spot_img
Trang chủPhong thuỷBài Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai & Bé Gái - Bày...

Bài Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai & Bé Gái – Bày Lễ Cúng Thôi Nôi Đầy Đủ

Bài cúng thôi nôi là một trong những thứ không thiếu trong nghi thức cúng thôi nôi cho em bé. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bài cúng thôi nôi chuẩn cũng như cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi đầy đủ. Cùng Mogi tham khảo bài cúng thôi nôi bé trai, bé gái và hướng dẫn bày mâm cúng thôi nôi qua bài viết sau đây nhé!

Lễ thôi nôi là gì?

Khác với tiệc sinh nhật, làm thôi nôi cho bé trai và bé gái là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta. Đây không chỉ là dịp giới thiệu em bé sau một năm chào đời với hai bên nội ngoại, hàng xóm, bạn bè… mà còn để tạ ơn các bà mụ, tạ ơn Trời phật đã che chở. Ngoài ra, bài cúng thôi nôi mang theo mong ước và nguyện vọng em bé lớn lên được khỏe mạnh, an lành và bình yên.

Bài cúng thôi nôi không thể thiếu trong nghi thức cúng thôi nôi cho bé
Bài cúng thôi nôi không thể thiếu trong nghi thức cúng thôi nôi cho bé

Theo quan niệm dân gian, những đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên và các Đức Ông, Thập nhị Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi Bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… Do đó, khi đứa trẻ đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi) thì phải có bài cúng thôi nôi để tạ ơn Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình. Bài cúng thôi nôi mang ý nghĩa cầu xin các Bà Mụ luôn nâng đỡ và ban mọi điều may mắn tốt lành cho đứa trẻ.

Vì sao nên làm lễ cúng thôi nôi cho bé

Cha mẹ tham khảo bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái
Cha mẹ tham khảo bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái
  • Lễ cúng thôi nôi là cột mốc đánh dấu trong thời điểm bé yêu tròn 1 tuổi.
  • Lễ cúng thôi nôi không thể thiếu bài cúng thôi nôi để tạ ơn các Bà Mụ, Đức Ông đã nặn ra đứa bé và bảo vệ bé khỏe mạnh trong suốt một năm vừa qua.
  • Cha mẹ và người thân gửi gắm cầu mong những điều tốt đẹp nhất dành cho em bé
  • Chiếc nôi là nơi ngủ của trẻ khi sinh ra và đến thời điểm hiện tại bé sẽ chuyển sang ngủ giường. Và từ thôi nôi theo nghĩa bóng cũng để chỉ ra rằng trẻ đã bắt đầu lớn khôn và đang có sự phát triển toàn diện như là một cá thể độc lập may mắn
  • Là dịp để gia đình họ hàng, bạn bè sum vầy và gắn kết hơn, cùng gửi những lời chúc may mắn trong cuộc sống cho nhau

>>>Tham khảo thêm: Cúng đất đai trong nhà đúng nghi thức và văn khấn chi tiết nhất

Bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái

Bài cúng thôi nôi bé gái 

Cùng tham khảo bài cúng thôi nôi bé gái miền Nam và bài cúng thôi nôi bé gái miền Trung thường được sử dụng:

Bài cúng thôi nôi cho em bé gái
Bài cúng thôi nôi cho em bé gái

Nam mô A Di Đà Phật! x 3 lần.

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa – kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày, tháng, năm.

Vợ chồng con tên là: … Sinh được con gái đặt tên là… Hiện đang ngụ tại…

Nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm dâng hương hoa lễ vật trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần, chúng con kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, đã cho con sinh ra cháu: tên:… sinh ngày, tháng, năm… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi lạy chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Cầu mong phù hộ độ trì, cho cháu được hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách. Phù hộ cho cháu được xinh đẹp, thông minh, thân mệnh bình yên, hưởng vinh hoa phú quý. Gia đạo được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không gặp hạn ách nghĩ lo.

Thành tâm đỉnh lễ, xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! x 3 lần

Bài cúng thôi nôi bé trai 

Cùng tham khảo bài cúng thôi nôi bé trai miền Trung và bài cúng thôi nôi bé trai miền Nam thường được sử dụng:

Bài cúng thôi nôi cho em bé trai
Bài cúng thôi nôi cho em bé trai

Nam mô A Di Đà Phật! x 3 lần.

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa – kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày, tháng, năm.

Vợ chồng con tên là: … Sinh được con trai đặt tên là… Hiện đang ngụ tại…

Nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm dâng hương hoa lễ vật trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần, chúng con kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, đã cho con sinh ra cháu: tên:… sinh ngày, tháng, năm… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi lạy chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Cầu mong phù hộ độ trì, cho cháu được hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách. Phù hộ cho cháu được xinh đẹp, thông minh, thân mệnh bình yên, hưởng vinh hoa phú quý. Gia đạo được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không gặp hạn ách nghĩ lo.

Thành tâm đỉnh lễ, xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! x 3 lần

>>>Tham khảo thêm: Văn Khấn, Bài Cúng Cửu Huyền Chuẩn Theo Phong Tục Người Việt

Mâm lễ cúng thôi nôi đầy đủ cho bé

Có thể ở mỗi vùng miền khác nhau thì nghi thức cúng lễ sẽ có sự thay đổi tùy vào văn hoá của mỗi miền. Tuy nhiên về cơ bản thì mâm cúng thôi nôi bé trai và bé gái cũng sẽ gần như là tương tự nhau.

Ngoài bài cúng thôi nôi cũng phải chuẩn bị mâm cúng đầy đủ
Ngoài bài cúng thôi nôi cũng phải chuẩn bị mâm cúng đầy đủ

Gia đình sẽ cần chuẩn bị hai mâm cúng: Một mâm cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo còn một mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông. Có thể chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản hoặc bé gái cũng vậy tùy vào điều kiện của các gia đình. Ngoài ra, các bậc phụ huynh thường sẽ bày thêm ra một mâm đồ chơi để dự đoán tương lai của bé dựa vào món đồ mà bé chọn. 

Tham khảo mâm cúng thôi nôi bé trai miền Trung và mâm cúng thôi nôi bé gái miền Trung thường chuẩn bị như sau:

Mâm cúng ông Táo, Thần Tài, Thổ Địa cần chuẩn bị:

• 01 đĩa trái cây tươi nhiều màu sắc.
• 01 bát chè đậu xanh.
• 01 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
• 01 bộ tam sên: thịt, trứng, tôm hoặc cua, không chọn con sứt mẻ, gãy càng
• 03 ly nước, hoa tươi, hương để thắp.

Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông cần chuẩn bị những thứ sau:

• 1 con gà luộc chú ý phải đầy đủ các bộ phận và đặt để đầu ngẩng cao.
• 1 đĩa trầu têm cánh phượng.
• Thịt heo quay, bánh hỏi.
• 1 đĩa trái cây.
• 1 bình hoa.
• 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi to.
• 12 bát chè nhỏ (con gái chọn chè trôi nước, con trai chọn chè đậu trắng) kèm 1 bát chè lớn.
• 12 bát cháo nhỏ và 1 bát cháo lớn.
• 12 ly nước hoặc rượu trắng.
• 12 cây nến, hương/nhang để thắp.
• Bộ giấy tiền cúng thôi nôi
• Chuẩn bị đầy đủ chén, đũa, muỗng và đặc biệt có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Mụ Bà thích dùng đũa này.

Đọc bài cúng thôi nôi để thể hiện tạ ơn với các bà Mụ
Đọc bài cúng thôi nôi để thể hiện tạ ơn với các bà Mụ

>>>Tham khảo thêm: Văn Khấn Nhập Trạch Nhà Chung Cư Và Một Số Thủ Tục Quan Trọng

Cúng thôi nôi vào giờ tốt cho bé?

Hiện nay cũng có nhiều quan điểm về việc chọn lựa thời điểm để cúng thôi nôi. Sau đây là ba phương án chọn giờ cúng thôi nôi cho bé để tham khảo sao cho phù hợp nhất với từng gia đình và vùng miền.

Làm lễ cúng thôi nôi trước 12 giờ trưa

Với gia đình nào lựa chọn cúng thôi nôi cho bé vào buổi sáng trước 12 giờ trưa thì có thể cúng vào giờ nào cũng được. Nhưng thuận tiện nhất là cúng vào khoảng từ 9-10h sáng sẽ không bị vội vàng quá mà sau khi các nghi lễ xong đến giờ ăn trưa rất hợp lý.

Cúng theo ngày giờ, tuổi sinh của bé

Tính ngày giờ sinh để cúng thôi nôi

Làm lễ cúng thôi nôi và đọc bài cúng thôi nôi vào giờ tam hợp
Làm lễ cúng thôi nôi và đọc bài cúng thôi nôi vào giờ tam hợp

Cách tính giờ theo ngày sinh của bé dựa vào tam hợp tứ hành xung để tính cụ thể như sau
Trong tam hợp tứ hành xung được phân chia ra như sau:

• Tam hợp: 3 con giáp tương đồng tạo thành 4 nhóm.
• Tứ hành xung: 4 con giáp xung khắc với nhau và sẽ tạo thành 3 nhóm.

Ví dụ: Em bé sinh ngày 11 tháng 10 năm 2016 (âm lịch là ngày 11 tháng 9 năm 2016 Bính Thân). Tra ra có thể thấy tam hợp là Thân – Tý – Thìn và tứ hành xung là Thân – Dần – Hợi – Tỵ. Do đó gia đình nên làm lễ cúng thôi nôi cho bé vào giờ tam hợp và tránh giờ tứ hành xung.

Tính giờ cúng theo con giáp

Bài cúng thôi nôi
Tính giờ cúng theo con giáp

Nếu theo 12 con giáp thì giờ cúng được tính như sau:

• Tư 23h đến 1h: Tý
• 1h đến 3h: Sửu
• 3h đến 5h: Dần
• 5h đến 7hl: Mão
• 7h đến 9h: Thìn
• 9h đến 11h: Tỵ
• 11h đến 13h: Ngọ
• 13h đến 15h: Mùi
• 15h đến 17h: Thân
• 17h đến 19h: Dậu
• 19h đến 21h: Tuất
• 21h đến 23h: Hợi

Cúng giờ bất kỳ miễn đúng ngày

Hiện nay cuộc sống ngày càng hiện đại đồng nghĩa với các gia đình cũng có rất nhiều việc phải lo toan hơn. Do đó, quan niệm làm lễ cúng thôi nôi vào bất kỳ giờ nào cũng được miễn đúng ngày và thuận lợi cho các thành viên trong gia đình là được. Nhiều người luôn cho rằng phải cúng đúng vào giờ này, giờ kia mới là tốt,… Tuy nhiên, cũng có phần lớn cho rằng cúng giờ nào cũng được vì cơ bản nhất vẫn là lòng thành thể hiện được ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi.

Làm lễ cúng thôi nôi và đọc bài cúng thôi nôi vào bất kể giờ nào miễn đúng ngày
Làm lễ cúng thôi nôi và đọc bài cúng thôi nôi vào bất kể giờ nào miễn đúng ngày

Bài viết trên đã gửi đến các bạn bài cúng thôi nôi bé trai và bé gái đơn giản mà vẫn chuẩn xác cũng như hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ. Hy vọng mọi người có thể chuẩn bị lễ cúng thôi nôi và bài cúng thôi nôi cho em bé của gia đình mình một cách tươm tất. Và đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác về nhà đất và phong thủy trên Mogi.vn nữa nhé!

>>>Có thể bạn quan tâm: 

Nguyễn Trà My

Nguyễn Trà My
Nguyễn Trà My
Mình là Trà My, hiện là content writer của website Mogi.vn - Trang thông tin mua bán bất động sản uy tín hàng đầu. Hy vọng sẽ mang đến nhiều bài viết hữu ích cho bạn đọc
spot_img

TIN LIÊN QUAN