Tết Nguyên Đán là ngày lễ tết cổ truyền lớn nhất tại Việt Nam, mang ý nghĩa sum họp gia đình và cầu chúc điều tốt lành cho năm mới. Những hoạt động ngày tết nguyên đán được diễn ra khá đa dạng và phong phú theo từng vùng miền. Mời bạn đọc cùng Mogi tìm hiểu những hoạt động ngày tết phổ biến ở Việt Nam trong bài viết dưới đây.
Những hoạt động ngày Tết nhà nào cũng có
Tết đến xuân về là khoảng thời gian đáng quý cho mọi gia đình để chúng ta có cơ hội đoàn tụ sau một năm hối hả với cuộc sống mưu sinh. Vì vậy, trong những ngày đầu năm, các gia đình thường có nhiều hoạt động chuẩn bị cho ngày tết hấp dẫn để tạo niềm vui cũng như mang ý nghĩa cầu chúc điều tốt lành cho một năm sắp tới.
Cúng ông Công, ông Táo
Ông Công, ông Táo (hay còn gọi là Táo quân) theo quan niệm dân gian là các vị trông coi nhà cửa, ngăn chặn ma quỷ xâm nhập, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình. Cúng ông Công, ông Táo là hoạt động ngày tết không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.
Các gia đình chuẩn bị các món ăn như gà luộc, rau xào, xôi, điểm thêm bánh chưng, bánh tét và dưa muối hợp vị ngày tết cho bàn cúng với tâm tình mời ông Công, ông Táo ăn tết cùng họ, cầu mong các vị này giữ gìn gia đình mình một năm bình an.
Xem thêm: Tháng 10 Có Ngày Lễ Gì? Những Ngày Lễ Đặc Biệt Bạn Nên Biết
Gói bánh chưng
Sự tích vua Hùng muốn các hoàng tử dâng vua cha các món ăn quý giá và ý nghĩa ngày tết không hề xa lạ với người dân Việt Nam chúng ta. Sự ra đời của bánh chưng bánh tét cũng từ đó mà xuất hiện.
Theo thời gian, gói bánh chưng – bánh tét đã trở thành một hoạt động ngày tết phổ biến ở mọi vùng miền. Mọi người trong gia đình vào đêm giao thừa ngồi quây quần bên nhau nấu bánh chưng, bếp lửa hồng ấm áp quả thực là một bức tranh mỹ vị ngày tết.
Đón mừng khoảnh khắc giao thừa
Đón mừng khoảnh khắc giao thừa chính là khoảng thời gian mà hầu hết mọi gia đình cùng ngồi bên nhau, tạm biệt một năm cũ với những điều không may, cầu chúc cho nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, thành công trong cuộc sống cũng như công việc.
Ở một số điểm nổi tiếng ở Việt Nam, các tổ chức thường chuẩn bị bắn pháo bông mừng giao thừa. Đó là hoạt động ngày tết hằng năm mà chúng ta vẫn thường thấy.
Xem thêm: Văn Khấn Đưa Ông Táo Về Trời Đúng Chuẩn Và Hiệu Nghiệm Nhất
Chơi hoa dịp Tết
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam diễn ra vào mùa xuân, là mùa mà trăm hoa đua nở. Chính vì thế, chơi hoa dịp tết là một trong những hoạt động thú vị, hấp dẫn mọi gia đình tham gia.
Các công viên, khu chợ tập trung hàng trăm gian hàng bày hoa tươi với đủ màu sắc, tạo nên những dải hoa tuyệt đẹp, mang lại không khí ngày xuân hoa lá đua nhau khoe sắc. Hoạt động này là nơi thu hút các bạn giới trẻ đến check-in để có những tấm ảnh sắc xuân mang khoe với bạn bè.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả ở Việt Nam mang ý nghĩa cầu mong một năm mới “Cầu-vừa-sung-túc-đủ-xài”. Vì thế, hoạt động ngày tết này luôn được các gia đình chú trọng thực hiện.
Theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả được trưng bày với các loại trái cây khác nhau như bưởi, dưa hấu, lê, lựu, táo đỏ, thanh long,… Bạn hãy sắp xếp các loại quả một cách hợp lý và đẹp mắt để tạo sự tinh tế, tươm tất cho mâm ngũ quả nhé!
Xem thêm: Lễ tạ đất là gì? Bật mí 3 lễ tạ đất quan trọng nhất bạn nên biết!
Dọn dẹp nhà cửa
Để chuẩn bị đón chào rất nhiều các vị khách ghé thăm dịp năm mới, việc dọn dẹp nhà cửa tất nhiên không thể không thực hiện. Hoạt động ngày tết này không chỉ mang đúng nghĩa đen là dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, nó còn là dịp để bạn sắp xếp và bài trí lại nội thất cho ngôi nhà của bạn. Tạo ra một góc nhìn mới cho ngôi nhà thân quen, bạn chắc chắn sẽ có động lực bắt đầu một năm mới đầy năng lượng.
Viếng thăm mộ tổ tiên
Tục lệ thăm mộ tổ tiên vào ngày tết thể hiện tấm lòng tri ân, hiếu thảo đến đấng sinh thành đã khuất. Việc viếng thăm mộ ông bà tổ tiên còn mang ý nghĩa mời ông bà tổ tiên về ăn tết 3 ngày đầu xuân. Hoạt động này thực sự là một nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam mang dòng máu lạc hồng anh dũng.
Xem thêm: Lễ tạ mộ là gì? Sắm lễ tạ mộ và văn khấn lễ tạ mộ chi tiết nhất
Cúng tất niên
Tổ chức cúng tất niên cũng là hoạt động tết khá phổ biến ở Việt Nam. Với ý nghĩa tạm biệt năm cũ, các bàn cúng tất niên được diễn ra sôi động với sự tham gia của người thân trong gia đình, bạn bè hoặc bạn đồng nghiệp làm việc chung.
Xem thêm: Bài Cúng 30 Tết Cổ Truyền, Đúng Chuẩn Phong Tục Việt Nam
Hái lộc đầu xuân
Phong tục hái lộc xuân là một nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam. Với niềm hi vọng cầu mong mọi sự tốt đẹp, bình an cho năm mới, hoạt động ngày tết cực ý nghĩa này thu hút đông đảo số lượng người tham gia.
Không chỉ đối với bên Phật giáo, đạo Công giáo cũng có hoạt động hái lộc xuân đầu năm. Cùng tham gia và rút cho mình một lộc xuân may mắn nhé!
Tục xông đất
Bắt đầu từ khoảnh khắc bước qua năm mới, các gia đình quan niệm rằng người bước chân đầu tiên vào gia đình họ sẽ là người xông đất cho năm mới. Tùy theo tính cách và tuổi sinh trong 12 con giáp, mà người xông đất được lựa chọn trước cho hoạt động ngày tết này.
Điều này thể hiện mong muốn người xông đất sẽ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc cũng như tài lộc cho gia đình họ. Vậy nên người xông đất nên là người có tính cách vui tươi, và năm sinh của họ nên hợp với con giáp của năm mới.
Xem thêm: Tự mình xông đất nhà mình có được không? Điều cần biết về xông đất
Chúc tết và lì xì
Chúc tết và mừng tuổi là một hoạt động không thể thiếu của ngày Tết Nguyên Đán. Lời chúc tết với ý nghĩa cầu chúc một năm mới tài lộc, bình an là điều mà mọi gia đình đều mong muốn.
Chúc tết và mừng tuổi bậc sinh thành cũng thể hiện lòng hiếu thảo của bạn trong dịp xuân về. Các phong bao lì xì nhiều màu sắc chắc chắn là vật phẩm hấp dẫn nhất mùa Tết.
Xem thêm: Những Câu Chúc Lễ Tết Hay Và Mang Ý Nghĩa Cát Tường
Xuất hành
Xuất hành là một tập tục của người dân Việt Nam vào ngày đầu năm. Vào ngày này, bạn và gia đình sẽ ra khỏi nhà mình để thăm hỏi, chúc tết một gia đình khác. Sau cùng, họ trở về về ngôi nhà của mình và cùng nhau mừng năm mới.
Hoạt động ngày tết này được tin rằng sẽ mang lại đại cát đại lộc cho gia đình bạn nếu bạn xuất hành đúng giờ, đúng hướng hợp với mệnh cung hoàng đạo của mình.
Hóa vàng
Ngược lại với các hoạt động diễn ra vào ngày đầu năm mới, thì hoạt động hóa vàng lại được các gia đình thực hiện khi mùa tết kết thúc. Hoạt động này mang ý nghĩa tiễn ông bà về lại cõi âm sau khi kết thúc mừng Tết cổ truyền, cầu mong ông bà ban nhiều phước lành tốt đẹp cho gia đình con cháu trong một năm mới sắp tới.
Khai hạ
Lễ khai hạ hay còn gọi là lễ hạ nêu, cũng là ngày lễ diễn ra khi kết thúc mừng Tết Nguyên Đán. Vào ngày lễ này, người ta sẽ hạ câu nêu đã dựng ngày đầu năm, để tiễn ông bà tổ tiên về trời, cầu xin một năm mới làm ăn thuận lợi, gia đình bình an. Hoạt động ngày tết này thường diễn ra vào khoảng từ mồng 3 đến mồng 10 tết tùy vùng miền.
Xem thêm: Cây Nêu Ngày Tết Được Hạ Vào Thời Điểm Nào? Ý Nghĩa Của Cây Nêu
Những hoạt động ngày tết đặc trưng tại Miền Nam
Tùy theo từng vùng miền mà các hoạt động ngày tết trở nên đa dạng và phổ biến hơn. Vậy ở Miền Nam, mọi người có những hoạt động ngày tết đặc trưng nào? Hãy cùng Mogi tìm hiểu nhé.
Trưng hoa mai vàng
Đặc điểm dễ thấy nhất khi bước vào một gia đình người miền Nam trong mùa Tết, đó là sân vườn hoặc trong phòng khách được trưng một gốc mai vàng. Theo quan niệm của người miền Nam, mai vàng tượng trưng cho sự phú quý, giàu có. Họ trưng mai vàng với mong ước phát tài phát lộc trong năm mới, con đường công danh sự nghiệp cũng thăng hoa.
Xem thêm: Top Cây Trưng Tết Đẹp Sang Trọng Tinh Tế Cho Tết Cổ Truyền Tài Lộc Đầy Nhà
Mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam cũng có trưng bày mâm ngũ quả trong các ngày tết. Với ý nghĩa tốt đẹp của mâm ngũ quả, đây là hoạt động ngày tết không thể bỏ qua với mọi gia đình. Cầu mong một năm đầy đủ, sung túc là ước ao của tất cả mọi gia đình cho một năm mới đong đầy, an nhiên.
Gói bánh tét
Đến thăm những gia đình ở miền Nam vào ngày tết, bạn sẽ thấy hầu hết mọi gia đình đều sẽ chuẩn bị thiết đãi bạn đĩa bánh tét. Gói bánh tét là hoạt động thường niên của người dân miền Nam. Đây là tập tục quen thuộc của họ vào những ngày đầu xuân đón năm mới.
Những hoạt động ngày tết đặc trưng tại Miền Bắc
Cùng đón Tết cổ truyền trong năm mới, các hoạt động ngày tết ở miền Bắc lại có chút khác biệt hơn. Vậy miền Bắc của đất nước Việt Nam chúng ta có các hoạt động ngày tết nào? Mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
Trưng đào, trưng quất ngày Tết
Khác với miền Nam, người dân miền Bắc lại chọn gốc hoa đào hoặc chậu cây quất để trưng bày sân vườn, phòng khách nhà mình vào ngày đầu xuân. Hoa đào mang ý nghĩa cầu mong một năm đầy sự gắn kết, thuận hòa trong gia đình.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, loài hoa này cũng tượng trưng cho sự an khang thịnh vượng. Bên cạnh hoa đào, cây quất cũng mang biểu tượng của sự sung túc, đủ đầy mà gia đình người dân miền Bắc mong muốn dịp tết đến xuân về.
Dựng cây nêu
Theo quan niệm người xưa, cây nêu sẽ giúp các gia đình xua đuổi ma quỷ, những điều không may tránh xa họ, và cầu mong một năm mới tốt lành. Hầu hết các gia đình miền Bắc đều dựng cây nêu trước cổng hoặc trong sân nhà vào những ngày Tết đầu năm. Đây là hoạt động ngày tết quen thuộc trong mùa tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ở miền Bắc.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Người dân miền Bắc cũng có tập tục trưng mâm ngũ quả ngày tết. Đây cũng là một trong những hoạt động ngày tết phổ biến ở vùng miền này. Cách người miền Bắc chọn các loại hoa quả có chút khác biệt.
Họ chọn theo 5 màu ngũ hành, trong đó bắt buộc phải có chuối. Tuy nhiên, thông qua mâm ngũ quả, họ cũng là mong muốn một năm mới sung túc, đong đầy và thịnh vượng.
Gói bánh chưng
Nếu người dân miền Nam gói bánh tét, thì người dân miền Bắc lại ưa thích gói bánh chưng hơn. Một dĩa bánh chưng là hình ảnh thường thấy trong gia đình người dân miền Bắc. Họ yêu thích gói bánh chưng vào ngày tết, vì đó là khoảng thời gian để gia đình sum vầy, kể chuyện cho nhau nghe về cuộc sống xung quanh mình.
Xem thêm: Gợi Ý 7749 Món Quà Tết Sang Trọng, Tinh Tế Cho Gia Đình, Đồng Nghiệp
Những điều kiêng kỵ dịp Tết bạn nên biết
Cùng với các hoạt động ngày tết mang ý nghĩa cầu mong điều tốt đẹp, bạn cũng nên lưu ý một số điều cấm kỵ không nên làm ngày Tết nhé.
Việc cho lửa hoặc nước tuyệt đối cấm kỵ cho ngày năm mới. Người ta tin rằng cho lửa và nước là cho hết tài lộc của mình. Không quét nhà hoặc đổ rác 3 ngày đầu năm cũng là để giữ tiền tài ở lại với gia đình họ. Đổ vỡ đồ đạc trong nhà càng là việc không nên xảy ra, nó mang ý nghĩa không thuận hoà, anh em thường xuyên có xích mích, tranh cãi. Cũng không nên nói những lời không may mắn để cả năm tránh điều xui xẻo.
Ở một số gia đình, họ còn quan niệm ngày đầu năm không được chậm trễ, lề mề. Điều này sẽ là điềm khiến cả năm không được thuận lợi, suôn sẻ. Thậm chí nhiều gia đình còn không cho phép người trong nhà đứng ở cửa, cổng hoặc đóng cửa nhà ngày đầu năm, vì họ tin rằng như vậy đã cản trở vận may và thịnh vượng vào nhà.
Trên đây là những thông tin mà Mogi tổng hợp để giúp bạn đọc có thêm thông tin về các hoạt động ngày tết sắp tới. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho mọi người. Đừng quên truy cập Mogi.vn để biết thêm về nhiều lĩnh vực như mua nhà đất, cho thuê phòng trọ, làm đẹp,…
Xem thêm:
- Bán Đất Việt Nam Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng
- Mua Bán Nhà Tập Thể, Cư Xá Giá Rẻ Tại Việt Nam
- Bán Chung Cư Việt Nam Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng