spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnGiải Đáp Thắc Mắc: Yếu Tố Quyết Định Độ Chua Hoạt Tính...

Giải Đáp Thắc Mắc: Yếu Tố Quyết Định Độ Chua Hoạt Tính Của Đất

Tình trạng đất chua gây thiệt hại đến cây trồng sau quá trình canh tác nông nghiệp đã là vấn nạn quen thuộc của bà con nông dân. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hộ canh tác vẫn chưa hiểu rõ bản chất cũng như các biện pháp cải tạo đất hiệu quả nhất. Để mang đến cho nhà nông những vụ mùa bội thu, Mogi.vn xin chia sẻ một số thông tin về chuyên đề “Giải đáp thắc mắc: Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất”. Mời quý bạn đọc theo dõi những nội dung hữu ích ngay bên dưới!

Độ chua hoạt tính của đất là gì?

Yếu tố quyết định độ chua tiềm tàng của đất. Độ chua hoạt tính của đất là hiện tượng đất bị thay đổi tính chất hóa học thông qua quá trình canh tác nông nghiệp hoặc bị ảnh hưởng bởi một số đặc tính của đất ở những vùng đặc biệt. Đất bị chua còn được hiểu là đất chứa nhiều thành phần axit với độ pH từ 6,5 trở xuống. Giá trị pH cho biết nồng độ của ion H+ trong môi trường ra sao. Từ đó, bà con nhà nông có thể dễ dàng hiểu được tình hình đất đai và đề ra các giải pháp để giải quyết tình trạng này. 

Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Tình trạng đất chua hoạt tính có thể cải thiện được

Độ chua của đất lành là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển dài lâu của cây trồng. Nó ức chế sự phát triển của cây trồng và hoạt động của những vi sinh vật trong môi trường đất. Đặc biệt, những cây trồng không chịu được đất chua thì không thể sinh sống được và dần chết đi. Người nông dân nên chú ý hơn đến việc cải tạo đất khi thấy nó có sự thay đổi. Chỉ cần sử dụng máy đo pH, bạn có thể theo dõi tình hình canh tác trong suốt mùa vụ trồng trọt.

>>> Xem thêm: Đất nông nghiệp là gì? Chi phí chuyển từ đất nông nghiệp sang thổ cư?

Nguyên nhân tạo ra độ chua hoạt tính của đất

Yếu tố quyết định độ chua của đất? Đất chua hoạt tính của đất hình thành bởi quá trình khai thác tự nhiên và các yếu tố canh tác nông nghiệp của con người. Trong số đó, yếu tố nông nghiệp được coi là nguyên nhân chủ yếu. Một số nguyên nhân cụ thể nhà nông cần lưu ý như sau:

  • Do đặc điểm và tính chất của đất như đất thịt nhẹ, đất cát thì khi gặp trời mưa to hoặc tưới quá mức sẽ dễ làm trôi đi các chất kiềm như Canxi, Kali, Magie ra các ao, hồ lân cận và ngấm sâu vào tầng đất bên dưới. Việc mất độ kiềm của đất sẽ làm mất cân bằng môi trường đất và làm cho đất trở nên chua nhiều hơn.
Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Tình trạng đất chua gây mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên của đất
  • Do cây trồng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng như N, P, K, các chất khoáng trung lượng và vi lượng trong thời gian dài mà nhà nông không có biện pháp bổ sung đầy đủ.
  • Do sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng trong thời gian kéo dài. Đặc biệt là các loại phân chua sinh lý bón vào đất lâu ngày mà không có biện pháp cải tạo hợp lý. Ví dụ, phân khoáng có chứa gốc axit như Kali Clorua, Supe lân, Kali Sunfat.
  • Do quá trình xử lý và phân giải các chất hữu cơ tự nhiên hình thành nên axit gây hại. Chính loại axit này sẽ bào mòn và hòa tan các loại chất có tính kiềm ở môi trường đất. 
Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Đất chua cần được kiểm soát nhanh chóng

Độ chua hoạt tính của đất ảnh hưởng như thế nào?

Đối với cây trồng

Đất chua kìm hãm và ức chế sự phát triển của cây trồng. Cây sẽ khó hấp thụ các chất khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết để sinh trưởng. Điều này dẫn đến việc cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Việc này làm giảm năng suất cây trồng một cách đáng kể. Nồng độ độc tố Al tự do trong môi trường bị đẩy cao và có khả năng gây hại cho cây trồng. Nó sẽ làm cho rễ bó lại và không thể phát triển thêm được nữa. Đối với những cây trồng không ưa đất chua, tình trạng này có thể kìm hãm làm chậm quá trình ra hoa, tỷ lệ đậu quả không cao, cây sinh trưởng còi cọc và dễ bị chết.

Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Cây trồng không thể chống chọi nếu sống trong môi trường đất chua hoạt tính

Đối với vi sinh vật

Các nhóm vi sinh vật thuộc nhóm có lợi cho đất hầu như không thể phát triển trong môi trường có tính axit cao. Sự suy giảm số lượng vi sinh vật một thời gian dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thông thường, các vi sinh vật sẽ hòa tan và phân giải các loại hợp chất khó tan để cung cấp cho đất. Tuy nhiên, trong môi trường đất chua thì các vi sinh vật sẽ bị giảm sút. Điều này sẽ gây nên tình trạng tồn đọng các loại chất khó tan. Chính sự tồn dư này sẽ gây hại trầm trọng cho cây trồng và môi trường sống xung quanh.

Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Vi sinh vật có lợi không thể tồn tại trong môi trường đất chua

>>> Xem thêm: Giải đáp những biện pháp sử dụng đất hợp lý

Yếu tố nào quyết định đến độ chua của đất?

Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất là do H+ trong dung dịch đất gây nên. Độ chua hoạt tính của đất thường được các chuyên gia đánh giá bằng phản ứng của pH(h2O). 

Trong nông nghiệp, phản ứng của dung dịch đất được đánh giá là yếu tố cốt lõi nên được quan tâm đặc biệt. Phản ứng của dung dịch đất mang tính chua, kiềm hoặc trạng thái trung tính của đất. Phản ứng xảy ra dựa trên nồng độ của [H+] và [OH-].

Dựa vào nồng độ H+ và Al3+ trong đất, độ chua của đất được chia thành hai loại. Bao gồm: độ chua tiềm tàng và độ chua hoạt tính. 

Độ chua hoạt tính chính là độ chua do H+ ở trong dung dịch đất gây ra. Độ chua hoạt tính trong đất sẽ được đánh giá thông qua pH (h2O). Trong đó độ pH của đất thường nằm trong khoảng từ 3 đến 9. Đất lâm nghiệp thường có tính chua và rất chua, độ pH thường dưới 6,5.

Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Hãy thường xuyên kiểm tra độ pH để biết tình trạng đất

Đất nông nghiệp ngoại trừ đất phù sa ít chua ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn mặn, còn lại thì tất cả đều là đất chua. Đặc biệt, đất phèn mang đặc tính rất chua, độ pH của loại đất này thường dưới 4.

Tóm lại, H+ và Al3+ là đáp án cho câu hỏi yếu tố nào quyết định độ chua hoạt tính của đất! Chính 2 yếu tố này sẽ tác động và mang đến những thay đổi tiêu cực cho nền đất bị ảnh hưởng. 

Cách khắc phục độ chua của đất

  • Bón vôi là một phương pháp vừa tiết kiệm vừa mang đến hiệu quả cao. Hiện tại, vôi đang được nhà nông sử dụng rộng rãi. Nó là biện pháp giúp cân bằng độ pH của đất và cải thiện độ chua hiệu quả. Tùy theo tình hình đất mà liều lượng bón vôi được cân đo phù hợp. Nên sử dụng vôi xám vì nó chứa canxi và magie có tính kiềm mang đến tác dụng trung hòa axit trong đất. Ngoài ra bón vôi còn giúp khử độc tố cho cây trồng.
Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Vôi giúp hạn chế tình trạng đất chua
  • Sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh cho đất. Loại phân này sẽ giúp cải tạo đất chua hiệu quả. Ngoài ra, nó còn là giải pháp an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Tuyệt đối không được sử dụng phân vô cơ mang tính chua sinh lý. Hãy chọn phân lân nung chảy, DAP và phân ure để thay thế cho phân vô cơ chứa tính chua. 
  • Quản lý hệ thống nước tưới đúng cách, dòng chảy của nước không nên quá mạnh. Bởi, nó có thể làm trôi những chất dinh dưỡng tốt của đất. Tận dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hay tưới tay để bảo vệ chất lượng đất. 
Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất
Hệ thống xịt nhỏ giọt giúp giữ lại dưỡng chất cho đất

Tóm lại, độ chua hoạt tính của đất thường có thể cải thiện được. Tuy nhiên, bạn cần phải có kế hoạch lâu dài để đảm bảo môi trường đất được ổn định. Nên chọn phân hữu cơ thay cho phân vô cơ. Tuy hiệu quả cung cấp dinh dưỡng chậm hơn so với phân vô cơ nhưng đây là giải pháp thiết thực nhất dành cho môi trường. 

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất mà Mogi.vn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con cải tạo đất chua hiệu quả. Truy cập Mogi.vn để theo dõi và cập nhật thêm nhiều tin đăng thú vị nhé!

>>> Xem thêm:

spot_img

TIN LIÊN QUAN