Mâm cơm cúng giỗ là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Mỗi năm vào ngày mất của ông bà trong gia đình (tính theo ngày âm lịch), con cháu lại bày mâm cơm giỗ để thể hiện tình cảm, lòng hiếu kính đối. Với 3 miền Bắc – Trung – Nam có tập tục, cách trình bày và yêu cầu món ăn sẽ có sự khác nhau để phù hợp với điều kiện từng miền. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Mogi tìm hiểu cách trình bày mâm cơm cúng giỗ ở từng miền qua bài viết sau.
Ý nghĩa của mâm cơm cúng giỗ?
Mâm cơm cúng giỗ là một hình thức để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính, tưởng nhớ đến người đã mất. Đó là nét đẹp văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác của người Việt ta. Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu xin ông bà đã khuất phù hộ, mang lại may mắn, sức khỏe cho cả nhà.
Đồng thời, ngày ăn giỗ cũng là dịp để con cháu tụ họp, sum vầy bên nhau giúp gắn kết tăng tình cảm gia đình và dòng họ. Cùng nhau chuẩn bị những món ăn theo truyền thống ông bà đã dạy để ngày giỗ thật tươm tất.
Ngày nay, dù công nghệ có phát triển, hiện đại đến đâu. Con cháu điều phải nhớ đến ngày giỗ của ông bà mình, tổ chức ngày giỗ sum vầy cùng dòng họ. Đây không chỉ là người để tưởng nhớ người đã mất mà còn là nét đẹp văn hóa, minh chứng của câu nói “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Những điều cần chuẩn bị trước ngày cúng giỗ
Để có một lễ cúng giỗ thành công mỹ mãn, không vướng phải khúc mắc và sai sót gì, gia chủ cần phải chuẩn bị những thứ cơ bản như sau:
- Thực đơn dành mâm cúng giỗ
Mỗi gia đình, mỗi vùng miền sẽ có thực đơn dành cho mâm cơm khác nhau. Các thành viên trong gia đình nên họp lại, bàn bạc về thực đơn và tiến hành mua sắm trước ngày cúng giỗ để không bị thiếu thốn.
- Gửi thiệp mời đến hàng xóm, người thân
Không phải ai cũng có thể dự một buổi cúng giỗ nếu chỉ thông báo trước khoảng 1, 2 ngày. Bạn phải thông báo, gửi thiệp mời trước ít nhất 1 tuần để người thân, hàng xóm sắp xếp thời gian để dự buổi lễ.
- Dựng sạp, phông bạt, chuẩn bị vị trí cho khách
Một lễ cúng giỗ sẽ bao gồm rất nhiều thực khách nên việc dựng sạp, phông bạt và chuẩn bị bàn ghế cho thực khách là rất thiết yếu. Nếu không đủ bàn ghế sẽ khiến cho khách phiền lòng và cảm thấy không được chào đón.
Mâm cơm cúng giỗ gồm những món nào?
Một mâm cỗ ngon gồm những món gì? Mâm cơm cúng phải đầy đủ đa dạng các món như canh, xào, luộc và chiên. Tại 3 miền Bắc – Trung – Nam, do điều kiện tự nhiên và văn hóa, mâm cơm mỗi miền sẽ có sự biến tấu cho phù hợp đặc điểm tại nơi đó.
Thực đơn mâm cỗ giỗ ở 3 miền |
||
Miền Nam |
Miền Trung |
Miền Bắc |
✅ Món kho ✅ Món luộc ✅ Món hầm ✅ Món xào |
✅ Món xào ✅ Món luộc ✅ Món canh ✅ Món chiên/nướng |
✅ Món luộc ✅ Món xào ✅ Món chiên/nướng ✅ Món canh |
Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, bạn có thể thêm một số món khác vào mâm cơm cúng cho đầy đủ hơn để có mâm cỗ ngon đãi khách. Sau đây là những thực đơn đám giỗ đơn giản tại 3 miền cho bạn tham khảo.
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Mâm cơm cúng miền Bắc thường có cách chế biến đơn giản, dễ chế biến nhưng vẫn giữ được sự bắt mắt trong trang trí. Mâm cơm cúng giỗ đi kèm với bài văn khấn là cách thể hiện lòng thánh kính của con cháu đến ông bà.
Sau đây là 3 thực đơn mâm cỗ giỗ Mogi đã chuẩn bị để cho bạn tham khảo.
Thực đơn 1 |
Thực đơn 2 |
Thực đơn 3 |
✅ Bánh chưng ✅ Thịt gà quay ✅ Nem rán ✅ Xôi gấc ✅ Canh chân giò hầm măng khô ✅ Su hào xào lòng gà ✅ Nộm hoa chuối |
✅ Cơm trắng ✅ Gà luộc ✅ Bánh chưng ✅ Giò tai, giò lụa ✅ Thịt kho hột vịt ✅ Canh khoai tây cà rốt nấu xương ✅ Tim cật xào thập cẩm |
✅ Gà luộc ✅ Nem rán ✅ Xôi đỗ xanh ✅ Canh bí nấu mọc ✅ Miến xào thịt heo ✅ Nộm đu đủ ✅ Giò lụa, giò tai |
Ngoài các món trên, trong mâm cỗ cúng bạn có thể thay đổi theo sở thích và điều kiện của gia đình. Mâm cơm cúng giỗ phải tươm tất nhưng điều quan trọng là ở tấm lòng của bạn hướng đến ông bà.
Mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Người miền Trung thường nổi tiếng với chất phát và các món ăn được chế theo cách độc đáo. Đặc biệt là người dân vùng Huế, vùng đất đậm nét văn hóa cung đình thời xưa. Chính vì thế mâm cơm cúng giỗ cũng được trang trí vô cùng cầu kì và đẹp mắt mỗi nhà.
Một số thực đơn cho mâm cỗ cúng giỗ truyền thống miền Trung mà bạn có thể tham khảo:
Thực đơn 1 |
Thực đơn 2 |
Thực đơn 3 |
✅ Canh khổ qua nhồi thịt ✅ Thịt gà luộc ✅ Tôm chiên ✅ Su hào xào thịt ✅ Nem chả, chả ram |
✅ Thịt vịt luộc chấm mắm gừng ✅ Canh củ hầm thịt bò ✅ Vả trộn tôm ✅ Chả nem ✅ Đậu cove xào |
✅ Canh bún lòng gà ✅ Thịt heo quay ✅ Khoai tây chiên ✅ Chả giò ✅ Su hào xào |
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Người miền Nam với lối sống chất phác, giản dị và hào sản. Vì vậy trong mâm cơm cúng giỗ có phần đơn giản và có cả những món ăn hằng ngày. Mâm cơm cúng giỗ miền Nam không được trang trí quá bắt mắt nhưng vẫn có được sự gọn gàng, chăm chút thể hiện lòng thành và kính trọng với ông bà.
Mogi mang đến cho bạn 3 thực đơn cho mâm cơm cúng giỗ ngon miền Nam như sau:
Thực đơn 1 |
Thực đơn 2 |
Thực đơn 3 |
✅ Khổ qua nhồi thịt ✅ Thịt kho hột vịt ✅ Cơm trắng ✅ Thịt heo khìa nước dừa ✅ Gỏi ngó sen ✅ Chả giò |
✅ Thịt heo quay bánh hỏi ✅ Lẩu cù lao ✅ Gỏi tai heo ✅ Thịt bò xào bông thiên lý ✅ Tôm chiên xù |
✅ Xương hầm khoai tây ✅ Gỏi cuốn ✅ Thịt nguội ✅ Rau xào thập cẩm ✅ Gà luộc chấm muối tiêu |
Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
Mâm cơm cúng giỗ là nét đẹp văn hóa của người Việt ta. Đây là truyền thống xuất hiện từ lâu, mâm cơm cúng giỗ nhằm thể hiện được lòng kính trọng với ông bà. Chính vì thế trong quá trình chuẩn bị, nấu, chế biến đồ ăn cần lưu ý những vấn đề sau để tránh phạm tội với ông bà.
- Trong mâm cơm cúng giỗ không được đặt những món sống có mùi tanh hôi, nặng mùi nó sẽ làm mất ý nghĩa tâm linh trong lúc thờ cúng.
- Tuyệt đối không được ăn thử hoặc nếm các món ăn trong mâm cơm giỗ trước khi cúng, đây được xem là hành động bất kính với người trên.
- Chén, dĩa, tô,… trong mâm cúng phải lành lặng, không được sứt mẻ. Nhà có điều kiện có thể chuẩn bị bộ chén dĩa riêng cho việc cúng.
- Mâm cơm cúng giỗ nhằm bày tỏ lòng thành kính. Vì vậy, các món cúng giỗ bạn không nên mua đồ ăn sẵn ngoài. Bạn hãy tự tay chuẩn bị những món đồ cúng trong mâm cơm cúng giỗ.
- Mâm cơm cúng giỗ phải có bát hoặc dĩa cơm đầy cùng với một ít muối và gạo.
- Gia chủ khi tiến hành khấn vái phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, kín đáo.
Hướng dẫn cách bày mâm cơm cúng giỗ
Cả 3 miền Bắc – Trung – Nam dù có sự khác nhau đôi nét về văn hóa và phong tục. Tuy nhiên, khi bày mâm cơm điều cần phải tỏ được lòng thành kính, lịch sự, gọn gàng và đẹp mắt khi bày cúng trên bàn thờ. Để có mâm cơm cúng giỗ đẹp, bạn cần tuân theo những lưu ý cách bày mâm cúng giỗ sau:
- Bát, dĩa, tô,… sử dụng trong mâm cơm cúng giỗ trên bàn thờ nên dùng cùng bộ, cùng màu, đồng bộ về họa tiết hoa văn.
- Chén muối, chén gạo và chỗ cắm nhang nên để cùng nhau và ở trước mâm cơm cúng giỗ.
- Những món chính như món canh, món hầm, các món thịt nên để ở giữa mâm cơm cúng giỗ, những món khác sẽ để xung quanh mâm.
- Ở mâm cỗ miền Bắc thường sẽ bới cơm ra bát nhỏ, dùng 5 chén cơm và 5 đôi đũa sắp vào mâm cơm, khi bới cơm cúng chỉ được xới cơm vào chén đúng 1 lần. Ở miền Nam và miền Trung thì thường để cơm đầy vào tô hoặc dĩa, bày 6 chén sạch và 6 đôi đũa sắp xếp gọn gàng để cúng.
- Nếu có vàng mã thì nên để lên mâm nhỏ và đặt cạnh mâm cơm cúng giỗ.
Trên đây là những gợi ý cho bạn về cách trình bày mâm cơm cúng giỗ mà Mogi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng bạn sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ thật như ý. Để biết thêm những thông tin thú vị liên quan đến phong tục tập quán, mua bán đất bạn hãy truy cập vào Mogi.vn ngay nhé.
>>>Xem thêm:
- Ngứa Tai Trái Điềm Gì? Giải Mã Điềm Báo Ngứa Tai Trái Theo Giờ Và Cách Chăm Sóc
- Mở cung tài lộc là gì? Bí quyết mở cung tài lộc tăng vận may đơn giản!
- Những kiêng kỵ khi làm cổng nhà mang đến xui rủi, nhất định phải tránh