Nam là công ty đầu tư hạ tầng kĩ thuật TP.HCM (CII) thành lập công ty con CII Land để chen chân vào các dự án ở khu vực Thủ Thiêm. Khu vực miền Bắc có tập đoàn Hoành Sơn đang ra sức thâu tóm các dự án lớn trên diện rộng.

Những điểm tích cực và những nguy cơ khi đầu tư trái ngành

Điểm tích cực

Việc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngành là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản đang trong tình trạng trì trệ. Những động thái này như một đòn bẩy đánh thức “ngài” bất động sản đang ngủ mê.

Như chúng ta đã biết, bất động sản là thị trường của các thị trường. Do đó, khi bất động sản được hồi sinh sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành liên quan như xây dựng, nội thất, vật liệu, tài chính…

thi truong sat thep bat dong san
Thị trường sắt thép khởi sắc theo bất động sản

Các doanh nghiệp trái ngành mang đến cho thị trường bất động sản một góc nhìn mới, một làn gió mới trong không khí đã quá cũ.

Điểm tiêu cực

Bên cạnh những điểm tích cực rất đáng ghi nhận và phát triển thì các doanh nghiệp trái ngành cần biết đến những rủi ro có thể gặp phải khi chen vào thị trường bất động sản đang rối ren hiện nay.

Vì là doanh nghiệp ngoài ngành nên đôi khi sẽ bị sa lầy vào những dự án không khả thi vì sự chủ quan hoặc không dự đoán được thị trường như những chuyên gia trong ngành. Có thể kể đến là tập đoàn Hòa Bình – một nhà thầu xây dung nhiều năm kinh nghiệm nhưng khi lấn sân sang bất động sản đã gặp rất nhiều khó khăn và có lúc đã phải bán dự án để thu hồi vốn.

Ngoài ra, sự đổ xô ào ạt vào thị trường bất động sản dễ dẫn đến tình trạng bão hòa như giai đoạn 2009 – 2013 và là cho cả thị trường bị đóng băng. Đặc biệt là tình trạng các dự án đắp chiếu thời gian dài.

du an dap chieu
Dự án đắp chiếu vì thị trường bão hòa

Tóm lại, các doanh nghiệp trái ngành đầu tư bất động sản là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, việc đầu tư cần được cân nhắc trước khi tiến hành để tránh tình trạng “vung tay quá trán”  dẫn đến sa lầy vào những dự án “chết”. Bên cạnh đó, cán cân cung – cầu cần được đặc biệt quan tâm. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ trở thành con gà đẻ trứng vàng cho cả những doanh nghiệp trái ngành!

Mogi.vn

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN