Vay thế chấp sổ hồng là một giải pháp tài chính phổ biến được nhiều khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu cần một khoản tiền lớn cho những dự định dài hạn như đầu tư, kinh doanh, mua nhà, mua xe,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức vay này là gì? Hay lãi suất, điều kiện, thủ tục vay ra sao? Dưới đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Sổ hồng là giấy chứng nhận được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng bao gồm những thông tin chỉ rõ về quyền sử dụng đất của chủ sở hữu như số tờ bản đồ, số thửa, diện tích, thời hạn sử dụng, loại đất,…
Sổ hồng có bìa ngoài màu hồng nhạt với chức năng tương tự như sổ đỏ, để chứng minh quyền sở hữu đất. Chính vì vậy, sổ hồng là một tài sản rất có giá trị.
Sổ Hồng khác Sổ Đỏ như thế nào?
Đều giữ chức năng đánh dấu quyền sở hữu đất nhưng sổ đỏ và sổ hồng có sự khác nhau về nội dung và hình thức
Về hình thức: sổ đỏ có trang bìa màu đỏ. Trong khi sổ hồng có trang bìa màu hồng nhạt.
Về nội dung:
- Sổ hồng ghi nhận quyền sở hữu nhà ở cùng các quyền sử dụng đất ở, khu đô thị.
- Sổ hồng áp dụng với đất ở và nhà ở đô thị với đối tượng sở hữu là cá nhân, hộ gia đình hay các tổ chức có đủ điều kiện được cấp sổ.
- Trong khi đó, sổ đỏ ghi nhận quyền sử dụng đất ở khu vực ngoài đô thị. Sổ đỏ được áp dụng với đất nông nghiệp, đất nông thôn, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp,… Có đối tượng sở hữu chủ yếu là gia đình và thường được chủ hộ đứng tên.
>>>Tham khảo thêm: Có đúng hiện nay, không còn phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ?
Vay thế chấp sổ hồng là gì?
Vay thế chấp sổ hồng là một hình thức vay thế chấp mà trong đó khách hàng dùng sổ hồng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng hỗ trợ cho vay bằng hình thức này với hạn mức lên đến 80% giá trị tài sản cho khách hàng.
Bên cạnh đó, theo nghị định 88/2009/NĐ – CP của Chính Phủ, quy định thống nhất sổ hồng và sổ đỏ thành một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Theo đó cả sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý như nhau và đều có thể dùng để vay thế chấp.
Những ưu điểm của hình thức vay thế chấp bằng sổ hồng
Hình thức vay thế chấp bằng sổ hồng ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng nhờ mang lại nhiều ưu điểm, lợi ích như:
- Hạn mức được vay cao, số tiền giải ngân có thể lên tới 80% giá trị tài sản bảo đảm.
- Thủ tục, hồ sơ đơn giản, khả năng duyệt vay cao.
- Quá trình thẩm định nhanh chóng, linh hoạt.
- Có thể dùng tài sản được mua từ các khoản vốn vay để thế chấp tài sản.
- Hình thức thanh toán khoản vay đa dạng, tuỳ vào khả năng tài chính.
Hạn mức và lãi suất khi vay thế chấp sổ đỏ, sổ hồng
Hạn mức cho vay
Tuỳ từng vào ngân hàng mà hạn mức xét duyệt vay thế chấp sổ hồng cho khách hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hạn mức thường thấy nhất rơi vào khoảng từ 70 – 80%, thậm chí có thể lên đến 100% giá trị tài sản bảo đảm ( trong trường hợp tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm).
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay được đánh giá là ưu điểm nổi bật nhất của hình thức vay này so với các hình thức vay tín chấp khác. Tuỳ vào từng thời điểm mà mức lãi suất sẽ có thay đổi. Nhưng trung bình thường dao động trong khoảng 0.8% – 1%/tháng, 10% – 12%/năm và được tính dựa trên dư nợ giảm dần.
Điều kiện để được vay thế chấp bằng sổ hồng
Tương tự như các hình thức vay vốn khác, vay thế chấp sổ hồng cũng có những điều kiện nhất định. Khách hàng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hỗ trợ vay một cách nhanh nhất:
- Người vay có độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi, là công dân Việt Nam.
- Có sổ hồ khẩu, CCCD/CMND hoặc KT3 tại địa chỉ thế chấp tài sản.
- Có sổ hồng làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phương án sử dụng vốn khả thi.
- Có việc làm, thu nhập ổn định và chứng minh được khả năng tài tính để thanh toán nợ
>>>Tham khảo thêm: Nên hay không nên vay tiền ngân hàng mua nhà
Hồ sơ, thủ tục vay thế chấp sổ hồng cần những gì?
Để thực hiện vay là khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật và bên cho vay như:
- Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu.
- Các loại giấy tờ tùy thân: Sổ hộ khẩu, CCCD/CMND còn giá trị sử dụng, sổ tạm trú KT3.
- Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, sao kê lương, bảng lương trong ba tháng gần nhất,…
- Các loại giấy tờ chứng minh tài sản bảo đảm: Sổ hồng hoặc các giấy tờ liên quan đến quyền chuyển nhượng, quyền sở hữu tài sản và sử dụng đất.
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Cùng một số loại giấy tờ khác theo yêu cầu của bên cho vay.
Quy trình vay thế chấp bằng sổ hồng
Quy trình vay cơ bản gồm các bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận và tư vấn hồ sơ từ khách hàng. Ngay khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn từ khách hàng, nhân viên tư vấn sẽ tư vấn chi tiết về điều kiện, thủ tục và quy trình vay. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Thu thập thông tin. Lúc này, nhân viên tín dụng sẽ tiến hàng nhập liệu các thông tin của khách hàng lên hệ thống.
- Bước 3: Thẩm định thông tin. Dựa trên những thông tin mà khách hàng đã cung cấp trước đó, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá khách hàng có đủ điều kiện vay hay không cũng như hạn mức, lãi suất mà khách hàng có thể vay là bao nhiêu.
- Bước 4: Giải ngân. Sau khi ngân hàng duyệt hạn mức vay, xử lý các văn bản giấy tờ, giao dịch tài sản bảo đảm sẽ tiến hành ký hợp đồng và thực hiện giải ngân sau đó.
>>>Tham khảo thêm: Có nên mua nhà tại dự án đang thế chấp ngân hàng?
Những câu hỏi thường gặp khi vay
Ngân hàng nào cho vay thế chấp sổ hồng rẻ nhất?
Đây chắc hẳn là câu hỏi đặc biệt được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này chúng ta có thêm tham khảo bảng thống kê lãi suất và mức hạn vay tại một số ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng |
Lãi suất (%/năm) |
Hạn mức vay |
Thời hạn vay |
BIDV |
7,1% |
100% TSĐB (tài sản đảm bảo) |
20 năm |
Vietcombank |
7,5% |
70% TSĐB |
15 năm |
MB |
6,84% |
90% tổng nhu cầu vốn |
20 năm |
VIB |
8,3% |
80% tổng nhu cầu vốn |
30 năm |
VietinBank |
7,5% |
90% tổng nhu cầu vốn |
20 năm |
Sacombank |
8,5% |
100% tổng nhu cầu vốn |
25 năm |
TPBank |
7,2% |
90% TSĐB |
20 năm |
VPBank |
6,8% |
90% TSĐB |
20 năm |
OCB |
5,99% |
70% TSĐB |
20 năm |
Có thể thấy OCB, VPBank, MBBank… là những ngân hàng cho vay có lãi suất thấp nhất hiện nay. Với những ngân hàng như VIB, Sacombank, Vietcombank… mặc dù có lãi suất cao nhưng hạn mức vay tại các ngân hàng này cũng cao hơn.
Những khó khăn khi vay thế chấp sổ hồng?
Trong quá trình vay thế chấp bằng sổ hồng, có không ít trường hợp gặp phải những khó khăn về điều kiện vay hay tài sản như:
- Không biết cần chuẩn bị những gì khi vay nên mất thường mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ vay vốn.
- Quá trình nhận tiền giải ngân chậm.
- Hạn mức ngân hàng xét duyệt cho vay không như mong muốn
- Lãi suất áp dụng của ngân hàng cao hơn so với lãi suất trên thị trường.
Nợ xấu có sử dụng sổ hồng để vay thế chấp được không?
Theo quy định của ngân hàng, những khách hàng bị nợ xấu sẽ không thể sử dụng sổ hồng để vay thế chấp.
Hạn mức vay thế chấp phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hạn mức vay thế chấp bằng sổ hồng sẽ tùy thuộc vào giá trị sổ hồng được khách hàng làm tài sản bảo đảm. Sổ hồng có giá trị càng cao thì hạn mức được vay càng lớn. Thông thường, các ngân hàng thường xét duyệt cho vay từ 70 – 100% giá trị tài sản thế chấp.
Ngoài ra, hạn mức vay còn phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng, gồm lịch sử tín dụng, thu nhập hoặc có phải khách hàng thân thiết không?
Trên đây là những thông tin chi tiết về dịch vụ vay thế chấp bằng sổ hồng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng. Đừng quên tiếp tục theo dõi Mogi.vn để cập nhanh những thông tin mới nhất về tình hình bất động sản. Chúc các bạn vay vốn thành công.
>> Xem thêm: Bỏ túi 5 kinh nghiệm vay tiền mua nhà an toàn lãi suất thấp
- Thủ tục mua nhà trả góp tại các ngân hàng mới nhất!
- Những điều kiện cần thiết để vay tiền ngân hàng mua nhà
- Ngân hàng siết vay vốn mua nhà – thật hư ra sao?