Hiện nay tại Việt Nam có ba nhóm đất chính đang được sử dụng, bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm đất này lại bao gồm nhiều loại đất khác nhau. Đất ONT là một trong những loại đất phổ biến, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Vậy ONT là đất gì? Hãy cùng Mogi.vn tìm hiểu về quy định và thời hạn sử dụng của loại đất này nhé!
ONT là đất gì?
Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ONT là ký hiệu của loại đất trên bản đồ địa chính, loại đất này dùng để ở tại nông thôn thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản, đất ONT là đất ở tại nông thôn và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 143 của Luật Đất đai 2013, đất ONT bao gồm:
– Đất ở tại nông thôn do cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng.
– Đất được sử dụng để xây dựng nhà ở hoặc công trình phục vụ đời sống.
– Đất thuộc khu dân cư ở nông thôn dùng để xây ao, vườn, chuồng trại.
Những thửa đất này thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với kế hoạch sử dụng của Nhà nước. Đồng thời, đất ONT hợp pháp là đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chứng minh.
Mục đích sử dụng của đất ONT
Mục đích sử dụng của đất ONT còn tùy thuộc vào các quy định, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cần tuân theo quy định của bộ Luật Đất đai. Dưới đây là một số mục đích sử dụng đất ONT phổ biến:
- Xây dựng nhà ở: Đất ONT được cấp với mục đích chủ yếu là để xây dựng nhà ở cho các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong địa bàn. Để xây dựng nhà ở cần tuân thủ đúng các quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các công trình, chiều cao công trình, tỷ lệ xây dựng và một số yêu cầu khác tại khu vực đó.
- Xây dựng công trình phụ trợ: Công trình phụ trợ gồm ao, vườn, chuồng trại chăn nuôi được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp hoặc tự cung tự cấp của người dân. Ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm, công trình phù trợ còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra việc làm cho người dân tại khu vực nông thôn.
- Phát triển dịch vụ cộng đồng: Đất ONT cũng được dùng để xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, ủy ban nhân dân, trung tâm thể thao,…nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn.
- Khai thác kinh tế: Đất ONT cũng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng khác nhau, từ sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với điều kiện và tiềm năng phát triển của từng địa phương.
Dù sử dụng với mục đích nào, cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong việc sử dụng đất ONT để đảm bảo tính hợp pháp, tránh gây tranh chấp và ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng xung quanh.
Các quy định quan trọng về đất ONT
Thời hạn sử dụng đất
Theo Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn sử dụng đất ONT sẽ được xác định tùy theo quy định và định hướng quy hoạch của từng địa phương, tỉnh và thành phố. Tuy nhiên, thường sẽ có thời hạn sử dụng lâu dài.
Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp chi tiết, mới nhất 2024
Hạn mức giao đất
Theo Luật Đất đai 2013, hạn mức đất là diện tích đất ONT tối đa mà cá nhân, hộ gia định được phép sử dụng do được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang, nhằm khống chế diện tích đất được phép giao và tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn.
Theo đó, hạn mức đất ở nông thôn sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ trên tình hình quỹ đất tại địa phương, kết hợp với quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với điều kiện và tập quán sinh hoạt, sản xuất của địa phương.
Xin cấp phép xây dựng
Một trong những lợi thế của đất ONT là quy trình xây dựng thường đơn giản hơn so với các loại đất khác. Cụ thể, tại các khu vực nông thôn, công trình xây dựng nhỏ lẻ thì người dân có thể xây dựng nhà ở mà không cần xin phép xây dựng.
Tuy nhiên, đối với đất thuộc khu quy hoạch đã được phê duyệt thì không được phép xây dựng. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý rằng các công trình xây dựng đều phải tuân thủ các quy định về chiều cao, khi xây không được vượt quá 7 tầng.
Thuế đất ONT
Những trường hợp được miễn thuế đất ONT ở khu vực nông thôn:
- Đất sử dụng cho mục đích công cộng: Bao gồm đất dành cho các công trình phục vụ cộng đồng như đường sá, trường học, bệnh viện, không nhằm mục đích kinh doanh.
- Đất của các cơ sở tôn giáo: Đất được sử dụng để xây dựng chùa, nhà thờ, và các công trình tôn giáo khác.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đất dành riêng cho việc an táng người đã khuất.
- Đất thuộc về các nguồn nước: Bao gồm đất dưới lòng sông, hồ, ao, kênh rạch.
- Đất có công trình văn hóa: Đất có đình, đền, miếu, từ đường, nhà thờ họ.
Lưu ý: Để được miễn thuế, chủ sở hữu đất phải có giấy tờ chứng minh rõ ràng mục đích sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Những cá nhân hoặc tổ chức sử dụng đất ở nông thôn (ONT) mà không thuộc các trường hợp được miễn thuế sẽ phải nộp thuế đất phi nông nghiệp theo quy định hiện hành như sau:
Số tiền thuế phải nộp = Số tiền thuế phát sinh – Số tiền thuế được miễn, giảm (nếu có)
Trong đó:
Số tiền thuế phát sinh = Diện tích đất chịu thuế x Giá đất mỗi mét vuông (theo đơn vị đồng/m2) x Thuế suất
Xem thêm: Cách nộp thuế đất qua mạng nhanh chóng và tiện lợi
Phân biệt đất ONT và đất ODT
Đất ONT là đất ở nông thôn và đất ODT là đất ở đô thị. Mặc dù đều là đất ở nhưng 2 loại đất này được phân theo tiêu chí khác nhau và có các quy định khác nhau. Việc phân biệt rõ hai loại đất này là rất quan trọng để đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và tuân thủ đúng pháp luật. Dưới đây là các đặc điểm phân biệt giữa đất ONT và đất ODT:
Bảng phân biệt đất ONT và đất ODT
Đặc điểm |
Đất ONT |
Đất ODT |
Vị trí và môi trường |
Nằm ở vùng nông thôn, có môi trường tự nhiên rộng lớn như cây cỏ, đồng cỏ và rừng. |
Nằm trong thành phố hoặc khu vực đô thị, có môi trường thương mại, công nghiệp và hạ tầng đô thị. |
Mục đích sử dụng |
Thường cho mục đích nông nghiệp, dân cư nông thôn |
Dùng cho mục đích kinh doanh, dân cư đô thị |
Xây dựng |
Thường không có giới hạn chiều cao xây dựng |
Luôn có quy định về chiều cao xây dựng |
Thuế đất |
Thuế đất ONT |
Thuế đất ODT |
Cơ sở hạ tầng |
Các tiện ích đô thị như đường sá, điện, nước và giao thông công cộng có thể chưa phát triển mạnh. |
Có cơ sở hạ tầng phát triển, bao gồm các dịch vụ công cộng và giao thông thuận tiện. |
Tiện ích |
Chưa đầy đủ tiện ích như ở đất ODT |
Có các tiện ích đa dạng, phong phú |
Pháp lý |
Thường không cần giấy phép xây dựng |
Luôn yêu cầu giấy phép xây dựng |
Dân cư |
Dân số thường thấp hơn và đa phần là nông dân hoặc có liên quan đến nông nghiệp. |
Dân số thường đông đúc hơn và đa dạng hóa hơn, bao gồm người lao động, doanh nhân, sinh viên và cư dân đô thị khác. |
Nghề nghiệp |
Cơ hội nghề nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và các ngành liên quan. |
Cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các ngành khác nhau như công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và công nghệ. |
Các câu hỏi thường gặp về đất ONT
Đất ONT khi giải tỏa có được đền bù không?
Theo luật Đất đai 2013, đất ONT bị giải tỏa để xây dựng các công trình an ninh, quốc phòng, … theo chính sách quy hoạch sẽ được đền bù theo giá đất quy định của nhà nước. Có thể đền bù bằng đất nông nghiệp, bằng tiền, đất có mục đích sử dụng khác hoặc nhà ở tùy vào trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Bảng giá đền bù đất nông nghiệp mới nhất 2024
Đất ONT có được phép xây nhà không?
Là loại đất được phân loại để ở, nên đất ONT được phép xây nhà. Tuy nhiên, khi xây nhà cần đảm bảo thực hiện theo đúng những quy định cụ thể về diện tích xây dựng, số tầng, khoảng lùi… tại từng địa phương.
Đất ONT có được cấp sổ đỏ không?
Có. Theo quy định thì đất thổ cư bao gồm đất ONT và ODT sẽ được cấp Sổ đỏ (tức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nếu đủ điều kiện và thủ tục cần thiết.
Lời kết
Hy vọng rằng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về ONT là đất gì và có được những thông tin hữu ích về loại hình đất này. Đừng quên truy cập Mogi.vn để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về kiến thức bất động sản, phong thủy, luật nhà đất và nhiều lĩnh vực khác nhé!
Có thể bạn quan tâm: