spot_img
Trang chủLuật nhà đấtQuyền sở hữuNhững điều cần biết về sổ xanh? Đất sổ xanh có được...

Những điều cần biết về sổ xanh? Đất sổ xanh có được xây nhà không?

Khi nhắc tới giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai thì chắc hẳn ai cũng biết đến khái niệm sổ đỏ, sổ hồng. Tuy nhiên, khái niệm sổ xanh vẫn còn khá xa lạ với một số người. Vậy sổ xanh là gì? Đất sổ xanh có thời hạn bao lâu? Sổ xanh có gì khác so với sổ đỏ, sổ hồng? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này. Hãy cùng dõi theo để hiểu hơn về quyền sở hữu nhà đất bạn nhé.

Tìm hiểu về sổ xanh

Sổ xanh là gì?

Sổ xanh là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất lâm nghiệp (đất rừng). Loại đất này được Lâm trường giao cho người dân quản lý với mục đích sử dụng và trồng rừng có thời hạn. Còn được gọi là hình thức cho thuê đất rừng. Lâm trường cũng là cơ quan chịu trách nhiệm thu hồi lại nếu địa phương chưa có chủ trương giao lại đất cho người dân.

Sổ xanh là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Sổ xanh là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ và 05 quy định mới áp dụng từ 08/02/2021

Đất sổ xanh là gì?

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì đất sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp. Chính vì lý do này mà sổ xanh còn được gọi là sổ xanh đất nông nghiệp.

Đất sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Hiện nay, đất sổ xanh đang được chia ra thành 3 loại chính. Đó là: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trong đó, mỗi loại đất có những đặc điểm và chức năng nhất định:

Đất rừng sản xuất

Là loại đất lâm nghiệp được dùng để sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng. Đồng thời nâng cao yếu tố bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.

Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất

Đất rừng đặc dụng

Là loại đất chủ yếu dùng để phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, dùng để lưu trữ, bảo vệ nguồn gen động thực vật. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng đất rừng đặc dụng để tái tạo hệ sinh thái rừng quốc gia, phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc xây dựng các mô hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.

Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng

Đất rừng phòng hộ

Đất này chủ yếu được dùng với mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất. Bảo vệ nguồn nước. Chống xói mòn. Chống sạt lở đất. Đặc biệt là có tác dụng điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán…

Đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ

Đất sổ xanh có thời hạn là bao lâu?

Tại Điều 126, Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ về thời gian sử dụng của đất sổ xanh. Đó là:

  • Đất sổ xanh dùng để xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính, xây các công trình công cộng phục vụ các mục đích kinh doanh có tối đa là 70 năm.
  • Cho thuê đất lâm nghiệp để phục vụ các hoạt động công ích của xã/phường/thị trấn tối đa là 5 năm.
  • Cho thuê đất dùng làm trụ sở tổ chức nước ngoài nhằm mục đích ngoại giao tối đa là 99 năm.
  • Đất để phục vụ các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm hoặc tại những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn tối đa là 70 năm.
  • Cho thuê đất sổ xanh đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các dự án tại Việt Nam tối đa là 50 năm.
  • Cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất sổ xanh vào mục đích thương mại, dịch vụ. Hoặc để làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tối đa 50 năm.
Thời hạn sử dụng của đất sổ xanh tùy từng tường hợp
Thời gian sử dụng của đất sổ xanh tùy từng tường hợp

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ là gì? Những thông tin về sổ đỏ mà bạn nhất định phải biết

  • Cho các tổ chức thuê đất để sử dụng sx nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối tối đa 50 năm.
  • Cho các cá nhân, hộ gia đình thuê đất tối đa 50 năm.
  • Thời gian công nhận quyền sử dụng (QSD) đất sổ xanh với các cá nhân hoặc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp tối đa là 50 năm.
  • Thời hạn bàn giao và cho các tổ chức thực hiện dự án đầu tư thuê đất cũng không quá 50 năm.

Tóm lại

Thời gian sử dụng đất sổ xanh phụ thuộc hoàn toàn vào từng đối tượng sử dụng đất. Đất sổ xanh chỉ được giao và chấp thuận dưới một số hình thức sử dụng được pháp luật quy định rõ.

Khi muốn thuê đất sổ xanh để trồng cây lâu năm hoặc trồng cây hàng năm người dân cần đăng ký với cơ quan nhà nước (NN) có thẩm quyền. Sau khi hết thời hạn quy định, nếu muốn tiếp tục sử dụng đất sổ xanh thì người dân phải tới cơ quan NN có thẩm quyền liên quan xin được gia hạn thời hạn sử dụng đất.

Phân biệt sổ xanh với sổ đỏ và sổ hồng

Sổ xanh với sổ đỏ và sổ hồng.
Sổ xanh với sổ đỏ và sổ hồng.

Loại sổ

Sổ đỏ

Sổ hồng

Sổ xanh

Màu sắc

Bìa đỏ

Bìa hồng

Bìa xanh da trời

Bản chất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị gồm nội thành, nội thị xã và thị trấn.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Cơ quan ban hành

Bộ Tài Nguyên & Môi trường

Bộ Xây dựng (sổ hồng cũ), Bộ TN&MT (sổ hồng mới).

Lâm trường

Loại đất được cấp sổ

Đất ở nông thôn, đất nông – lâm – ngư nghiệp, đất làm muối

Tất cả các loại đất

Đất rừng

Thời hạn

Vĩnh viễn

Có thời hạn sử dụng

Có thời hạn sử dụng

Giá trị pháp lý

Sổ hồng, sổ đỏ có giá trị pháp lý như nhau và khác với sổ xanh.

>>>> Tham khảo thêm: Những điều về quyền sử dụng đất ai cũng nên biết

Những điều cần biết về đất sổ xanh

Đất sổ xanh chuyển nhượng có được không?

Theo luật đất đai thì đất sổ xanh thuộc quyền quản lý của nhà nước. Đất này không được phép chuyển nhượng. Đất này sẽ do Lâm trường cấp cho người dân dưới hình thức cho thuê có thời hạn.

Đất sổ xanh không được phép chuyển nhượng.
Đất sổ xanh không được phép chuyển nhượng.

Trừ một số trường hợp ngoại lệ sau:

  • Những cá nhân hoặc hộ gia đình đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được tặng/cho/chuyển nhượng QSD đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông – lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản,…sinh sống trong các phân khu rừng đặc dụng đó.
  • Những cá nhân hoặc hộ gia đình được NN giao đất ở hoặc đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được tặng/cho/chuyển nhượng QSD đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân/hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
  • Những cá nhân hoặc hộ gia đình là dân tộc thiểu số sử dụng đất theo chính sách hỗ trợ của NN thì được tặng/cho/chuyển nhượng QSD đất sau 10 năm. Thời gian tính từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.

Đất sổ xanh được xây nhà không?

Tại Điều 6, Luật Đất đai 2013 quy định rõ người dân có thể xây nhà trên đất sổ xanh với điều kiện phải đáp ứng được những nguyên tắc sử dụng đất. Đó là:

  • Sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch SDĐ và đúng mục đích SDĐ.
  • Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Bảo vệ môi trường. Đặc biệt là không gây tổn hại đến lợi ích ccủa người SDĐ xung quanh.
  • Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất sổ xanh phải thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Có thể xây nhà trên đất sổ xanh.
Có thể xây nhà trên đất sổ xanh.

Có được chuyển đổi sổ xanh đất nông nghiệp sang đất ở không?

Tại Điều 57, Luật Đất đai năm 2013 quy định thì có thể chuyển mục đích sử dụng đất sổ xanh nông nghiệp sang đất ở. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất trồng rừng. Hoặc sang đất trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản;
  • Trường hợp chuyển đổi diện tích (DT) đất trồng cây hàng năm khác sang DT đất nuôi trồng thủy sản nước mặn. Hoặc là DT đất nuôi trồng thủy sản dưới dạng ao, hồ, đầm và DT đất làm muối;
  • Trường hợp chuyển DT rừng phòng hộ, DT rừng đặc dụng, DT rừng sản xuất sang mục đích khác thuộc nhóm khu vực nông nghiệp;
  • Chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp;
  • Chuyển đổi đất phi nông nghiệp được NN giao, không thu tiền SDĐ sang đất phi nông nghiệp được NN giao đất. Hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất;
  • Trường hợp chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở;
  • Chuyển đổi đất TMDV, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Chuyển đổi đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, sản xuất. Kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất TMDV sang đất TMDV.
Được phép chuyển đổi sổ xanh đất nông nghiệp sang đất ở.
Được phép chuyển đổi sổ xanh đất nông nghiệp sang đất ở.

Lưu ý:

Nếu có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ ​​đất sổ xanh sang đất ở thì người SDĐ phải liên hệ trực tiếp với UBND cấp huyện nơi có đất. Tại đây sẽ được hỗ trợ và làm thủ tục chuyển đổi mục đích SDĐ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Có được chuyển sổ xanh sang sổ đỏ không?

Vì sổ xanh là giấy chứng nhận quản lý đất do Lâm trường cấp do đó không thể chuyển sang sổ đỏ. Nếu muốn đất sổ xanh chuyển sang sổ đỏ thì buộc phải thuộc các trường huy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Không thể chuyển sổ xanh sang sổ đỏ.
Không thể chuyển sổ xanh sang sổ đỏ.

Đất sổ xanh chuyển sang số đỏ được không?

Như đã chia sẻ ở khái niệm đất sổ xanh là gì bên trên. Đất sổ xanh là đất do Lâm trường cho thuê theo quy định của pháp luật hiện hành nên người sử dụng đất không được phép chuyển sang sổ đỏ. Trừ một số trường hợp ngoại lệ. Do đó, đất sổ xanh cũng sẽ không có quyền chuyển đổi sang sổ đỏ.

Không được phép chuyển đất sổ xanh sang sổ đỏ.
Không được phép chuyển đất sổ xanh sang sổ đỏ.

Có nên mua đất sổ xanh không?

Do tính đặc thù nên đất sổ xanh sẽ có giá bán rẻ hơn so với các loại đất khác. Thường thì đất sổ xanh sẽ được bán với diện tích lớn phù hợp để canh tác hoặc xây dựng các dự án lớn. Bạn có thể cân nhắc mua đất sổ xanh. Nhưng khi mua đất cần lưu ý nhiều điều để mua được giá và tránh rủi ro:

  • Cần tìm hiểu kỹ các yếu tố pháp lý của loại đất này. Tránh phát sinh tranh chấp về sau.
  • Đảm bảo việc chuyển nhượng và sử dụng đúng quy định của pháp luật.
  • Lưu ý thời hạn sử dụng đất.
  • Nếu mua đất sổ xanh để xây dựng nhà ở thì cần phải xem xét khả năng chuyển đổi QSD đất sổ xanh sang đất ở.
  • Cần có định hướng rõ ràng, phù hợp để sử dụng hiệu quả. Vì đất sổ xanh chỉ có thời hạn sử dụng nhất định.
  • Trong trường hợp nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì người nhận chuyển nhượng phải sinh sống trong khu vực có đất rừng chuyển nhượng.
  • Cá nhân, tổ chức mua đất sổ xanh phải khảo sát tình hình thực tế. Đặc biệt là nên tham khảo giá cả thị trường kỹ để mua đất sổ xanh được giá hợp lý nhất.
Mua đất sổ xanh cần lưu ý để tránh rủi ro.
Mua đất sổ xanh cần lưu ý để tránh rủi ro.

Đất sổ xanh có thế chấp ngân hàng được không?

Người sử dụng đất sổ xanh có thể dùng sổ xanh để thế chấp vay vốn ngân hàng như sổ hồng, sổ đỏ. Vì sổ xanh là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Do đó nó có giá trị pháp lý hợp pháp. Trừ một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể là:

  • Diện tích đất đai rừng sản xuất trong sổ xanh mà bạn mang đi thế chấp tại ngân hàng tối đa là 300 ha.
  • Nếu là đất trong sổ xanh thuộc đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mang đi thế chấp sẽ bị ngân hàng từ chối. Bởi hai loại đất này đều không đảm bảo điều kiện thế chấp.
Đất sổ xanh có thế chấp ngân hàng được.
Đất sổ xanh có thế chấp ngân hàng được.

Bên trên là chia sẻ của Mogi về sổ xanh là gì. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất về đất sổ xanh cũng như hiểu hơn về quyền sử dụng đất đai. Đừng quên truy cập Mogi.vn nếu bạn đang muốn tìm kiếm những thông tin mua bán, cho thuê nhà đất giá rẻ, uy tín khắp 63 tỉnh thành toàn quốc nhé.

Trần Thanh – Content Writer

>>>Xem thêm ngay: Điều 100 Luật Đất đai 2013: Giấy tờ về quyền sử dụng đất bạn nên biết

Lien.Nguyen
Lien.Nguyen
Liên Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN