spot_img
Trang chủTin bất động sảnThị trườngĐất Chua Là Gì? Biện Pháp Cải Tạo Đất Chua Nhanh Chóng...

Đất Chua Là Gì? Biện Pháp Cải Tạo Đất Chua Nhanh Chóng Và Hiệu Quả Nhất

Đất chua là gì? Vì sao đất bị chua? Biện pháp cải tạo đất chua an toàn, nhanh chóng mà vẫn hiệu quả? Cùng Mogi khám phá ngay nhé!

Đất chua là gì?

Đất chua là một trong những hiện tượng đất bị biến đổi tính chất hoá học trong suốt quá trình canh tác, gieo trồng hoặc có thể do chịu ảnh hưởng bởi thuộc tính của vùng đất đặc thù. Trong quá trình canh tác nông nghiệp, cây trồng sẽ hút các chất dinh dưỡng thuộc nhóm bazo (kiềm) từ đất như K, N, P, Mg, Ca và nhiều chất khác. Lâu ngày đất không được cải tạo sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nồng độ pH, do mất nhiều chất kiềm nên đất chỉ còn lại phần lớn là chất axit (nồng độ pH=<6.5) nên đất sẽ trở nên bị chua. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra đất chua còn có thể do kết cấu đất xốp nhẹ, bị tình trạng đất pha cát nên rất dễ bị rửa trôi. 

Khái niệm đất chua và biện pháp cải thiện đất chua an toàn
Khái niệm đất chua và biện pháp cải thiện đất chua an toàn

Một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng chính là việc đất chua. Vấn đề này sẽ sự kìm hãm sự phát triển của cây và gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật có lợi cho cây trồng trong môi trường đất. Đối với những giống cây có bản tính không chịu được môi trường đất chua thì việc đất dần bị biến đổi thuộc tính trở nên chua như vậy sẽ khiến chúng không thể phát triển thêm được hoặc có thể chết đi, thế nên việc tìm ra các biện pháp cải tạo đất chua luôn được ưu tiên hàng đầu.

Việc hiểu được tình trạng đất hiện tại của mình thông qua trị số pH (hiểu được nồng độ H+ trong môi trường đất như thế nào, nếu H+ nhiều là đất đang dư axit và ngược lại) sẽ giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc tìm ra các biện pháp cải tạo đất chua.

Đất chua là gì? Biện pháp cải tạo đất chua
Đất chua là gì? Biện pháp cải tạo đất chua

Vì sao đất bị chua?

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra đất chua mà người nông dân cần phải nắm bắt thật rõ để có thể trang bị đầy đủ các biện pháp cải tạo đất chua thích hợp.

Mưa nhiều làm đất bị mất đi lớp phủ thực vật

Đối với các khu vực có thời tiết trong năm chịu nhiều mưa lớn hoặc cũng có thể do việc tưới nước quá nhiều, gặp trình trạng đất thịt nhẹ hay đất cát thì sẽ gặp tình trạng các chất dinh dưỡng quan trọng thuộc hệ kiềm như Magie (Mg), Canxi (Ca), Kali (K),… bị rửa trôi khiến cho đất mất cân bằng nồng độ pH ban đầu, trị số pH sẽ giảm do nồng độ axit tăng cao dẫn đến đất bị chua. 

Mưa nhiều làm đất bị mất đi lớp phủ thực vật và biện pháp cải tạo đất chua
Mưa nhiều làm đất bị mất đi lớp phủ thực vật và biện pháp cải tạo đất chua

Đất không được bổ sung đủ hữu cơ sau khi khai thác

Một trong những lý do gây ra tình trạng đất chua là trong quá trình gieo trồng người nông dân đã không cải tạo lại đất thường xuyên. Bởi lẽ, ở suốt quá trình canh tác dài hạn, cây trồng sẽ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng thuộc hệ kiềm, các khoáng chất vi lượng, trung lượng để phát triển và thải lại các gốc axit vào trong đất, điều này khiến đất bị mất tính kiềm và dư tính axit cho nên cần bổ sung lại đủ hữu cơ cho đất trong chu kỳ canh tác để giúp đất không bị chua, đây cũng được xem là một biện pháp cải tạo đất chua tiêu biểu.

Đất không được bổ sung đủ hữu cơ sau khi khai thác và biện pháp cải tạo đất chua
Đất không được bổ sung đủ hữu cơ sau khi khai thác và biện pháp cải tạo đất chua

Độ pH trong đất thấp do kém thoáng khí

Quá trình vi sinh vật thực hiện phân giải chất hữu cơ (đặc biệt là trong điều kiện môi trường yếm khí) sẽ sản sinh ra các axit hữu cơ cho đất. Các loại axit này dễ dàng hòa tan các chất gốc bazo như Mg, Ca, K… ở trong đất, khiến cho đất bị hóa chua. Chính vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đất nếu quanh năm ngập nước, đất lầy thụt, đất than bùn thì đều là đất chua. Cho nên biện pháp cải tạo đất chua bằng việc duy trì cho đất có độ thông thoáng và tránh ngập nước sẽ giúp cho nồng độ pH được cân bằng hơn.

Độ pH trong đất thấp do kém thoáng khí và biện pháp cải tạo đất chua
Độ pH trong đất thấp do kém thoáng khí và biện pháp cải tạo đất chua

Đất chua do sử dụng phân bón hóa học quá mức

Trong quá trình canh tác gieo trồng, việc lạm dụng quá mức phân bón hoá học và thuốc trừ sâu trong thời gian dài cũng là lý do chính khiến đất bị chua. Một trong những loại phân bón hóa học được sử dụng nhiều nhất trong canh tác chính là phân bón NPK. Bản chất của loại phân bón NPK là chúng có nồng độ pH thấp giao động chỉ từ 3 – 5 nên khi bón phân vào trong đất sẽ dẫn đến nồng độ pH trong đất sẽ thay đổi, đặc biệt là khi bón phân một cách mất kiểm soát thì sẽ gây nên sự mất cân bằng nồng độ pH nghiêm trọng, dư quá nhiều axit sẽ dẫn đến đất bị chua. Biện pháp cải tạo đất chua cho trường hợp này là nên hạn chế hoặc sử dụng một cách khoa học phân bón hóa học cho đất.

Đất chua do sử dụng phân bón hóa học quá mức và biện pháp cải tạo đất chua
Đất chua do sử dụng phân bón hóa học quá mức và biện pháp cải tạo đất chua

Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng

Gần giống với trạng thái bị bệnh của con người, đất chua là một trạng thái đất không khỏe và nó gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến cây trồng và hệ vi sinh vật sống trong đất. Người nông dân cần hiểu rõ được sức ảnh hưởng của nó đối với vụ mùa của mình nhằm mục đích kịp thời có các biện pháp cải tạo đất chua.

Ảnh hưởng của đất chua và biện pháp cải thiện đất chua
Ảnh hưởng của đất chua và biện pháp cải thiện đất chua

Đối với cây trồng

Đất chua sẽ cản chế các hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây trồng, khiến chúng gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất khoáng: đa, trung, vi lượng cần thiết để nuôi cây. Từ đó dẫn đến tình trạng cây trồng bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng phục vụ cho quá trình phát triển, ảnh hưởng đến mùa vụ do giảm năng suất thu hoạch.

Một trong các biểu hiện của đất chua đến cây trồng là trong môi trường đất chua rễ cây thường sẽ bó lại và không phát triển để hấp thu chất dinh dưỡng được. Với các giống cây trồng không hợp đất chua thì tình trạng đất này sẽ ảnh hưởng làm chậm quá trình ra hoa, giảm mạnh tỷ lệ đậu quả, cây thường còi cọc và khả năng chết cây cao.

Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng và biện pháp cải tạo đất chua
Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng và biện pháp cải tạo đất chua

Đối với vi sinh vật

Theo nghiên cứu sinh học thì các nhóm vi sinh vật có lợi trong đất gần như không thể tồn tại hay sinh sôi được trong môi trường đất có nồng độ pH thấp hay nói cách khác là đất có độ chua cao. Việc số lượng vi sinh vật có lợi trong đất bị giảm sút mạnh sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau đối với cả đất, cây trồng và người nông dân. Bởi vì các hợp chất khó tan trong đất bình thường được các vi sinh vật có ích phân giải cho cây sử dụng thì hiện tại sẽ tích tụ, ứ đọng lại trong đất trực tiếp gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng và môi trường xung quanh.

Ảnh hưởng của đất chua đến vi sinh vật và biện pháp cải thiện đất chua
Ảnh hưởng của đất chua đến vi sinh vật và biện pháp cải thiện đất chua

Những biện pháp cải tạo độ chua của đất 

Biện pháp cải tạo và sử dụng đất chua hữu hiệu luôn là vấn đề cấp thiết được người nông dân quan tâm, bởi việc có cách sử dụng đất chua sẽ giúp cho năng suất mùa vụ được tăng cao, về lâu dài các biện pháp cải tạo đất chua này sẽ có hiệu quả rõ rệt khi chất lượng đất trồng được cải thiện tốt hơn. Sau đây là một vài biện pháp cải tạo đất chua được nhiều người sử dụng nhất.

Bón vôi cho đất

Khi đất trồng rơi vào tình trạng bị chua thì một trong những cách cải tạo đất chua là tăng trị số pH lên cao hơn, người ta thường sẽ bón những loại chất có tính chất kiềm vào cho đất, chẳng hạn như vôi nông nghiệp. Có các loại vôi chính thường dùng để bón cải tạo đất như: bột đá vôi (CaCO3), vôi tôi (Ca(OH)2, vôi nung (CaO) và hợp chất dolomite lime (‎CaMg(CO3)2).

Để lựa chọn được loại vôi phù hợp khắc phục đúng mức độ chua của đất thì ta cần biết đất đang có độ chua như thế nào thông qua một vài dụng cụ đo nồng độ pH cho đất đơn giản. Một trong những lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên dùng loại vôi dolomite, vì chúng vừa cung cấp hai nguyên tố kiềm mạnh cho đất là Ca, Mg đồng thời cung cấp nguồn khoáng dinh dưỡng dồi dào cho cây. Bên cạnh đó một ưu điểm nổi trội của loại vôi này là nó không gây nóng cho cây trồng. 

Một ví dụ cụ thể cho việc bón vôi dolomite lime (‎CaMg(CO3)2) cải thiện độ chua cho đất là đối với loại đất đỏ Bazan có nồng độ pH<4. Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đưa ra khuyến cáo cho người nông dân rằng họ nên bón 1.200 kg/ha loại vôi dolomite này và định kỳ 2 năm bón một lần.

Biện pháp cải tạo đất chua bằng bón vôi cho đất
Biện pháp cải tạo đất chua bằng bón vôi cho đất

Lưu ý khi bón vôi

  • Theo nghiên cứu thì thời điểm bón vôi thích hợp nhất là sau vụ thu hoạch, thực hiện bón vôi sau ít nhất là 15 ngày từ đợt bón phân cuối cùng của mùa vụ trước và tương tự bón vôi trước đợt bón phân của mùa vụ sau ít nhất cũng 15 ngày. Đặc biệt tốt nhất là trước mùa mưa hoặc giữa mùa mưa.
  • Đối với những khu vực có tính chất là đất sét nặng, ít chất hữu cơ trong đất thì tuyệt đối không nên bón nhiều vôi vì sẽ càng khiến đất thêm chai cứng, khó phục hồi. Bởi vì khi bổ sung các hợp chất vôi vào đất sẽ sinh ra phản ứng hóa học tạo ra CaSO4 là một loại chất kết tủa, cụ thể là thạch cao và chúng sẽ làm chai cứng đất, cản trở quá trình phát triển của bộ rễ cây.
  • Bên cạnh đó, một điểm mà bạn cần lưu ý nữa chính là vôi là một chất sở hữu khả năng sát khuẩn mạnh nên khi bón chúng vào đất thì khả năng cao vôi sẽ tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi cũng như có hại trong đất.
  • Hầu hết tất cả các loại phân bón hóa học đều kỵ với vôi cho nên bạn lưu ý không nên trộn chung chúng khi bón và nên cách đoạn thời gian khi sử dụng vôi và phân bón hóa học cho đất.
  • Đặc biệt lưu ý là không nên trộn vôi và hợp chất acid humic với nhau vì kết quả tạo thành khi chúng kết hợp với nhau là hợp chất humat canxi – một hợp chất không tan trong nước, cây trồng cũng không thể hấp thụ và việc ứ đọng trong đất các hợp chất không tan sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây.
Biện pháp cải tạo đất chua bằng vôi cần đúng kỹ thuật
Biện pháp cải tạo đất chua bằng vôi cần đúng kỹ thuật

Phương pháp bón vôi nhằm nâng độ pH là biện pháp chỉ mang tính tạm thời và không có tính bền vững vì nồng độ pH sẽ tiếp tục giảm khi mưa nhiều khiến các chất gốc kiềm bị hòa tan và trôi đi. Thế nên để duy trì được mức độ pH ổn định cho đất trồng, người nông dân cần kết hợp đồng thời thêm nhiều biện pháp chăm sóc đất trồng khác.

>>>Xem thêm: Thạch cao là gì? Ứng Dụng Của Thạch Cao Trong Nội Thất Và Xây Dựng

Bổ sung phân hữu cơ cho đất

Bổ sung hữu cơ cho đất hay dễ hiểu hơn chính là việc trả lại cho đất lượng và chất kiềm đã bị cây trồng hấp thu. Tăng lượng hữu cơ của đất được khuyên là một trong những cách an toàn và bền vững nhất để phụ hồi lại hệ sinh thái đất trồng, việc làm này giúp tăng lượng keo đất, thúc đẩy quá trình trao đổi các ion hoạt chất dinh dưỡng, giúp đất giữ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó các kim loại kiềm và kiềm thổ sẽ được giữ lại trong đất hiệu quả hơn, tránh được việc bị rửa trôi, nồng độ pH đất ổn định, cải thiện tình trạng đất chua hiệu quả.

Biện pháp cải tạo đất chua bằng cách bổ sung phân hữu cơ cho đất
Biện pháp cải tạo đất chua bằng cách bổ sung phân hữu cơ cho đất

Hoạt chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn chính của hệ vi sinh vật trong đất. Vì vậy, khi bạn tăng cường bổ sung lượng hữu cơ trong đất sẽ kéo theo việc gia tăng hoạt động của hệ vi sinh vật đất có lợi này, đồng thời làm đất trồng trở nên tơi xốp hơn.

Có khá nhiều cách giúp tăng hữu cơ cho đất, trong đó có một vài biện pháp như: bón phân chuồng hoai mục, phân chuồng, phân xanh, xác bã thực vật đã được ủ hoai mục, phân ủ từ rác nhà bếp. hành động này sẽ giúp trả lại lượng chất hữu cơ tự nhiên cho đất trồng sau mỗi mùa thu hoạch.

Phân hữu cơ được xem như một biện pháp cải tạo đất chua an toàn nhất
Phân hữu cơ được xem như một biện pháp cải tạo đất chua an toàn nhất

Hạn chế tác động hóa chất lên đất

Việc lạm dụng bón các loại phân bón hóa học hay các loại phân bón có ít thành phần phân hữu cơ trong một thời gian dài chính là lý do chủ yếu gây chua đất, đất bạc màu. Do đó, người nông dân nên ưu tiên lựa chọn bón các loại phân hữu cơ nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây, cải tạo đất an toàn, ổn định nồng độ pH giúp cho đất không bị chua.

Biện pháp cải tạo đất chua bằng việc hạn chế tác động hóa chất lên đất
Biện pháp cải tạo đất chua bằng việc hạn chế tác động hóa chất lên đất

Nuôi dưỡng thảm thực vật che phủ

Nuôi dưỡng thảm thực vật che phủ, cụ thể là nuôi dưỡng các thảm cỏ che phủ dưới gốc cây sẽ giúp bảo vệ đất khỏi bị xói mòn rửa trôi các chất dinh dưỡng như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng nuôi cây và các ion kiềm nằm ở tầng đất trên cùng không bị mất đi dưới các tác động vật lý bên ngoài. Lớp cỏ che phủ này sẽ giúp nước mưa ngấm xuống đất sâu hơn, giữ ẩm hiệu quả hơn, hạn chế phần lớn hiện tượng bốc thoát hơi nước khi gặp thời tiết nắng nóng.

Thêm vào đó, lượng mùn hữu cơ từ việc cắt tỉa thảm cỏ có tác động rất tốt đến cây trồng, chúng sẽ giúp đất trồng trở nên tơi xốp, màu mỡ và có độ pH cân bằng, ổn định. Một vài loại cỏ được gợi ý cho việc hỗ trợ cải tạo đất chua như cỏ mọc tự nhiên trong vườn, cỏ xuyến chi, cỏ lạc dại, cỏ thài lài…

Biện pháp cải tạo đất chua bằng cách nuôi dưỡng thảm thực vật che phủ
Biện pháp cải tạo đất chua bằng cách nuôi dưỡng thảm thực vật che phủ

Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc đã nắm được khái niệm đất chua, biện pháp cải tạo và sử dụng đất chua, tại sao phải cải tạo đất chua cũng như các biện pháp cải tạo đất chua hữu ích. Truy cập Mogi để đọc thêm nhiều bài viết liên quan hơn nhé!

Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc: Yếu Tố Quyết Định Độ Chua Hoạt Tính Của Đất

Phan Yến
Phan Yến
Hi. Mình là Yến Phan, các bạn có thể gọi mình là Yennie. Hiện tại mình là một Content Writer của trang Mogi.vn - trang thông tin, mua bán bất động sản uy tín. Chào mừng các bạn đã ghé đến với các bài viết của mình, hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn!
spot_img

TIN LIÊN QUAN